Công thương Đống Đa.
2.3.2.1. Nguồn cho vay trung và dài hạn
Trong các năm qua với nổ lực tăng cường huy động vốn từ dân cư, nhất là tiền gửi của các tổ chức kinh tế thông qua việc phát hành trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng, ... chi nhánh đã có sự gia tăng về nguồn vốn huy động nói chung và nguồn huy động trung dài hạn nói riêng.
Bảng 2.3: Đánh giá khả năng đáp ứng cho vay TDH từ nguồn vốn
huy động TDH
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn huy động (A) 2.416.939 2.472.851 2.868.931
Nguồn vốn huy động TDH (B) 676.675,48 787.603,04 930.394,32
Cho vay TDH (C) 208.708 194.880 237.896
Tỷ trọng B/A 27,99% 31,85% 32,43%
Tỷ trọng C/B 8.6% 7.8% 8.26%
( Nguồn từ báo cáo KQKD của chi nhánh ngân hàng công thương ĐĐ)
Qua bảng số liệu ta thấy, nguốn vốn huy động TDH và cho vay TDH không ngừng tăng lên qua các năm từ 2009 – 2011. Nguồn trung dài hạn đủ đáp ứng cho các khoản cho vay dài hạn, giảm rủi ro về kỳ hạn thanh toán mà chi nhánh có thể đối mặt, tuy nhiên với tỷ trong quá thấp của cho vay TDH với nguồn vốn trung dài hạn, chỉ chiếm chưa được 10% cho thấy khả năng tìm kiếm khách hàng của ngân hàng chưa cao, số lượng vốn vay thấp, ảnh
hưởng đến thu nhập của chi nhánh. Theo báo cáo của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa lý giải vì sao ngân hàng thừa vốn nhưng vẫn khó cho vay là :
Doanh nghiệp nhà nước: Sản xuất, kinh doanh không hiệu quả Doanh nghiệp cổ phần hoá: Vướng thủ tục pháp lý.
Doanh nghiệp tư nhân: Thiếu thông tin.
Là nguyên chủ yếu dẫn đến tình trạng trên của các ngân hàng thương mại nói chung trong thời gian qua nói chung và chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa nói riêng.
2.3.2.2. Cơ cấu cho vay trung dài hạn
Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay
của chi nhánh.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ cho vay (A) 740.111 668.182 684.937
Cho vay TDH ( B) 208.708 194.880 237.896
Trong đó: - cho vay có TSBĐ 42.159,01 38.001,6 72.320,38
- cho vay không có TSBĐ
166.548,94 156.878,4 165.575,61
Cho vay ngắn hạn 512.635 473.202 477.034
Tỷ lệ B/A 28,2% 29,16% 34,7%
Qua bảng số liệu và sơ đồ ta thấy, tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay không ngừng tăng qua các năm từ 28,2% đến 34,7% đảm bảo những kết hoạch đặt ra lừ dưới 40%. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay TDH có tài sản bảo đảm đang chiếm tỷ lệ thấp năm 2009 là 20,2%; năm 2010 là 19,5%; năm 2011 là 30,39% điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn nếu như các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không có hiệu quả.
2.3.2.3. Tình hình nợ quá hạn và nợ khó đòi
Bảng 2.5. Nợ quá hạn, nợ khó đòi Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Cho vay TDH (A) 208.708 194.880 237.896
Nợ nhóm 2 từ hoạt động cho vay TDH (B)
125.224,8 149.278,08 14.237,76
Nợ nhóm 3, 4, 5 (C) 45.289,636 4.677,12 1.665,272
Tỷ lệ B/A 60% 76,6% 5,98%
Tỷ lệ C/A 21,7% 2,4% 0,07%
( Nguồn từ báo cáo KQKD của chi nhánh ngân hàng công thương ĐĐ)
Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh chiếm một tỷ lệ rất cao ở các năm 2009, 2010 vượt quá rất nhiều tỷ lệ “cho phép” ( khoảng 3%) qua đó thể hiện sự yếu kém cán bộ tín dụng của chi nhánh. Bằng việc nỗ lực của chi nhánh trong
công tác thu hồi nợ cũng như nâng cao chất lượng đối với các khoản cho vay trung dài hạn nên tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đã có những bước tiến khả quan trong năm 2011.
