Trong những năm qua, Trung Quốc đã có những kỳ tích trong tăng trƣởng kinh tế. Mức GDP hàng năm từ 7,5-8%, trở thành quốc gia có mức tăng trƣởng kinh tế cao nhất thế giới. Năm 2008, Trung Quốc có 9,7 triệu DN vừa và nhỏ chiếm trên 99% tổng số DN của cả nƣớc, chiếm tỷ trọng trên 70% tổng giá trị sản phẩm kinh tế quốc
dân, hơn 60% nguồn thuế, giải quyết 75% việc làm tại thành thị và tạo việc làm cho hơn 80% lao động mới.
Quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc gắn liền với sự thay đổi căn bản cơ cấu thành phần kinh tế. Từ đó nền kinh tế hoàn toàn dựa vào kinh tế quốc doanh và tập thể chuyển sang nền kinh tế hỗn hợp, trong đó DN vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. [10, 23]
Các chính sách phát triển DN vừa và nhỏ của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh hợp lý cho các DN nhằm cân đối cũng nhƣ chuyên môn hoá trong nền kinh tế. Đặc điểm chung của các chính sách phát triển DN vừa và nhỏ của Trung Quốc là: [10, 23]
- Các chính sách phát triển DN vừa và nhỏ ở Trung Quốc dựa trên các điểm chính đó là nếu một DN vừa và nhỏ nào cần một số lƣợng lớn các phụ tùng và các linh kiện thì yêu cầu có sự phân bổ hợp lý và sự cộng tác chặt chẽ giữa DN lớn, vừa và nhỏ. Các DN vừa và nhỏ phải linh hoạt để phù hợp với thị trƣờng, tránh tình trạng dƣ thừa và trùng lặp, các DN lớn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sự phát triển của các DN này sẽ kéo theo sự phát triển của các DN vừa và nhỏ. Các DN vừa và nhỏ phải căn cứ vào quy mô kinh tế hợp lý để tổ chức sản xuất. Khuyến khích các DN vừa và nhỏ đầu tƣ với kỹ thuật và kỹ năng quản trị hiện đại, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
- Các DN vừa và nhỏ có ƣu thế hơn trong lĩnh vực dịch vụ do dịch vụ gần với quần chúng và trực tiếp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Hai lĩnh vực chính phát triển dịch vụ là buôn bán nhỏ và ăn uống. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích mở rộng việc làm và tập trung các DN vừa và nhỏ đầu tƣ vào khu vực dịch vụ nhƣ bảo vệ môi trƣờng, du lịch, in ấn, giải trí... [11, 62]
- Tạo điều kiện thuận lợi để các DN vừa và nhỏ xuất khẩu, nhiều sản phẩm đƣợc khuyến khích sản xuất tại các ngành mà DN vừa và nhỏ chiếm phần lớn nhƣ nông nghiệp, chế biến sản phẩm từ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, dệt...
- Chính phủ đã thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ các DN vừa và nhỏ nhƣ thƣ mục ấn phẩm khoa học trong và ngoài nƣớc, thành tựu khoa học kỹ thuật, sáng chế phát minh, sản phẩm mới, thị trƣờng... [12, 72]
- Xí nghiệp hƣơng trấn là một hình thức mới của công nghiệp hoá nông thôn mang đặc sắc Trung Quốc, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, xí nghiệp hƣơng trấn phát triển đã làm lớn mạnh thực lực kinh tế quốc dân, thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, thúc đẩy cải cách kinh tế Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến việc phát triển các nghề truyền thống trong các xí nghiệp hƣơng trấn, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa nông thôn Trung Quốc, trƣớc hết là những cải cách về thể chế và phi thể chế đối với những vùng nông thôn để phát triển nền kinh tế thị trƣờng XHCN. Song song với nó là chính sách mở cửa bắt đầu từ năm 1979 với việc hình thành bốn đặc khu kinh tế vùng duyên hải, thu hút vốn và công nghệ nƣớc ngoài. Chính sách quan trọng khác của Chính phủ là phân cấp và tăng cƣờng quyền tự chủ hơn cho chính quyền địa phƣơng có quyền và trách nhiệm chi tiêu ngân sách để phát triển địa phƣơng mình, đặc biệt là đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng. Chính phủ cũng ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển vùng nông thôn nhƣ tăng đầu tƣ cho sản xuất hàng nguyên liệu sơ chế, trợ giá hàng nông sản và có chính sách chỉ phát triển các xí nghiệp chế biến thực phẩm ở vùng nông thôn.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp cụ thể và thực tiễn rất thành công: [10, 25]
- Chính sách thuế: Quy định chính sách thuế khác nhau cho các vùng nghề khác nhau, ƣu tiên các xí nghiệp hƣơng trấn, hạ mức thuế áp dụng cho các xí nghiệp hƣơng trấn, miễn tất cả các loại thuế trong 3 năm.
