Chính sách cho vay là các quy định , hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng thực hiện . Do dó hoàn thiện đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay nói chung và chất lương cho vay trung dài hạn nói riêng.
• Chính sách lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay phải dựa trên mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn, lãi suât cho vay cùng loại của các tổ chức tín dụng khác, quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải có chính sách lãi suất linh hoạt và đa dạng, lãi suất cho vay phải được điều chỉnh tương ứng trong những điều kiện cụ thể phù hợp với thời hạn vay vốn, mức vay vốn, khả năng bảo đảm tiền vay....sự đa dạng hóa về lãi suất sẽ giúp cho khách hàng có thể lựa chọn loại hình lãi suất phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
• Đa dạng hóa các hình thức cho vay và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động
cho vay.
Ngân hàng phải không ngừng cho ra các sản phẩm - dịch dụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời phân tán rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.
3.2.2. Đánh giá lại hạn mức tín dụng.
Các doanh nghiệp truyền thống sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phương án có khả thi chi nhánh cần phải đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp giúp cho khách hàng thuận tiện trong sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các dự án. Mặt khác chi nhánh cần xem xét tình hình hoạt động của khách hàng để giải ngân đúng tiến độ như đã đăng ký với khách hàng.
3.2.3. Đa dạng hóa các loại khách hàng, thực hiện chiến lược khách hàng hợp lý.hàng hợp lý.hàng hợp lý. hàng hợp lý.
Giả sử hồ nước mà ta có đã đầy vấn đề là làm sao dẫn nước trong hồ ra, ta có thể cho nước chảy đến một nơi trũng . nhưng nơi này chắc chắn cũng sẽ là điểm nước đổ về của các hồ khác nữa do vậy hồ nước của chúng ta sẽ ngưng. Như vậy ta không thể chỉ tìm nhưng chỗ trũng mà tháo nước vào cần phải tìm đến những nơi cần nước có thể đó là vùng cao ( ta có thể dùng máy bơm). Hoạt động cho vay của ngân hàng cũng vậy muốn cho vay được nhiều thì cần phải đáp ứng nhiều loại khách hàng khác nhau.
Hiện nay, trên địa bàn Hà nội có rất nhiều ngân hàng cung cấp nhiều loại hình thức cho vay khác nhau, đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa. Để có thể duy trì và hoạt động nói chung, hoạt động cho vay trung dài hạn nói riêng, một chiến lược khách hàng hợp lý là vô cùng quan trọng vì khách hàng chính là yếu tố đảm bảo cho sự thành công và tăng trưởng không ngừng của ngân hàng. mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ hai chiều, không chỉ có khách hàng cần đến ngân hàng mà ngược lại ngân hàng cũng cần có khách hàng. do đó, để cũng cố và phát huy mối quan hệ này ngân hàng phải luôn đặt mục tiêu gắn lợi ích của ngân hàng với lợi ích của khách hàng. còn trong hoạt động cho vay trung và dài hạn, phải gắn hiệu quả cho vay với sản xuất kinh doanh của khách hàng. muốn vậy ngân hàng cần phải:
• Không ngừng mở rộng mạng lưới phục vụ để thu hút khách hàng đến
với mình, tạo ra sự thuận tiện , nhanh chóng và thoải mái trong giao dịch với khách hàng thông qua thái độ làm việc cởi mở, nơi làm việc sạch sẽ, khang trang. Đây giống như việc ta đào các con mương dẫn nước từ hồ ra vậy.
• Thực hiện quảng bá hình ảnh của ngân hàng thông qua việc tổ chức
hội nghị khách hàng, tuyên truyền về ngân hàng và lợi ích của khách hàng nhằm thu hút khách hàng đến với mình.
• Ngân hàng phải chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, đặt mối quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp làm ăn có lãi và uy tín, chứ không ngồi chờ khách hàng tìm đến với mình.
• Đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, giúp
khách hàng tận dụng được cơ hội kinh doanh. Không nên để khách hàng vì chờ vốn ngân hàng mà bỏ mất cơ hội kiếm lợi nhuận cao.
• Tiếp tục cũng cố mối quan hệ thường xuyên với khách hàng cũ. Thực
hiện chuyển dich cơ cấu khách hàng theo hướng giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước, tăng cho vay đối với khách hàng phi nhà nước. tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu kết hợp với việc khuyến khích họ tham gia các giao dịch ngoại tệ khi vay vốn như: giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, giao dich trên thị trường tương lai….
• Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế lớn cần xây dựng mối quan
hệ lâu dài, ổn định và cùng phát triển. đối với khách hàng cá nhân chú ý cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng trọn gói.
• Thực hiện phân loại khách hàng để có chính sách thích hợp. việc đánh
giá, xếp loại khách hàng phải được căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính như : khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, khả năng hoạt động… và các chỉ tiêu phi tài chính như : uy tín trong quan hệ vay mượn, mức độ bảo đảm bằng tài sản, mức độ quan hệ với ngân hàng.
3.2.4. Ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các khoản nợ cho vay quá hạn.
Khi một món vay của ngân hàng xuất ra thì ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro là không thu lại được vốn, để nâng cao chất lượng cho vay thì ngân hàng phải hạn chế tối đa việc bị mất vốn sau khi đã cho vay. Chất lượng cho vay không chỉ được xét trên khối lượng vốn ngân hàng cho vay mà còn xét trên lợi nhuận ngân hàng thu về.