Năm 2009 bộc lộ chất lượng cho vay yếu kém tồn tại của nhiều năm trước để lại, cũng là năm đầu tiên thực hiện phân loai nợ theo QĐ 234/QĐ- NHCT37, đòi hỏi các chi nhánh hạch toán phân loại nợ theo đúng quy định gần chuẩn mực quốc tế làm minh bạch hóa các khoản nợ, do đó tỷ nợ quá hạn và nợ xấu tăng kỷ lục 60% và 21,7% so với tổng dư nợ cho vay TDH. Sang năm 2010 các khoản nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh, nợ nhóm 2 tăng lên tới 4.677,12 triệu đồng chiếm 76,6% so với tổng dư nợ cho vay TDH, tỷ lệ nợ xấu giảm do cuối năm chi nhánh đã thực hiện xủ lý nợ nhóm 5 là 52.373 triệu đồng, nếu tính cả nợ đã xử lý thì tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 9%. Nhưng sang năm 2011 chất lượng cho vay TDH nói riêng và cho vay nói chung đã được quản lý chặt chẽ, các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu đã giảm lớn, nợ xấu chỉ còn chiếm 0,07% , nợ nhóm 2 chiếm 6% trong tổng dư nợ cho vay TDH.
2.3.2.4. Tình hình thu nhập từ hoạt động cho vay trung và dài hạn
Bảng 2.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay TDH
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ cho vay TDH (A) 208.708 194.880 237.896
Tổng thu nhập (B) 184.454 243.948 366.189
Thu nhập từ lãi cho vay 66.568 58.942 65.299
Thu nhập từ lãi cho vay TDH (C) 8.348,32 5.472,23 26.840
Tỷ lệ C/A 4% 2,8% 11,28%
Tỷ lệ C/B 4,53% 2,23% 7,32%
( Nguồn từ báo cáo KQKD của chi nhánh ngân hàng công thương ĐĐ)
Thu nhập hàng năm của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa bao gồm : thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, thu lãi kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ phí, và các khoản thu khác. Trong đó thu nhập từ lãi từ hoạt động cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ rất thấp so với dư
nợ cho vay trung và dài hạn ở các năm 2009, 2010 lần lượt chỉ đạt 8.348,32 triệu đồng chiếm 4%, và 5.472,23 triệu đồng chiếm 2,8%; thấp hơn cả lãi suất tiền gửi chi nhánh huy động để cho vay. Qua đó ta thấy được chất lượng các khoản cho vay TDH các năm 2009, 2010 (và các khoản cho vay TDH từ các năm trước ) không cao, các khoản cho vay có nguy cơ không thu hồi được chiếm tỷ lệ lớn, chỉ đến năm 2011 tình hình thu nhập từ lãi cho vay mới được cãi thiện, tỷ lệ sinh lời đã đạt 11,28% cao hơn lãi suất huy động bình quân cùng kỳ 8,4%/năm.
2.2.2.5. Hệ số sử dụng vốn
Bảng 2.7. Khối lượng vốn cho vay TDH trong tổng nguồn vốn
huy động được.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn huy động (A) 2.416.939 2.472.815 2.868.931
Nguồn vốn huy động TDH (B) 676.675,48 787.603,0
4
930.394,32
Dư nợ cho vay TDH (C) 208.708 194.880 237.896
Hệ số sử dụng vốn TDH C/B 8.6% 7.8% 8.26%
Tỷ lệ B/A 27,99% 31,85% 32,43%
( Nguồn từ báo cáo KQKD của chi nhánh ngân hàng công thương ĐĐ)
Nguồn vốn huy động trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa trong các năm vừa qua đều tăng, đạt tỷ lệ phần trăm đặt ra ( khoảng 30%). Tuy nhiên hệ số sử dụng vốn TDH lại rất thấp chỉ chiếm 8,6% ; 7,8% ; 8,26% lần lượt qua các năm 2009, 2010, 2011. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã sử dụng vốn trung và dài hạn chưa có hiệu quả.
