Thực trạng lập kế hoạch sử dụng vốntại Công ty Vilaco

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vilaco (Trang 30)

• Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Lập kế hoạch quản lý sử dụng vốn, tình hình huy động nguồn vốn giúp nhà quản trị những thông tin hữu ích về nguồn vốn của doanh nghiệp từ đâu, cơ cấu của mỗi nguồn như thế nào. Qua đó thầy được sự chủ động hay phụ thuộc của doanh nghiệp về hoạt động tài chính.

• Bằng phương pháp lập kế hoạch về việc sử dụng vốn là so sánh tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu: tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cuối kỳ với số đầu kỳ thông qua số tương đối và tuyệt đối để đưa ra các bước công việc của nhà quản lý thực hiện về sau đạt mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả. Trong trường hợp tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ tăng của nợ phải trả thường dẫn đến cơ cấu vốn chủ sở hữu cao dần, khi đó tính tự chủ trong hoạt động tài chính tốt, ảnh hưởng tích cực tới hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên cơ cấu vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp không có vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh.

• Lập kế hoạch huy động nguồn vốn giúp cho nhà quản trị có biện pháp huy động phù hợp, đầu tư các tài sản đúng mục đích và tính chất góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh.

Dưới đây là bảng kế hoạch tình hình huy động nguồn vốn của Công ty cổ phần Vilaco trong các năm 2010, 2011,2012

Năm 2010 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tỷ trọng đầu năm(% ) Tỷ trọng cuối năm(% ) CL % 1.Tổng nguồn vốn 64.134 79.301 15.167 123.6 100 100 2. Vốn chủ sở hữu 22.123 23.516 1.393 106.3 34.5 29.6 3. Nợ phải trả 42.010 55.785 13.775 132.8 65.5 70.4

Bảng 5: Kế hoạch tình hình huy động nguồn vốn của Công ty cổ phần Vilaco năm 2010

Hình 1: HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2010

Trong năm 2010, tổng nguồn vốn của Công ty cổ phần Vilaco vẫn biến động theo chiều hướng tăng lên, cụ thể năm 2008 tổng nguồn vốn đạt 64.134(trđ), đến thời điểm cuối năm tổng nguồn vốn tăng lên 15.167(trđ), đạt ở mức 79.301(trđ). Vẫn giữ chiều hướng tăng như vậy từ năm 2008, điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn tiếp tục đạt được những hiệu quả tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xem xét cụ thế cơ cấu tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ta sẽ có được những so sánh so với năm 2008.

Về vốn chủ sở hữu: Nếu như năm 2009, vốn chủ sở hữu từ 22.123(trđ)

thì năm 2010 tăng lên 23.516(trđ), tăng 1.393(trđ) đây là một con số tăng không nhỏ. Bên cạnh đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu đầu năm đạt 34.5% và đến cuối năm 2010 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 29.6%, vậy xét về số chênh lệch vốn chủ sở hữu cũng như tỷ trọng của nó trong năm 2010 đều giảm. Để hiểu được thêm về cơ cấu nguồn vốn cần đi tìm hiểu thêm về vấn đề nợ phải trả của doanh nghiệp.

Về nợ phải trả: Năm 2009 số nợ phải trả của doanh nghiệp là

42.010(trđ) thì đến cuối năm 2010 số này đã tăng lên 55.785(trđ), tăng 13.755(trđ).Tỷtrọng của nợ phải trả năm 2010 đầu năm là 65.5%, đến

cuối năm tăng lên70.4%.

• Như vậy trong năm 2010số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp biến động ít và vẫn theo xu hướng của năm 2009, doanh nghiệp vẫn phải dựa vào

nguồn đi vay có thể là vay tại các ngân hàng, các doanh nghiệp khác… để khắc phục số vốn cần cho sản xuất kinh doanh. Điều đáng nói ở đây là trong năm 2008, doanh nghiệp mới đưa vào khánh thành và sử dụng tháp sản xuất bột giặt tiên tiến nhất Việt Nam điều này có thể dẫn đến số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chưa có chiều hướng tăng nhiều, thêm vào đó số nợ phải trả cũng tăng lên.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 106.3%, tỷ trọng nợ phải trả là 132.8% tỷ trọng của nợ phải trả cao hơn so với vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy doanh nghiệp chưa có những bước tự chủ trong hoạt động tài chính của mình. Năm 2010: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Tỷ trọng đầu năm (%) Tỷ trọng cuối năm (%) CL % 1.Tổng nguồn vốn 79.301 76.60 3 - 2.698 96.6 100 100 2. Vốn chủ sở hữu 23.516 22.615 -901 96 29.6 29.5 3. Nợ phải trả 55.78 5 53.98 8 - 1.797 96.8 70.4 70.5

