Cơ cấu cho vay trung dài hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 71)

Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay

của chi nhánh.

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ cho vay (A) 740.111 668.182 684.937

Cho vay TDH ( B) 208.708 194.880 237.896

Trong đó: - cho vay có TSBĐ 42.159,01 38.001,6 72.320,38

- cho vay không có TSBĐ

166.548,94 156.878,4 165.575,61

Cho vay ngắn hạn 512.635 473.202 477.034

Tỷ lệ B/A 28,2% 29,16% 34,7%

Qua bảng số liệu và sơ đồ ta thấy, tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay không ngừng tăng qua các năm từ 28,2% đến 34,7% đảm bảo những kết hoạch đặt ra lừ dưới 40%. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay TDH có tài sản bảo đảm đang chiếm tỷ lệ thấp năm 2009 là 20,2%; năm 2010 là 19,5%; năm 2011 là 30,39% điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn nếu như các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không có hiệu quả.

2.3.2.3. Tình hình nợ quá hạn và nợ khó đòi

Bảng 2.5. Nợ quá hạn, nợ khó đòi Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Cho vay TDH (A) 208.708 194.880 237.896

Nợ nhóm 2 từ hoạt động cho vay TDH (B)

125.224,8 149.278,08 14.237,76

Nợ nhóm 3, 4, 5 (C) 45.289,636 4.677,12 1.665,272

Tỷ lệ B/A 60% 76,6% 5,98%

Tỷ lệ C/A 21,7% 2,4% 0,07%

( Nguồn từ báo cáo KQKD của chi nhánh ngân hàng công thương ĐĐ)

Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh chiếm một tỷ lệ rất cao ở các năm 2009, 2010 vượt quá rất nhiều tỷ lệ “cho phép” ( khoảng 3%) qua đó thể hiện sự yếu kém cán bộ tín dụng của chi nhánh. Bằng việc nỗ lực của chi nhánh trong

công tác thu hồi nợ cũng như nâng cao chất lượng đối với các khoản cho vay trung dài hạn nên tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đã có những bước tiến khả quan trong năm 2011.

Năm 2009 bộc lộ chất lượng cho vay yếu kém tồn tại của nhiều năm trước để lại, cũng là năm đầu tiên thực hiện phân loai nợ theo QĐ 234/QĐ- NHCT37, đòi hỏi các chi nhánh hạch toán phân loại nợ theo đúng quy định gần chuẩn mực quốc tế làm minh bạch hóa các khoản nợ, do đó tỷ nợ quá hạn và nợ xấu tăng kỷ lục 60% và 21,7% so với tổng dư nợ cho vay TDH. Sang năm 2010 các khoản nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh, nợ nhóm 2 tăng lên tới 4.677,12 triệu đồng chiếm 76,6% so với tổng dư nợ cho vay TDH, tỷ lệ nợ xấu giảm do cuối năm chi nhánh đã thực hiện xủ lý nợ nhóm 5 là 52.373 triệu đồng, nếu tính cả nợ đã xử lý thì tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 9%. Nhưng sang năm 2011 chất lượng cho vay TDH nói riêng và cho vay nói chung đã được quản lý chặt chẽ, các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu đã giảm lớn, nợ xấu chỉ còn chiếm 0,07% , nợ nhóm 2 chiếm 6% trong tổng dư nợ cho vay TDH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 71)