2.4. Đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạntại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đatại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đatại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa
2.4.1. Kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua với việc nỗ lực của toàn chi nhánh mà cụ thể là các cán bộ tín dụng nên chất lượng cho vay trung và dài hạn đã được nâng lên. Năm 2009, chất lượng cho vay trung dài hạn bộc lộ sự yếu kém cùng với các khoản cho vay không mấy hiệu quả của các năm trước để lại, sang năm 2010 các khoản nợ xấu vẫn tiếp tục phát sinh vào các nhóm nợ cao, các khoản nợ cơ cấu lại hết thời hạn phải chuyển quá hạn, thì sang năm 2011 chất lượng cho vay đã được quản lý chặt chẽ, các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu đã giảm rất đáng kể chỉ còn chiếm 6% và 0,07 %.
Tổng dư nợ cho vay trung dài hạn có dấu hiệu tăng năm 2011 là 237.896 triệu đồng so với năm 2010 là 194.880 triệu đồng tăng 22,07%, các khoản cho vay TDH có tài sản đảm bảo cũng tăng lên. Chính vì vậy thu nhập từ hoạt động cho vay trung dài hạn đã tăng lên rõ rệt trong năm 2011 đạt 26.840 triệu đồng trong khi đó thu nhập từ lãi cho vay trung dài hạn năm 2010 chỉ đạt 5.472,23 triệu đồng.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân:2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng cho vay trung và dài hạn của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa vẫn còn chưa cao, biểu hiện cụ thể trên những mặt sau:
• Dư nợ cho vay trung dài hạn còn thấp chưa tương xứng với nguồn vốn huy động trung dài hạn. Hệ số sử dụng vốn trung dài hạn từ năm 2009 đến 2011 đạt chưa đến 10%.
• Tài sản bảo đảm chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2011 tỷ lệ này cao nhất cũng chỉ đạt 30,38% .
• Thu nhập từ lãi cho vay trung và dài hạn còn thấp. Tổng thu nhập từ lãi cho vay TDH trên tổng dư nợ cho vay TDH năm 2011 cao nhất chỉ đạt 11,28%, và trên tổng thu nhập của chi nhánh cũng chỉ đạt 7,32% (năm 2011).
• Đối tượng khách hàng của chi nhánh chưa đa dạng, chủ yếu là các DNNN.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Sở dĩ vẫn còn hạn chế trên trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của chi nhánh là do cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan :
Về phía doanh nghiêp.
Theo các nhà phân tích của chi nhánh tuy ngân hàng thừa vốn nhưng việc mở rộng cho vay là rất khó khăn do :
Doanh nghiệp nhà nước: Sản xuất, kinh doanh không hiệu quả
Những năm trước 2000, doanh nghiệp nhà nước là đối tượng khách hàng vay chính của ngân hàng. Cho vay doanh nghiệp nhà nước gần như chiếm 100% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Nhưng hiện nay, nhóm khách hàng này không được coi là đối tượng ưu tiên nữa (trừ doanh nghiệp trong các ngành điện lực, bưu chính viễn thông, dầu khí và trong một số thời điểm là các doanh nghiệp than, cao su, cà phê, xi măng, lương thực...).
Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình doanh nghiệp nhà nước hiện nay phổ biến là vốn chủ sở hữu thấp, tài sản hầu như không có, tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tài sản bảo đảm không đủ tính chất pháp lý...
Nhiều doanh nghiệp nhà nước do làm ăn yếu kém, quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến không có khả năng trả nợ và phát sinh nợ quá hạn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản phổ biến tình trạng chậm vốn thanh quyết toán các công trình không trả nợ ngân hàng đúng hạn, dẫn đến nợ gia
hạn và quá hạn phát sinh.
Vì vậy, trong hai năm gần đây, đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng tập trung vào thu nợ mà không cho vay hoặc giảm dần hạn mức tín dụng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại nhà nước (khối có tỉ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước lớn nhất) chỉ đạt mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong hệ thống.
Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp còn nhiều phức tạp
Theo phản ánh của chi nhánh việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp cổ phần hóa rất khó thực hiện vì các công ty nhà nước sau khi cổ phần hóa hầu hết chưa hoàn thành thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH nhà nước một thành viên thì phải đổi tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian rất lâu, từ 7 đến 10 tháng).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp tham gia đấu thầu quyền sử dụng đất khi trúng thầu muốn vay ngân hàng (ngân hàng nhận chính mảnh đất đó làm tài sản bảo đảm) để trả tiền nhưng tại thời điểm đó doanh nghiệp cũng chưa có sổ đỏ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá thường được đánh giá lại tài sản với giá trị rất thấp với vốn điều lệ ban đầu rất nhỏ. Nhiều doanh nghiệp còn tìm mọi cách để đưa vào chi phí những khoản chi bất hợp lý để giảm lãi (thậm chí hạch toán lỗ) trong sản xuất kinh doanh trước khi cổ phần hóa.
Hồ sơ pháp lý của tài sản, nhất là bất động sản phần lớn chưa đầy đủ, hầu như thuê của Nhà nước, giá trị tiền thuê hàng năm rất nhỏ nên khi nhận tài sản thế chấp, ngân hàng không định giá được.
Có những tài sản không đủ cơ sở pháp lý để xin xác nhận. Tài sản thế chấp là động sản thì khó xác định giá trị vì phần lớn là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đều đã qua sử dụng lâu năm giá trị còn lại rất thấp.
Doanh nghiệp tư nhân: Thiếu thông tin
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân đang là đối tượng khách hàng được chú ý nhất hiện nay vì nhóm khách hàng này năng động và sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, bản thân họ cũng còn rất nhiều hạn chế trong tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Theo báo cáo của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, khu vực kinh tế tư nhân thường kinh doanh nhỏ, lẻ, nhu cầu vay vốn không lớn. Hầu hết khách hàng không đủ điều kiện vay như: tài sản bảo đảm không đủ giấy tờ hợp pháp, phương án kinh doanh không khả thi...
Hơn nữa do điều kiện kinh tế và tập quán kinh doanh của Việt Nam thì vấn đề minh bạch thông tin, công khai trong quan hệ vay trả, các tiêu chí, các thông tin nhân thân của người vay không được chuẩn hoá, lượng hoá gây khó khăn rất nhiều cho việc thẩm định điều tra và xét duyệt cho vay của ngân hàng.
Chính các doanh nghiệp cũng tự làm khó cho mình trong quan hệ tín dụng với ngân hàng khi không công khai năng lực thực có, giấu doanh thu để trốn thuế.
Về môi trường kinh doanh
Môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay TDH chưa hoàn thiện, còn gây nhiều khó khăn cho ngân hàng, khi xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, nhất là bất động sản.
Chi nhánh đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn về lãi suất cho vay, hình thức dịch vụ đi kèm...
Nguyên nhân chủ quan thuộc về phía ngân hàng
Năm 2005 chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ theo QĐ 234/QĐ- NHCT37, do vậy đã làm gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu. Điều này dẫn đến việc tỷ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh trong năm 2005, 2006 tăng một cách đột biến như vậy.
Một số dự án cho vay cho vay trung dài hạn đã ký hợp đồng tín dụng nhưng số tiền giải ngân chậm so với tiến độ giải ngân mà khách hàng đã đăng ký với khách hàng (như dự án cho vay công ty hòn gai, dự án cho vay
nhà máy xi măng Bỉm Sơn ...). Một số doanh nghiệp truyền thống sản xuất
kinh doanh hiệu quả, nhưng hạn mức tín dụng Ngân hàng công thương duyệt
giảm. Là một trong những nhân tố làm giảm khối lượng các khoản cho vay
của chi nhánh.
Cơ chế chấm điểm đối với khách hàng chưa thật sự linh động, một số doanh nghiệp có phương án khả thi nhưng khi chấm điểm xếp hạng khách hàng là BB phải trình NHCTVN nên ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng, do vậy các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển vay và thanh toán tại các ngân hàng khác.
Chi nhánh chưa thực sự được giao quyền chủ động trong cho vay trung dài hạn đối với các dự án có quy mô lớn nên quy trình cho vay trở nên phức tạp hơn khi nhu cầu vay vượt quá thẩm quyền của chi nhánh, làm mất thời gian của khách hàng, có khi làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng.
Trình độ cán bộ tín dụng còn cần phải nâng cao hơn. Tuy đa số cán bộ đều có trình độ đại học, tuy nhiên thực tế rất phức tạp đòi hỏi các cán bộ tín