Trích lập dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – chi nhánh Long Biên (Trang 60)

CC, C, D Chỉ cho vay với TSĐB là GTCG theo quy định của sản phẩm cho vay GTCG

3.2.4.Trích lập dự phòng rủi ro.

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng: Dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập để bù đắp cho các tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng rủi ro chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Theo quyết định 493, tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (trừ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội) phải phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các quy định trước đây, Quyết định 493 cho phép Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng chính sách trích lập dự phòng của Ngân hàng nước ngoài nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Có hai loại dự phòng rủi ro tín dụng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung: Là số tiền được trích lập để bù đắp các tổn thất mà Ngân hàng không xác định được rõ ràng khi phân loại nợ hoặc chủ yếu trong trường hợp tình hình tài chính của Ngân hàng bị suy giảm do chất lượng các khoản nợ giảm sút.

Công thức trích lập dự phòng chung:

Số tiền dự phòng chung trích lập trong kỳ = Tổng dư nợ gốc x 0,75%

Dự phòng cụ thể: Là số tiền được trích lập cho từng khoản nợ (cho từng hợp đồng tín dụng) trên cơ sở kết quả phân loại nợ.

Công thức trích dự phòng cụ thể:

Số tiền dự phòng cụ thể trích lập cho từng hợp đồng tín dụng = Số dư nợ gốc không được đảm bảo bằng tài sản x Tỷ lệ dự phòng cụ thể.

Trong đó:

Số dư nợ gốc khokng được đảm bảo bằng tài sản = Số dư nợ gốc – giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm trích lập dự phòng.

Tỷ lệ dự phòng cụ thể cho các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, 5, lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%.

Dự phòng được sử dụng trong trường hợp khách hàng bị giải thể, phá sản hoặc chết mất tích. Dự phòng cũng được dùng để xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới được sử dụng dự phòng chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – chi nhánh Long Biên (Trang 60)