Bảng 6: Kế hoạch huy động nguồn vốn của Công ty cổ phần Vilaco năm 2011

Hình 2: HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2011

Năm 2010 là năm mà doanh nghiệp chưa tự chủ được tình hình tài chính thì sang năm 2011, năm nay tổng nguồn vốn của công ty bị giảm 2.698(trđ) cùng với đó là vốn chủ sở hữu cũng giảm 901(trđ)nợ phải trả cũng giảm 1.797(trđ), có thể nói năm 2011 là năm kinh doanh không đạt được những thành công như những năm trước. Cùng với những khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp thì vấn đề năm doanh nghiệp hoạt động tốt và năm doanh nghiệp hoạt động không tốt là chuyện luôn có những biến chuyển tại các doanh nghiệp, nếu như năm 2010 doanh nghiệp phải phụ thuộc vào sự tài trợ hay vay vốn từ những tổ chức khác thì năm 2011 số nợ này đã được giảm đi, doanh nghiệp đã phần nào trang trải được số nợ của mình.

Về vốn chủ sở hữu: Năm 2011 là năm vốn chủ sở hữu không có nhiều biến động cả về con số chênh lệch cũng như tỷ trọng của nó.

Về nợ phải trả: Năm 2011 số nợ phải trả đã được doanh nghiệp trang trải phần nào, tỷ trọng của nợ phải trả của số đầu năm và cuối năm đều ít thay đổi.

Năm 2011:

Đơn vị: triệu đồng

năm năm đầu năm (%) trọng cuối năm (%) CL % 1.Tổng nguồn vốn 76.603 99.017 22.41 4 129. 2 100 100 2. Vốn chủ sở hữu 22.615 28.262 5.647 125 29.5 28.5 3. Nợ phải trả 53.988 70.754 16.76 6 131 70.5 71.5

Bảng 71: Kế hoạch huy động nguồn vốn của Công ty cổ phần Vilaco năm 2012

Biểu đồ đánh giá, nhận xét:

Hình 3: HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2012

Nếu như năm 2010,2011 là những năm doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn thì sang đến năm 2012 có thể nói là một năm khởi sắc cho lĩnh vực kinh doanh bột giặt và hoá mỹ phẩm của Công ty cổ phần Vilaco. Trong năm nay tổng nguồnvốn đã tăng từ năm 2010 là 76.603(trđ)

thì đến thời điểm cuối năm tổng nguồnvốn đã tăng lên 99.017(trđ), tính từ thời điểm đầu năm đến thời điểm cuối năm thì số vốn này đã tăng lên 22.414(trđ), một con số đáng khích lệ cho những khó khăn mà doanh nghiệp

đã phải trải qua để khẳng định và giữ vững thương hiệu và doanh số của mình.

Về vốn chủ sở hữu: Năm 2012, vốn chủ sở hữu đã tăng 5.647(trđ) từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22.615(trđ) lên 28.262(trđ) vào thời điểm cuối năm. Năm 2010 số vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ thì đến năm 2012 số vốn này đã tăng lên đáng kể

5.647(trđ), điều này chứng tỏ lãnh đạo công ty cùng với nhân viên nhà máy đã tích cực xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh.

Về nợ phải trả: Cùng với vấn đề tăng vốn chủ sở hữu thì số nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng lên rõ rệt, tại thời điểm đầu năm 2012 là 22.615(trđ) thì đến thời điểm cuối năm là 70.754(trđ), số nợ này tăng 16.766(trđ), điều đáng nói ở chỗ doanh nghiệp phải đi vay từ nguồn vốn bên ngoài nhiều nhưng điều này cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp bởi với nguồn vốn từ bên ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh tiếp cận được nguồn vốn để quay vòng sản xuất cũng như rút ngắn thời gian đầu tư cho các dự án kinh doanh của mình.

Kết luận: Trong thời gian phân tích là 3 năm, ta có thể thấy các kế hoạch huy động sử dụng vốn của doanh nghiệp có những bước thay đổi rõ rệt cũng với những biến động trong môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Xét trong cơ cấu nguồn vốn cũng như tình hình huy động vốn chúng ta sẽ xem xét nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh xem doanh nghiệp có huy động được nguồn vốn nhanh hay không và con số đó là bao nhiêu. Điều dễ nhận thấy nhất ở đây là nguồn vốn của doanh nghiệp đa phần dựa vào nguồn đi vay hay tài trợ từ bên ngoài, điều này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững, dễ nói nhất ở đây là trong môi trường có nhiều tính cạnh tranh về mẫu mã, sự đa dạng của sản phẩm thì nếu doanh nghiệp đón đầu đi trước được 1 bước sẽ thu được những thành quả rất lớn. Bên cạnh đó, công ty cổ phần Vilaco được thành lập vào năm 2003 đến khoảng thời gian 2012 là khoảng thời gian không dài nhưng doanh nghiệp đã

để có được nguồn huy động vốn ổn định và dài hạn. Một điều cũng đáng cân nhắc ở đây là dựa vào bản kế hoạch về tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu ta hoàn toàn có thể đánh giá được tính tự chủ trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp để từ đó lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm được số vốn thuộc về vốn chủ sở hữu để đưa ra phương án kinh doanh tốt nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần Vilaco (Trang 30)