Kết cấu cho vay của Ngân hàng TMCP quốc tế VN – Chi nhánh Long Biên.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – chi nhánh Long Biên (Trang 36)

Tại Chi nhánh Long Biên, có sự phân chia theo khối kinh doanh, bao gồm khối khách hàng cá nhân và khối khách hàng doanh nghiệp. Được phân chia rõ ràng, có quầy giao dịch riêng cho từng đối tượng khách hàng. Do đó, kết cấu cho vay của Chi nhánh cũng được phân chia theo tiêu chí đó.

Bảng : Dư nợ tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2009-2011.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ lệKhối khách hàng doanh nghiệpNăm 2010 Tỷ lệ Năm 2011 Tỷ lệ

1.Dư nợ ngắn hạn

631.560 78,31% %

732.540 69,57% 928.600 63,47%2.Dư nợ trung, dài 2.Dư nợ trung, dài

hạn 121.460 14,97 % 210.980 20,04% 386.420 26,41% 3.Dư nợ dài hạn 54.240 6,72% 109.460 10,39 % 148.040 10,12% Tổng dư nợ 806.540 100% 1.052.980 100% 1.463.060 100%

Mảng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp luôn là thế mạnh và đóng góp một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của VIB Long Biên. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam, từ năm 2010 Chi nhánh đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh hướng tới khách hàng với mong muốn phục vụ doanh nghiệp ngày một tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, trở thành “Ngân hàng hàng đầu cung cấp các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chuyên biệt và đa dạng”. Để phục vụ tốt nhất những nhu cầu cốt lõi của doanh nghiệp, Chi nhánh đã nhận diện và tạo ra các phân khúc khách hàng doanh nghiệp mục tiêu của Ngân hàng. Chi nhánh xác định các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là phân khúc khách hàng trọng tâm. Bên cạnh đó, các khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng. Đối với mỗi phân khúc, VIB – Long Biên đều có các chiến lược nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu cốt lõi, để từ đó tạo ra các lợi ích tổng thể bao gồm các gói sản phẩm dịch vị với giá linh hoạt, đội ngũ bán hàng và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp cùng với những chương trình Marketing chuyên biệt.

Cùng với sự tăng trưởng về quy mô của Chi nhánh và đội ngũ bán hàng, quy mô khách hàng đã tăng trưởng nhanh chóng qua các năm. Cụ thể, tổng dư nợ giai đoạn 2009 – 2011 tăng 656.520 triệu đồng, tương ứng 81,4%. Tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, nhưng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2009 là 631.560 triệu đồng, chiếm 78,31% tổng dư nợ; năm 2010 là 732.540 triệu đồng chiếm 69,57%; và năm 2011 là 928.600 triệu đồng, chiếm 67,27%. Tỷ lệ dư nợ tín dụng dài hạn chiếm tỷ lệ thấp nhất. Cụ thể năm 2009 là 54.240 triệu đồng, chiếm 6,72%; năm 2010 là 109.460 triệu đồng, chiếm 10,39%; năm 2011 là 148.040 triệu đồng, chiếm 11,82%. Nguyên nhân là các doanh nghiệp chủ yếu vay Ngân hàng với mục đích bổ sung vốn lưu động, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh… nên thời gian vay không dài.

Bên cạnh đó, Khối khách hàng doanh nghiệp của VIB cũng đã chú trọng phát triển mối quan hệ với các Hiệp hội ngành nghề như: Hiệp hội Doanh nghiệp

Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Gỗ, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), Hiệp hội Thép… để vừa hợp tác, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, cập nhật các thông tin thị trường, đặc biệt thị trường xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, đồng thời để hỗ trợ ngày một tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng : Dư nợ tín dụng khối khách hàng cá nhân giai đoạn 2009-2011.

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Khối khách hàng cá nhân Năm 2009 Tỷ lệ Năm 2010 Tỷ lệ Năm 2011 Tỷ lệ 1.Dư nợ ngắn hạn 94.840 22,81% 101.320 18,13 % 210.560 28,71% 2.Dư nợ trung, dài hạn 218.300 52,44% 299.86 49,28% 332.280 45,30% 3.Dư nợ dài hạn 103.020 24,75% 198.360 32,59% 190.640 25,99%

Tổng dư nợ 416.160 100% 608.540 100% 733.480 100%

(Nguồn: Phòng KD tổng hợp VIB – chi nhánh Long Biên).

Qua bảng số liệu trên, cho thấy dư nợ khối khách hàng cá nhân tăng đều qua các năm. Năm 2009, tổng dư nợ là 416.160 triệu đồng. Năm 2010 là 608.540 triệu đồng, cao hơn 192.380 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 46,22%. Sang năm 2011, tổng dư nợ đối với khối khách hàng cá nhân là 733.480 triệu đồng, tăng 124.940 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng 20,53%. Như vậy, trong giai đoạn 2009 – 2011 tổng dư nợ tăng thêm 317.320 triệu đồng, tương ứng 76,25%. Đáng chú ý là tỷ lệ dư nợ trung dài hạn, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng dư nợ. Nguyên nhân là vì các Ngân hàng đua nhau ra sức mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, nguồn vốn thường được sử dụng để mua nhà, mua ô tô, du học.. Do đó thường là các khoản cho vay trung dài hạn.

Hiện nay, nhu cầu về nhà ở nhất là nhà ở đô thị là rất lớn nhưng giá nhà lại quá đắt đỏ khiến mơ ước sở hữu một ngôi nhà ở trở nên xa vời đối với nhiều người dân nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ phía Ngân hàng.

Một thống kê gần đây cho thấy, chỉ có 20% trong tổng số 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1,2-1,5 triệu lao động gián tiếp có chỗ ở. Thâm chí, chỉ 2/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, công chức tự lo được nhà ở cho mình, số còn lại phải ở ghép hộ, ở nhờ, ở tạm... chất lượng cuộc sống không đảm bảo.

Những khảo sát gần đây đều cho thấy, xu hướng tiêu dùng trước, trả sau tăng nhanh, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Chính vì thế, các sản phẩm tín dụng bán lẻ của Ngân hàng được triển khai trong thời gian gần đây dù còn mới mẻ nhưng đều được khách hàng rất quan tâm và thu được không ít thành công. Đây chính là cơ sở để Ngân hàng tự tin đẩy mạnh mảng kinh doanh tín dụng này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – chi nhánh Long Biên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w