Vì vậy ngăn ngừa nợ quá hạn là công việc hết sức quan trọng. để ngăn ngừa tốt nợ quá hạn ngân hàng phải thực hiện tốt tất cả các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đã nói ở trên. Nếu phát hiện khoản cho vay có dấu hiệu rủi ro ngân hàng cần:
• Quản lý giám sát khoản vay : ngân hàng phải thực hiện việc giám sát
và thu thập các báo cáo tài chính mới nhât của ngân hàng. khi phát hiện thấy xu thế bất lợi hơn của khách hàng ngân hàng phải yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính thường kỳ hơn.
• Rà soát và xem xét lại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng : khi
khoản vay bị đánh giá xuống hạng, ngân hàng phải rà soát và đánh giá lai ngay tài sản bảo đảm của khách hàng, xem tài sản bảo đảm này có bán được trong điều kiện kinh doanh bình thường không và trong điều kiện kinh doanh không binh thường thì như thế nào.
• Rà soát ngay hồ sơ pháp lý của khoản vay và yêu cầu bổ sung khi cần
thiết.
• Thực hiên việc liên kết đồng bộ với các tổ chức tín dụng khác, giữa
ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng và các định chế tài chính khác để nhìn nhận đánh giá khách hàng đúng đắn hơn, ngăn ngừa được sự ham muốn bất chính của khách hàng.
Khi những giải pháp đưa ra vẫn không thể ngăn ngừa được khoản vay của khách hàng bị xuống hạng, lúc này ngân hàng cần :
• Yêu cầu bổ sung tài khoản bảo đảm nợ vay.
• Nếu thấy việc xuống hạng của khoản vay là do việc xác định kỳ hạn
trả nợ hay thời gian cho vay là chưa phù hợp với chu kỳ kinh doanh và thu nhập của khách hàng, ngân hàng có thể cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ khi xét thấy khách hàng có khả năng trả nợ trong tương lai.
Biện pháp xử lý : Đây là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Việc xử lý nợ quá hạn cần có biện pháp cụ thể như:
• Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ đó có biện
pháp tháo gỡ. Đối với những khách hàng nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định cho vay với kỳ hạn vay hợp lý với chu kỳ kinh doanh, chu kỳ thu nhập của khách hàng.
• Đối với khách hàng gặp khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ,
khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng như sau ;
Tìm khách hàng có khả năng tài chính nhận nợ của khách hàng khó
khăn.
Rà soát lại tài sản bảo đảm, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản
bảo đảm cho khoản nợ. khi phát mại tài sản bảo đảm ngân hàng nên thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình, nếu thấy khách không có thiện chí ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố, thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.
Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay nếu khoản cho vay này có sự bao
lãnh của bên thứ ba.
Thực hiện các biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ như : miễn
giảm một phần lãi suất, không tính lãi phạt, tính lại lãi… áp dụng với những khách hàng có thiện chí trả nợ.
Khởi kiện khách hàng nếu khách hàng không có thiện chí trong việc
thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Đây là biện pháp sẽ cắt đứt mối quan hệ với khách hàng gần như là vĩnh viễn do vậy ngân hàng cần thận trọng khi đưa ra quyết định khởi kiện khách hàng.
nợ mà ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục và xử lý nhưng vẫn không thu hồi được nợ, hoặc những khoản nợ đã phát mại hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được.
3.2.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.
Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, nó được ví như bộ não của con người. Do vậy muốn nâng cao chất lượng cho vay thì nhất thiết phải có tài năng của các cán bộ, nhân viên ngân hàng và cụ thể là cán bộ tín dụng. Suy cho cùng thì mọi cơ chế hoạt động, chính sách, các quy trình nghiệp vụ đều do con người tạo ra. Mặt khác nếu ta giả sử mọi quy định, các quy trình nghiệp vụ đều đã có sẳn thì nếu đội ngũ cán bộ có năng lực, sáng tao, kinh nghiệm , hiểu biết chuyên sâu vầ nhiều lĩnh vực… sẽ xử lý nhạy bén các trường hợp xảy ra , xem xét tính khả thi của các dự án mà ngân hàng đầu tư vào sẽ tốt hơn , lựa chọn các dự án cho vay từ đó sẽ có hiệu quả hơn. Để có được một đội ngũ cán bộ tín dung như thế, ngân hàng cần :
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ
đương nhiệm. Tổ chức các buổi hội thảo về kỹ năng lắng nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có được những kiến thức quý báu nhằm tăng cường khả năng đánh giá, thẩm định sâu sát với món vay hơn.
Tuyển chọn các cán bộ tín dụng có năng lực thất sự. Cần phải thực
hiện các đợt tuyển dụng nhằm tìm ra những người có năng lực, chuyên môn, làm được việc cho ngân hàng.
Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa học trong nước và
nước ngoài.
Cử cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng
lớn trong và ngoài nước về lĩnh vực liên quan đến cho vay trung và dài hạn.
độ khen thưởng, đãi ngộ hợp lý tránh trường hợp do vấn đề tài chính mà nhân viên bỏ việc đến làm cho ngân hàng khác. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn.
3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Ông cha ta có câu, giặc ngoại xâm dù mạnh đến đâu cũng không sợ bằng có nội gián bên trong; hay như bác Hồ đã nói đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – thành công, thành công, đại thành công. Có nghĩa là bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có thống nhất từ trên xuống dưới, các quan điểm phải nhất quán với nhau…công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp ngân hàng ngăn ngừa các dấu hiệu bất thường ngay bên trong ngân hàng. Do đó, cần phải hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
• Tăng cường đội ngũ kiểm tra có năng lực, chuyên môn, có kinh
nghiệm và thanh liêm.
• Thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột suất các khoản nợ. Khi kiểm
tra cần phải được thực hiện nhiều người tránh hiện tượng móc nối giữa cán bộ kiểm soát với cán bộ tín dụng và người đi vay.