Nguyên nhân bên ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – chi nhánh Long Biên (Trang 52)

CC, C, D Chỉ cho vay với TSĐB là GTCG theo quy định của sản phẩm cho vay GTCG

2.3.3.2. Nguyên nhân bên ngoài.

Môi trường kinh tế:

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ. Nên các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước còn đang phải điều chỉnh nhiều để phù hợp với quy định chung trong khu vực cũng như trên Thế giới. Môi trường kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong đó các Ngân hàng thương mại còn nhiều thiếu nhiều yếu tố như: Hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, thậm chí có khi chồng chéo; Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng chưa thực sự độc lập, đôi khi còn chịu sự quản lý bằng mệnh lệnh hành chính khiến chất lượng công tác tín dụng kém hiệu quả.

Các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất kém hiệu quả, khả năng tự vay vốn bị hạn chế, dẫn đến vốn để đầu tư chiều sâu, mở rộng bị thu hẹp, thiếu thị trường tiêu

thụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khiến tình hình sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn. Do đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay Ngân hàng. Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng lậu, hàng nhập ngoại, các doanh nghiệp chậm thích nghi với cơ chế thị trường, việc chuyển hướng kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô. Vì vậy một số doanh nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hàng hóa vật tư tồn kho, thua lỗ, mất khả năng thanh toán, làm phát sinh nợ khó đòi.

Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng của các Ngân hàng chưa đồng bộ, đầy đủ. Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp vốn vay Ngân hàng, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác quy định chưa đồng bộ, nhất là thiếu các văn bản hướng dẫn, hoặc có văn bản hướng dẫn nhưng chưa phù hợp nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Thể hiện:

Về cơ sở pháp lý của các tài sản thế chấp: Theo quy định của pháp luật thì cơ sở đảm bảo việc thế chấp tài sản đảm bảo là hợp đồng được ký kết giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp, cùng bản gốc giấy tờ chứng minh cùng sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thế chấp. Nhưng trên thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm cấp chứng thư nhận quyền sở hữu tài sản cho các chủ sở hữu chưa được rộng khắp. Do đó, thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phức tạp do thiếu cơ sở pháp lý và quyền sở hữu tài sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – chi nhánh Long Biên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w