Xây dựng chiến lược marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 90)

Trong điều kiện hiện hội nhập kinh tế hiện nay sự cạnh tranh là rất gay gắt từ phía các ngân hàng trong và nước trên cùng một địa bàn đã gây nhiều khó khăn đối với hoạt động chung và hoạt động cho vay trung và dài hạn nói riêng. Bằng việc đưa ra một chiến lược marketing hiệu quả, Chi nhánh có thể keo khách hàng về với mình, có sự chủ động trong việc tấn công hay né tránh đonn tấn công của ngân hàng đối thủ.

Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất giúp ngân hàng tồn tại và phát triển, không có khách hàng thì không có ngân hàng. Do đó, mục tiêu của một chiến lược marketinh hiệu quả là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Để kết quả cuối cùng “bán được nhiều sản phẩm – dịch vụ”, thu được nhiều lợi nhuận. Muốn vậy bộ phận marketing phải tìm hiểu thị trường xem nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dich vụ của ngân hàng, cụ thể về cho vay trung dài hạn, từ đó không ngừng cho ra các sản phẩm mới. Ngoài ra cần thực hiện các chương trình PR, quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng…

3.2.9. Phát triển các hình thức bảo hiểm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Có hai cách thực hiện: một là, các doanh nghiệp trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh thì phải mua bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm; hai là, Ngân hàng kiêm luôn chức năng này. ở đây em xin đề cập đến cách thứ hai, vì nó

phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay hơn.

Để vay vốn Ngân hàng trước tiên doanh nghiệp phải lập một dự án như bình thường. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dự án đó. Nếu Ngân hàng thấy không cho vay được thì thôi, còn nếu cho vay được thì khi giao tiền cho khách hàng, Ngân hàng sẽ giữ lại một tỷ lệ nhất định của khoản vay và cấp cho khách hàng một thẻ bảo hiểm. Các khoản tiền bảo hiểm đó sẽ được sử dụng để bù đắp rủi ro cho Ngân hàng trong trường hợp khách hàng làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Cách làm này có lợi là Ngân hàng có thể chủ động phòng ngừa từ xa những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay những dự án có tính rủi ro cao, đổng thời khách hàng không có lý do gì để trốn tránh trách nhiệm mua bảo hiểm, vì khoản đóng bảo hiểm đã được Ngân hàng giữ lại ngay khi cho vay. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng đây cũng chỉ là một trong những biện pháp nhằm hạn chế bớt tác hại của rủi ro, không thể coi đó là chỗ dựa cho Ngân hàng, mà điều cốt yếu là phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để không cho các rủi ro đó xảy ra. Đó mới là mục tiêu mà ngành Ngân hàng cần hướng tới. Các doanh nghiệp cần phải thấy rõ được điều này không chỉ có lợi cho Ngân hàng mà còn có lợi cho chính doanh nghiệp vì khi mua bảo hiểm nếu gặp rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ có khoản để bù đắp lại một phần hoặc toàn bộ tổn thất tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 90)