So sánh sự biến đổi số lượng của vi khuẩn acetic trong quá trình lên men ca

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập hệ vi sinh vật chủ yếu trong quá trình lên men tự nhiên hạt ca cao (Trang 58)

L ỜI CẢM ƠN

4.2So sánh sự biến đổi số lượng của vi khuẩn acetic trong quá trình lên men ca

4. So sánh sự biến đổi số lượng các nhóm vi sinh trong quá trình lên men của

4.2So sánh sự biến đổi số lượng của vi khuẩn acetic trong quá trình lên men ca

men ca cao tự nhiên của 12 mẫu nghiên cứu.

Vi khuẩn acetic có vai trò quan trọng đối với chất lượng hạt ca cao sau lên men [12]. Hoạt động chính của vi khuẩn sinh acid acetic là oxy hóa ethanol tạo

thành acid acetic. Acid này khuếch tán vào bên trong hạt ca cao, đồng thời quá trình chuyển hóa ethanol tao acid acetic [21], quá trình oxy hóa này tạo ra một lượng lớn

nhiệt (khoảng 496 kJ/mol ethanol bị oxy hóa), quá trình này chủ yếu làm tăng nhiệt độ của khối lượng lên men [13], đây là nguyên nhân là chết mầm, phá vỡ cấu trúc tế

bào bên trong hạt [21], đồng thời quá trình này còn sinh ra nhiệt, tạo nên những

biến đổi sinh hóa bên trong hạt, là cơ sở cho sự hình thành mùi thơm đặc trưng, hương vị và màu sắc hạt [21]. Ngoài ra, nhiệt độ của khối lên men tăng giúp hạn chế được sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật khác [12].

Vi khuẩn sinh acid acetic hoạt động trong khoảng từ 24 đến 112 h của quá

trình lên men. Quá trình này là quá trình lên men hiếu khí, nó xảy ra từ giai đoạn đầu của quá trình lên men và tiếp tục kéo dài trong những giai đoạn sau cho đến khi

kết thúc quá trình lên men [13].

Dưới đây là đồ thị biễu diễn sự biến đổi số lượng của vi khuẩn acetic trong

suốt quá trình lên men

Hình 3.13: Sự biến đổi số lượng vi khuẩn acetic của 12 mẫu nghiên cứu trong

quá trình lên men

Đồ thị cho thấy giữa 12 mẫu lên men có 1 điểm chung: số lượng của vi

khuẩn acetic đều đạt cao nhất sau 96 h lên men, tuy nhiên ở từng mẫu khác nhau thì số lượng của chúng khác nhau.

Đồng thời qua đồ thị cho thấy sự chênh lệch về số lượng vi khuẩn acetic ở

các mẫu nghiên cứu không quá lớn. Mẫu 4 là mẫu có số lượng vi khuẩn acetic thấp

nhất trong 12 mẫu nghiên cứu, sau đó là mẫu 7 và mẫu 3. Tuy nhiên, sự chênh lệch

bào khuẩn lạc vi khuẩn acetic của mẫu 4, mẫu 7 và 3 là 4,519 lg (CFU / g), 4,519 lg (CFU / g) và 4,653 lg (CFU / g). Sau đó số lượng của chúng tiếp tục tăng ở cả 3

mẫu và đạt cao nhất sau 96 h lên men với số lượng của mẫu 4 là 6,447 lg (CFU / g), mẫu 7 là 5,544 lg (CFU / g), và mẫu 3 là 6,591 lg (CFU / g). Về cuối quá trình lên men số lượng tế bào khuẩn lạc vi khuẩn acetic ở cả 3 mẫu giảm.

