Các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã từ sơn (bắc ninh) (Trang 42)

+ Doanh thu của DN vừa và nhỏ: là toàn bộ các khoản tiền thu đƣợc từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác mang lại. Doanh thu của DN có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của DN. Trƣớc hết, doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho DN có thể tái sản xuất giản đơn cũng nhƣ tái sản xuất mở rộng; là nguồn để các DN có thể thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc nhƣ nộp các khoản thuế theo qui định; là nguồn để có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. Doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí đã bỏ ra, DN sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho DN không đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng và tất yếu sẽ đi tới phá sản. [9, 119]

+ Giá trị sản xuất của DN: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động của DN tạo ra trong một thời kỳ nhất định thƣờng tính cho một năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là 1 năm).

+ Lợi nhuận của DN vừa và nhỏ: là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD, là chỉ tiêu chất lƣợng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của

DN. Từ góc độ của DN, có thể thấy rằng lợi nhuận của DN là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà DN bỏ ra để đạt đƣợc doanh thu đó từ các hoạt động của DN đƣa lại. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động SXKD của một DN, đƣợc coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả SXKD của DN. [9, 149]

+ Tỷ suất lợi nhuận: bao gồm tỷ suất lợi nhuận vốn, tỷ suất lợi nhuận giá thành, tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng, các chỉ tiêu sinh lời (nhƣ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu…). Việc phấn đấu tăng lợi nhuận và hơn nữa là làm tăng tỷ suất lợi nhuận là nhiệm vụ thƣờng xuyên của DN.

+ Nộp ngân sách: bao gồm các khoản đóng góp của DN cho Nhà nƣớc nhƣ doanh thu, thuế suất (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập DN, tiền thu về sử dụng vốn ngân sách…)

+ Chỉ số lao động có việc làm: bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp do các DN vừa và nhỏ tạo ra.

+ Nâng cao mức sống dân cƣ: Đƣợc thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

+ Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tƣ vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và việc đẩy mạnh công bằng xã hội.

+ Gia tăng số lao động có việc làm: đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lƣợc phát triển KT-XH của các nƣớc thừa lao động, thiếu việc làm.

+ Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nƣớc đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là những nƣớc nhập siêu. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DN VỪA VÀ NHỎ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN (BẮC NINH) TỪ NĂM 1999-2011

2.1. Tổng quan về DN vừa và nhỏ thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh):

Một phần của tài liệu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã từ sơn (bắc ninh) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)