CC, C, D Chỉ cho vay với TSĐB là GTCG theo quy định của sản phẩm cho vay GTCG
3.2.2. Phân tán rủi ro.
“Không nên bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”.
a. Không tập trung cho vay một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực.
Để hạn chế rủi ro Ngân hàng không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế. Đó là khuyến cáo và cũng là bài học rút ra từ các cuộc đổ vỡ, do không tuân thủ nguyên tắc này.
b. Không nên dồn vốn đầu tư vào một số khách hàng lớn.
Cùng với mục đích phân tán rủi ro, đây là lời khuyến cáo quan trọng cho việc ra quyết định cho vay của Ngân hàng. Dù khách hàng kinh doanh có hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với Ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ vì nếu khách hàng gặp khó khăn, rủi ro đột xuất xảy ra thì Ngân hàng cũng phải chịu tổn thất lớn.
c. Cho vay hợp vốn, đồng tài trợ
Ngân hàng cần phối hợp với ngân hàng khác hoặc tổ chức tín dụng khác để thực hiện các hợp đồng cho vay hợp vốn, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp Ngân hàng phân tán được rủi ro mà không bị mất nguồn thu từ phương án vay vốn khả thi. Và trong trường hợp xảy ra rủi ro thì tổn thất đối với Ngân hàng cũng không quá lớn.
3.2.3. Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề.
Thành lập công ty (hoặc phòng, ban) quản lý nợ xấu: Phân công và quy trách nhiệm đòi nợ, liên kết các bên Ngân hàng – Khách hàng – Chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ.
Phân loại nợ quá hạn (nợ khó đòi, nợ quá hạn có khả năng thu hồi) hoặc nợ có vấn đề theo các tiêu thức đã được quy định, phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết…
Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn có khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi suất,…
Trong trường hợp người vay lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả nợ, Ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, kiện,…
Trong trường hợp do cán bộ Ngân hàng gây ra, cán bộ ngân hàng phải có trách nhiệm đòi nợ, bồi thường.
Xử lý bằng quỹ dự phòng: Sử dụng quỹ dự phòng để loại trừ nợ xấu không thể thu hồi ra khỏi nội bảng.