Theo thứ tự từ thấp đến cao thì mẫu 6, mẫu 2, và mẫu 1 là mẫu có số lượng

khuẩn lạc vi khuẩn acetic cao hơn mẫu 3. Tuy nhiên sự chênh lệch về số lượng

khuẩn lạc của 3 mẫu này cũng không đáng kể. Sau 24 h lên men số lượng khuẩn lạc

của mẫu 6, mẫu 3, và mẫu 1 lần lượt là 2,903 lg (CFU / g), 3,041 lg (CFU / g) và

3,204 lg (CFU / g). Sau đó số lượng của chúng tăng dần và cùng đạt cao nhất sau 96

h lên men với mẫu 6 là 4,568 lg (CFU / g), mẫu 2 là 6,643 lg (CFU / g), và mẫu 1 là 6,724 lg (CFU / g). Sau 120 h lên men số lượng khuẩn lạc của 3 mẫu lên men đều

giảm.

Mẫu có số lượng khuẩn lạc vi khuẩn acetic cao hơn mẫu 1, xếp từ thấp đến

cao là mẫu 5, mẫu 8 và mẫu 9. Sau 24 h lên men số lượng của chúng cũng rất thấp

với mẫu 5 là 3,146 lg (CFU / g), mẫu 8 là 3,230 lg (CFU / g) và mẫu 3,301 lg (CFU

/ g). Số lượng chúng tăng dần và đạt cao nhất sau 96 h lên men, kết thúc quá trình lên men số lượng của chúng đồng loạt giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẫu 10 là mẫu có số lượng vi khuẩn acetic sau 24 h lên men đạt cao nhất

4,477 lg (CFU / g), số lượng chúng tiếp tục tăng và đạt cao nhất sau 96 h lên men với số lượng là 6,491 lg (CFU / g), tuy nhiên mẫu này cũng là mẫu có số lượng thấp

nhất trong 3 mẫu sau 96 h lên men. Sau 120 h lên men số lượng chúng giảm và còn 5,477 lg (cfu /ml). Ở thời điểm kết thúc quá trình lên men số lượng chúng còn 4,477 lg (CFU / g).

Trong mẫu 11, vi khuẩn acetic cũng xuất hiện sau 24 h lên men tuy nhiên chúng thấp hơn mẫu 1 với số lượng là 2 lg (CFU / g), chúng tăng dần và đạt cao

nhất sau 96 h lên men (6,77 lg (CFU / g)), sau 120 h lên men số lượng chúng giảm

và còn 5,462 lg (CFU / g), tuy nhiên ở thời điểm kết thúc quá trình lên men số lượng chúng lại tăng lên 5,748 lg (CFU / g).

Ở mẫu 12, vi khuẩn acetic xuất hiện sau 24 h lên men với số lượng là 3,748

lg (CFU / g), sau đó số lượng chúng tăng lên 4 lg (CFU / g) sau 48 h lên men, chúng tiếp tục tăng và đạt cao nhất sau 96 h lên men với số lượng 7,439 lg (CFU / g), sau

đó số lượng chúng giảm còn 6,59 lg (CFU / g). Ở thời điểm kết thúc quá trình lên men số lượng chúng còn 5,892 lg (CFU / g).

Điều đáng chú ý là có sự trùng hợp ngẫu nhiên về thứ tự tổng số lượng khuẩn

lạc của vi khuẩn acetic xếp từ thấp đến cao với thứ tự xếp loại chất lượng hạt từ

thấp đến cao căn cứ vào tỷ lệ số hạt lên men hoàn toàn của 12 mẫu nghiên cứu. Tuy

nhiên cũng không thể căn cứ vào điều này để khẳng định vi khuẩn acetic có vai trò quyết định đến chất lượng hạt ca cao sau lên men vì quá trình lên men là quá trình

tương tác của một chuỗi rất nhiều vi sinh vật khác nhau để tạo ra sản phẩm.

Muốn khẳng định vai trò của một nhóm vi sinh nào đến chất lượng của hạt ca

cao sau lên men cần bố trí thí nghiệm bổ sung các chủng vi sinh đó vào quá trình

lên men ca cao, sau đó kiểm tra chất lượng hạt sau lên men để đưa ra kết luận.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập hệ vi sinh vật chủ yếu trong quá trình lên men tự nhiên hạt ca cao (Trang 58)