Quy chế cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 67)

*Các quy đinh cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh.

Mục đích cho vay trung và dài hạn: giúp doanh nghiệp có điều kiện cải tiến, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng…nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Đối tượng của cho vay trung và dài hạn : Là các chi phí cấu thành tổng mức vốn đầu tư của dự án như: chi phí thuê, mua đất; chi phí xây dựng nhà xưởng; chi phí mua sắm máy móc thiết bị, mua công nghệ sản xuất, mua các phương tiện vận chuyển; chi phí xây dựng các cơ sở hạ tầng…

Thời hạn cho vay trung và dài hạn: Thời hạn cho vay được tính từ khi đồng vốn đầu tiên của ngân hàng cho vay đến lúc đồng vốn cuối cùng và lãi cuối cùng phải thu về. thời hạn cho vay có thể được chia thành 3 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: thời gian đầu tư. Là khoảng thời gian được tính từ đồng

vốn cho vay đầu tiên đến đồng vốn cho vay cuối cùng.

• Giai đoạn 2: thời gian ân hạn. là khoảng thời gian mà khách hàng

không phải trả gốc và lãi khi vay vốn.

• Giai đoạn 3. thời gian trả nợ. là khoảng thời gian khách hàng trả gốc

và lãi cho ngân hàng

Lãi suất cho vay trung và dài hạn: Llãi suất cho vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, có thể là lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay vốn, hoặc lãi suất cho vay có điều chỉnh (theo kì hạn hoặc theo thông bao của lãi suất trên thị trường quốc tế hay thông báo lãi suất của ngân hàng). Dù lãi suất được xác đinh như thế nào thì nó luôn bao gồm: lãi suất huy động, chi phí hoạt động của ngân hàng, thuế, lợi nhuận dự tính và mức bù rủi ro.

Mức và giới hạn cho vay trung dài hạn: Mức cho vay trung dài hạn được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ và khả năng bảo đảm tiền vay và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, nhưng không vượt quá giói hạn cho vay, tức là ngân hàng không được cho vay với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.

Nguồn vốn cho vay: Ngân hàng có thể lấy từ các nguồn sau để cho vay:

• Vốn tự có của ngân hàng.

• Nguồn vốn huy động từ dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu

dài hạn, tiền gửi định kỳ dài hạn. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành ngân hàng được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

• Vốn vay từ ngân hàng nhà nước….

Biện pháp bảo đảm tiền vay : Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sau nhằm hạn chế thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng không thể trả được nợ.

 Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: thế chấp, cầm cố bằng

tài sản của khách hàng; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

 Biện pháp bảo đảm tiền vay trong tường hợp cho vay không có bảo

đảm bằng tài sản: chỉ cho vay đối với những khách hàng uy tín, khách hàng có quan hệ làm ăn từ lâu.

Phương thức cho vay: ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một trong các phương thức cho vay sau:

xuyên với ngân hàng, có nguồn thu thường không ổn định.

• Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng đối với khách hành có quan

hệ thường xuyên với ngân hàng, có sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả.

• Cho vay theo dự án đầu tư

• Cho vay hợp vốn

• Cho vay trả góp

• Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.

Ngoài ra còn có các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Công thương.

Quy trình cho vay trung và dài hạn.

Quy trình cho vay được soạn thảo nhằm mục đích giúp cho quá trinh cho vay diễn ra thống nhất, khoa học,phòng ngừa, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lương cho vay.góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa gồm có các bước sau:

• Đầu tiên khách hàng phải lập và nộp hồ sơ vay vốn. bộ hồ sơ bao

gồm: giấy đề nghị vay vốn; hồ sơ pháp lý; dự án đầu tư vốn dài hạn.

• Bước hai ngân hàng căn cứ vào bộ hồ sơ phân tích xem dự án đó có

hiệu quả hay không, có khả thi về mặt tài chính hay không, nói một cách đơn giản là dự án đó sau khi hoàn thành sẽ đem lại được lợi nhuận cho chủ đầu tư để chủ đầu tư có thể trả tiền gốc và tiền lãi cho ngân hàng.

• Bước ba ngân hàng sau khi đã phân tích bộ hồ sơ, và các thông tin

liên quan sẽ quyết định cho vay hoặc là từ chối. nếu từ chối ngân hàng sẽ gửi giấy báo lý do tại sao ngân hàng từ chối không cho khách hàng vay, nếu đồng ý cho khách hàng vay thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân

• Bước bốn giám sát tín dụng xem khách hàng có sử dung vốn đúng mục đích như đã cam kết không, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai lầm có thể ành hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.

• Bước năm ngân hàng tiến hành thu nợ, thu lãi và xử lý các phát sinh.

• Bước cuối cùng là thanh lý hợp đồng. hợp đồng được thanh lý có thể

là do khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc do khoản vay đã đến hạn.

2.3.2. Chất lượng cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa.Công thương Đống Đa. Công thương Đống Đa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w