Tình hình tài chính và phương án của người vay (các yếu tố của người vay), môi trường hoạt động của người vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – chi nhánh Long Biên (Trang 40)

vay), môi trường hoạt động của người vay.

Để tiếp cận được với dịch vụ cho vay của Ngân hàng, các cá nhân cũng như các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác đều phải cung cấp các thủ tục theo quy định cho vay của Ngân hàng. Các đối tượng này phải cung cấp được tình hình tài chính thể hiện qua thu nhập hàng tháng hoặc các báo cáo tài chính, mục đích vay, tài sản đảm bảo (nếu cần thiết), phương án trả nợ, môi trường hoạt động kinh doanh,…

Phía Ngân hàng tiến hành phân tích và xem xét rất kỹ lưỡng các tài liệu này trước khi quyết định cho vay với mục đích: Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho Ngân hàng. Và phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

2.2.4. Đảm bảo tiền vay.

Nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết của người vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước và nhằm ngăn chặn gian lận, VIB nói chung và VIB – Long Biên thực hiện chính sách bảm đảm.

Nguyên tắc bảo đảm tiền vay của VIB:

Đơn vị kinh doanh phải thực hiện đúng, đủ các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật và của VIB khi xác lập giao dịch đảm bảo.

Ngoại trừ việc cho vay theo các sản phẩm cho vay đặc thù đã được Hội đồng phê duyệt sản phẩm phê duyệt hoặc các trường hợp cụ thể dã được Ủy ban tín dụng phê duyệt, Đơn vị kinh doanh không được dùng tài sản đảm bảo làm căn cứ duy nhất để quyết định đồng ý cho vay mà phải xác định tài sản đảm bảo chỉ là cơ sở cuối cùng để bảo đảm thu hồi nợ.

VIB không thực hiện việc cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội theo quy định tại điều 372, bộ luật dân sự 2005 và các quy định khác của Chính phủ.

Các biện pháp bảo đảm tiền vay mà VIB sử dụng:

a. Biện pháp bảo đảm tiền vay mà VIB sử sụng:

Ký quỹ: Là việc bên vay vốn gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại VIB để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay vốn tại VIB.

Cầm cố tài sản: Là việc khách hàng vay hoặc bên thứ ba giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho VIB để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay vốn tại VIB.

Thế chấp tài sản: Là việc khách hàng vay hoặc bên thứ ba dung tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay vốn tại VIB nhưng không chuyển giao tài sản đó cho VIB.

Tài sản đảm bảo được phân chia thành 5 loại: A, B, C, D và E; Dựa trên tính pháp lý, tính dễ phát mại, dễ quản lý, mức độ uy tín của người vay vốn, của chủ sở hữu tài sản và các yếu tố khác theo quy định của VIB.

Loại A: Là tài sản có thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, rất dễ chuyển đổi thành tiền, các biện pháp quản lý thuận lợi, giá trị tài sản tăng lên theo thời gian và tính pháp lý chắc chắn.

Loại B: Là tài sản có thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, dễ chuyển đổi thành tiền, giá cả ổn định theo thời gian và tính pháp lý chắc chắn nhưng kém loại A.

Loại C:Là tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền, khả năng quản lý, mức độ ổn định về giá cả và tính pháp lý ở mức độ trung bình.

Loại D: Là tài sản không dễ phát mại, phức tạp trong quản lý, giá cả giảm theo thời gian và tính pháp lý không chắc chắn.

Loại E: Là tại sản rất khó phát mại, phức tạp trong quản lý, giảm giá manh theo thời gian, khả năng rủi ro mất tài sản, không thu hồi nợ rất lớn và tính pháp lý rất kém.

VIB khuyến khích nhận tài sản đảm bảo loại A, B, C và không khuyến khích nhận tài sản đảm bảo loại C, D.

b. Biện pháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, bao gồm tín chấp và bảo lãnh.

Tín chấp là việc cá nhân hay tổ chức dùng uy tín của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu khi đến hạn mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

Nếu khách hàng vay vốn không có tài sản bảo đảm tiền vay mà vi phạm cam kết với VIB thì VIB có quyền yêu cầu khách hàng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản ký quỹ, cầm cố, thế chấp hoặc thu hồi nợ trước hạn.

Giới hạn mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm:

Tiền mặt kí quỹ, số dư trên tài khoản tiền gửi tại VIB, chứng chỉ tiền gửi, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá khác của VIB: 100%

Số dư trên tài khoản tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng khác, Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu Chính phủ: 90%

Hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá của tổ chức khác; vàng bạc, bạch kim, kim cương, kim khí quý và đá quá khác: 80%

Nhà ở, quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất; tàu biển, tàu bay, hàng hóa: 70%

Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đã đưa vào sủ dụng và các tài sản khác : 50%.

