Doanh thu

Một phần của tài liệu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã từ sơn (bắc ninh) (Trang 74)

Bảng 2.8. Doanh thu và lợi nhuận bình quân của các DN, năm 2004-2008

Năm Tổng vốn đầu tƣ (tỷ đồng) Vốn đầu tƣ thêm hàng năm (tỷ đồng) Bình quân vốn đầu tƣ thêm (triệu đồng) Doanh thu bình quân (tỷ đồng) Lợi nhuận bình quân (triệu đồng) 2004 445,88 99,36 552,0 6,0 73,3 2005 512,20 97,77 461,2 7,4 48,13 2006 472,19 101,41 448,7 5,3 49,3 2007 536,90 104,29 443,8 4,9 93,82 2008 1.674,32 429,89 741,2 7,3 88,17

Nguồn: Số liệu điều tra của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bắc Ninh Năm 2004, bình quân một DN đầu tƣ thêm 552 triệu đồng thì lợi nhuận thu đƣợc chỉ là 73,3 triệu đồng.Mức lợi nhuận bình quân thấp nhất từ 2004-2008 là năm 2005, đạt 48,13 triệu đồng/DN/năm trong khi vốn đầu tƣ bình quân tăng thêm là 461,2 triệu đồng. Hiệu quả sử dụng vốn của DN đƣợc cải thiện dần lên trong những năm sau. Đến năm 2007, lợi nhuận bình quân của DN đạt hơn 93 triệu đồng/năm trong khi vốn đầu tƣ tăng thêm không nhiều (443,8 triệu đồng). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống vào năm 2008 và còn kéo dài sang những năm sau. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế và ảnh hƣởng đặc biệt nghiêm trọng đến các DN vừa và nhỏ. Chính vì thế,

trong mấy năm qua, bên cạnh nhiều DN mới đƣợc cấp giấy phép kinh doanh thì cũng nhiều DN nhỏ đã bị phá sản, giải thể.

Bảng 2.9. Doanh thu của các DN vừa và nhỏ, năm 1999-2011 (theo giá cố định năm 1994)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Doanh thu

Tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu (%) Số DN Doanh thu bình quân/DN Tỷ lệ tăng trƣởng bình quân (%) 1999 260 116,78 40 6,5 16,07 2000 493 89,53 77 6,4 -1,54 2001 546 10,79 105 5,2 -18,75 2002 682 24,91 124 5,5 5,77 2003 769 12,80 157 4,9 -10,91 2004 1.087 41,29 180 6,0 22,45 2005 1.569 44,34 212 7,4 23,33 2006 1.198 -23,64 226 5,3 -28,38 2007 1.152 -8,84 235 4,9 -7,55 2008 4.242 58,99 580 7,3 48,98 2009 10.377 144,62 709 14,6 100 2010 11.504 10,86 970 11,8 -19,18 2011 18.362 59,61 1002 18,3 55,08

Nguồn: Số liệu điều tra của Cục Thống Kê Bắc Ninh Nhìn chung, doanh thu của các DN vừa và nhỏ đều tăng qua các năm. Do tăng nhanh về số lƣợng nên mức tăng doanh thu tính bình quân 1 DN không lớn nhƣ mức tăng tổng số doanh thu; năm thì tăng nhƣng có năm thì lại giảm.

Nếu xét theo ngành thì các DN vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất, chiếm 86% doanh thu của ngành công nghiệp, chiếm 55% của tổng doanh thu khối DN vừa và nhỏ, bình quân 1 DN đạt doanh thu 18,3 tỷ đồng trong năm 2011. Ngành thƣơng mại, doanh thu của các DN giảm trên cả tổng doanh thu và doanh thu bình quân 1 DN. Nguyên nhân chính là một số DN mới đi vào hoạt động có số tháng hoạt động bình quân trong năm thấp và quy mô nhỏ. Bên cạnh

đó, việc tăng lên về số lƣợng DN rất nhanh nhƣng hoạt động SXKD chƣa có sự tăng trƣởng tƣơng ứng dẫn đến việc doanh thu qua các năm có tăng lên nhƣng xét về doanh thu bình quân mỗi DN thì thực chất lại là giảm xuống.

Bảng 2.10. Vốn đăng ký kinh doanh bình quân của DN, năm 2004-2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Quy mô vốn đăng ký bình quân/DN

2004 2,8 2005 3,2 2006 3,6 2007 4,14 2008 6,56 2009 5,1 2010 15,17

Nguồn: Số liệu điều tra của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bắc Ninh Số lƣợng DN vừa và nhỏ tăng nhanh qua các năm, đồng thời quy mô DN đăng ký kinh doanh cũng tăng. Tuy nhiên, xét theo mức tăng quy mô vốn so với mức tăng của các chỉ số giá tiêu dùng hay tỷ lệ lạm phát trong thời gian qua thì thực tế quy mô của các DN ngày càng giảm. Do cùng với số tiền nhƣ vậy nhƣng các tài sản mà DN mua sắm đƣợc qua các năm sẽ giảm đi. Mô hình các DN nhỏ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các DN trên địa bàn thị xã.