Việc quyết định tỷ lệ cho vay cụ thể so với giá trị tài sản đảm bảo dựa trên các yếu tố: số tiền gốc, tiền lãi và các khoản chi phí liên quan khác dự tính đến thời điểm có thể thu hồi nợ, mức độ hiệu quả và tính khả thi của phương án, dự án vay vốn, khả năng thi hồi vốn; đối tượng khách hàng.

VIB cũng có những chính sách ưu đãi về bảo đảm tiền vay:

Khách hàng có quan hệ thường xuyên, có tín nhiệm trong quan hệ vay vốn và thanh toán với VIB.

Khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán chủ yếu thong qua VIB mà VIB có khả năng quản lý được hoạt động luân chuyển vốn của khách hàng.

Khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, chắc chắn và tình hình tài chính lành mạnh.

Khách hàng được xếp hạng cao thứ nhật hoặc thứ 2 theo chính sách xếp hạng tín dụng tín nhiệm khách hàng của VIB.

Những phương án, dự án vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và phục vụ đời sống có tính khả thi cao, bảo đảm khả năng thu hồi nợ cao.

Các nội dung được ưu đãi:

Ưu đãi về tài sản đảm bảo: Đơn vị kinh doanh được nhận tất cả các loại tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật mà không cần phải có quyết định cho phép cụ thể nào của Ủy ban tín dụng hoặc tổng Giám đốc.

Ưu đãi về mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo: Khách hàng có thể được cho vay với tỷ lệ cao hơn giới hạn theo quy định của VIB, đến mức bằng 100% giá trị tài sản đảm bảo.

Ưu đãi trong trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo: Khách hàng có thể được vay khi không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản bảo đảm chỉ đủ để bảo đảm một phần dư nợ.

Chính sách đối với các tài sản có vấn đề.

Các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu (nợ quá hạn, khó đòi hoặc không đòi được) và các tài sản có biểu hiện đáng ngờ (chứng khoán giảm giá, các khoản bảo lãnh có nguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ)…

Việc xử lý các khoản vay có vấn đề ở VIB được quy định như sau:

a. Quá trình theo dõi, giám sát, kiểm tra

Nếu phát hiện khách hàng có những vi phạm hoặc có những hiện tượng sau, cán bộ quản lý khách hàng phải trình cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý:

Khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính, các giấy tờ quy định trong hồ sơ tín dụng cùng các nguồn thông tin khác thiếu trung thực.

Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã nêu trong kế hoạch sử dụng vốn.

Tài sản đảm bảo bị tẩu tán, hư hỏng, suy giảm giá trị, không còn khả năng bảo đảm cho khoản nợ.

Khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận. Có diễn biến bất thường trong hoạt động của khách hàng, ảnh hưởng đến sự an toàn của khoản vay.

b. Quyết định xử lý.

Căn cứ vào mức độ vi phạm, tình hình hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàng, VIB quyết định xử lý như sau:

Tạm ngừng giải ngân và cho vay mới trong các trường hợp: Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích

Khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Là việc VIB điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng theo 2 phương thức:

Điều chỉnh kì hạn trả nợ: là việc VIB chấp thuận thay đổi kì hạn trả nợ gốc, lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng mà thời hạn cho vay cuối cùng không thay đổi.

Gia hạn nợ vay là việc VIB chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc, lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

Chấm dứt cho vay, thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn trong các trường hợp sau:

Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc phục, sửa chữa.

Khách hàng ngừng sản xuất, kinh doanh có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Quá trình tổ chức lại sản xuất, kinh doanh không xác định được người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quan hệ vau vốn và trả nợ VIB.

Phát mại tài sản bảo đảm tiền vay, khởi kiện trước tòa án trong các trường hợp:

Khách hàng vị phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và đã được VIB thông báo bằng văn bản nhưng không khắc phục.

Khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ VIB.

Khách hàng có năng lực tài chính để trả nợ nhưng cố tình trốn tránh trả nợ VIB theo thỏa thuận.

Khách hàng có hành vi lừa đảo, gian lận.

Khách hàng có các vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Tỷ lệ cho vay / tài sản đảm bảo đối với khách hàng thỏa mãn điều kiện cấp tín dụng. Loại khách hàng Loại tài sản đảm bảo

A B C D E

AAA 100% 90% 80% 70% 50%

AA 100% 80% 70% 60% 40%

A 100% 75% 65% 55% 35%

BBB (Loại cũ) 80% 50% 40% 30%

BBB (Loại mới) Chỉ cho vay với TSĐB là GTCG theo quy định của sản phẩmcho vay GTCG BB, B, CCC,

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – chi nhánh Long Biên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w