Trong đó, việc góp vốn bằng tiền VNĐ là phổ biến, số lƣợng các DN đăng ký vốn bằng tài sản không nhiều. Vốn góp bằng ngoại tệ hầu nhƣ không có. Điều đó cho thấy còn có nhiều tồn tại trong việc chuyển đổi tài sản cá nhân thành tài sản của DN tại các cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản, hoặc những khó khăn của việc định giá tài sản góp vốn. Đặc biệt là các trƣờng hợp góp vốn bằng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

Về cơ cấu vốn đầu tƣ của các DN trong nền kinh tế ít có sự thay đổi trong thời gian qua, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11. Cơ cấu vốn đầu tƣ của DN vừa và nhỏ, năm 2004-2008

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Tổng vốn đầu tƣ xã hội

Vốn ngân sách DN vừa và nhỏ Thành phần kinh tế khác Số vốn Tỷ lệ (%) Số vốn Tỷ lệ (%) Số vốn Tỷ lệ (%) 2004 857,46 188,64 0,22 445,88 0.52 222,94 0,26 2005 948,52 218,16 0,23 512,20 0.54 218,16 0,23 2006 828,40 132,54 0,16 472,19 0.57 223,67 0,27 2007 958,75 172,58 0,18 536,90 0.56 249,27 0,26 2008 3.282,98 820,75 0,25 1.674,32 0.51 787,91 0,24 Nguồn: Số liệu điều tra của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bắc Ninh Cơ cấu vốn đầu tƣ của các DN vừa và nhỏ vẫn luôn chiếm ƣu thế (khoảng trên dƣới 70% trên tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội). Tuy nhiên, vốn đầu tƣ trung bình cho mỗi DN vừa và nhỏ còn rất nhỏ khi so sánh với các thành phần kinh tế khác trên địa bàn.

Quy mô vốn của các DN vừa và nhỏ tăng dần qua các năm. Năm 2004, tổng vốn đầu tƣ là hơn 445,88 tỷ đồng, nhƣng đến năm 2008 tổng vốn đầu tƣ đã lên đến hơn 1.674,32 tỷ đồng (gấp 3,76 lần).

Bảng 2.12. Quy mô vốn của DN vừa và nhỏ, năm 2004-2008

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng vốn đầu tƣ Vốn chủ sở hữu Vốn nợ Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2004 445,88 356,70 0,80 89,18 0,20 2005 512,20 389,27 0,76 122,93 0,24 2006 472,19 321,07 0,68 151,12 0,32 2007 536,90 338,25 0,63 198,65 0,37 2008 1.674,32 954,36 0,57 719,96 0,43

Nguồn: Số liệu điều tra của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bắc Ninh Cơ cấu vốn cũng có sự chuyển dịch nhanh. Năm 2004, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm đến 80% trên tổng vốn đầu tƣ, tỷ lệ này giảm dần qua các năm và đến năm 2008 con số này chỉ là 57%. Điều này cho thấy, nhu cầu về vốn của DN rất lớn, nguồn vốn

chủ sở hữu không thể đáp ứng hết nhu cầu này. DN ngày càng cần đến vốn từ bên ngoài, đến năm 2008, tỷ lệ vốn nợ chiếm đến 43% trên tổng vốn đầu tƣ.

Các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và DN Từ Sơn đều là những DN mới đƣợc thành lập từ sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng. Nhƣng các DN nhỏ và vừa đã chứng tỏ thấy sự thích ứng nhanh chóng trong môi trƣờng kinh tế mới bởi sự năng động, linh hoạt của loại hình DN này. Chính nhờ vào những hiệu quả đạt đƣợc trong hoạt động kinh doanh và niềm tin vào sự thinh vƣợng trong tƣơng lai nên hầu hết các DN đều muốn đầu tƣ mở rộng sản xuất. Hầu hết các DN đều xác định đây là giai đoạn cần phải đầu tƣ vì những mục tiêu lâu dài.

Nguồn vốn chủ sở hữu của các DN vừa và nhỏ hiện nay vẫn chủ yếu là từ hiệu quả của hoạt động SXKD, từ lợi nhuận giữ lại và từ các quỹ của DN nhƣ quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ khen thƣởng phúc lợi….hoặc vốn góp thêm của các cổ đông, của các thành viên tham gia góp vốn hình thành công ty từ những ngày đầu và những thành viên mới…đƣợc gọi chung là vốn chủ sở hữu

Theo thống kê trong 5 năm từ 2004-2008, nguồn vốn đầu tƣ từ vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn của DN vừa và nhỏ. Năm 2004, vốn chủ sở hữu chiếm đến 80%, tỷ lệ này giảm một cách nhanh chóng qua các năm và đến năm 2008 vốn chủ sở hữu chỉ còn chiếm 57% trên tổng vốn đầu tƣ. Cơ cấu vốn có sự thay đổi lớn là do những chính sách về đầu tƣ của nhà nƣớc có nhiều cải cách, DN có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác. Do các DN đều mới đi vào hoạt động nên lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động sản xuất không cao nên vốn tự bổ sung của DN chủ yếu là vốn góp thêm từ các cổ đông và các thành viên.

Một phần của tài liệu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã từ sơn (bắc ninh) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)