- Chính sách tín dụng: Cung cấp tín dụng cho xí nghiệp hƣơng trấn, một số ngân hàng đều đã tham gia vào việc cho vay đối với các xí nghiệp hƣơng trấn.
- Chính sách xuất khẩu: Tạo điều kiện cho các xí nghiệp hƣơng trấn tham gia vào các hoạt động của thị trƣờng xuất khẩu, từ đó tạo ra sự phát triển vƣợt bậc của nhiều xí nghiệp hƣơng trấn.
- Chính sách kích cầu: Thành tựu chủ yếu mà kinh tế Trung Quốc đạt đƣợc là nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân, tăng nhu cầu tiêu dùng, từ đó mở ra cơ hội thuận lợi cho xí nghiệp hƣơng trấn nói chung và ngành nghề truyền thống nói riêng.
- Chính sách bảo hộ hàng hoá nội địa: Tạo điều kiện cho các xí nghiệp hƣơng trấn khai thác, tạo lập thị trƣờng ở các địa phƣơng, ổn định đƣợc thị trƣờng trong nƣớc.
- Chính sách công nghệ: Chính phủ đã đề ra chƣơng trình “đốm lửa” nhằm chuyển giao công nghệ và khoa học ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tới những vùng nông thôn, kết hợp khoa học với kinh tế.
Gần đây, Trung Quốc đã đề ra hàng loạt các biện pháp nhằm khuyến khích các DN vừa và nhỏ phát triển: [10, 26]
- Bãi bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử với các DN vừa và nhỏ về lĩnh vực kinh doanh, thuế. Cho phép các DN tƣ nhân đƣợc mua lại và chuyển quyền sở hữu những DN Nhà nƣớc làm ăn thua lỗ.
- Bắc Kinh cấp giấy phép về xuất khẩu cho các công ty tƣ nhân từ năm 1999. Các công ty tƣ nhân đƣợc phép nắm giữ 49% cổ phần trong các DN ngoại thƣơng.
- Cho phép các công ty tƣ nhân đƣợc tham gia vào thị trƣờng chứng khoán ở trong nƣớc, đƣợc bán cổ phiếu cho ngƣời nƣớc ngoài. Điều đó mở ra cơ hội cho khu vực kinh tế tƣ nhân tiếp cận và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển.
- Những ngƣời tham gia trong các DN tƣ nhân đƣợc phép tham gia Đảng cộng sản Trung Quốc từ 01/7/2001. [13, 154]
- Ngoài ra, Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách nhằm tăng quy mô cũng nhƣ tổng số tiền vốn cho các DN vừa và nhỏ. Một trong những giải pháp đƣợc chú trọng áp dụng là xây dựng hệ thống tổ chức tài chính về bảo lãnh trên toàn quốc. Trung Quốc hiện có 4.347 tổ chức tài chính đứng ra bảo lãnh cho DN vừa và nhỏ vay vốn chủ yếu từ NSNN. Phần lớn các DN vừa và nhỏ của Trung Quốc đều đƣợc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính. Hiện số tiền vay của DN vừa và nhỏ lên tới 1,75 nghìn tỷ nhân dân tệ, đã có 31% DN vừa và nhỏ đã đƣợc đƣa vào danh sách tín dụng ngân hàng và đã có 1/10 trong tổng số các DN vừa và nhỏ này đƣợc tiếp xúc với các nguồn vốn vay là ngân hàng Trung Quốc do đã có những bƣớc phát triển vững chắc.
- Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập quỹ tiền tệ dành riêng cho DN vừa và nhỏ đồng thời cũng có những giải thƣởng cho những DN đã có những giải pháp "thoát hiểm" cũng nhƣ cải cách quản trị, quản lý, huy động vốn trong thời kỳ khủng hoảng. Đối với DN vừa và nhỏ có kết quả SXKD tốt, Nhà nƣớc có thể giảm hoặc miễn chi phí bảo lãnh về vốn.
- Chính phủ tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế, đặc biệt là việc cho vay của ngân hàng, nhằm giảm tỷ lệ cho vay cũng nhƣ các nguy cơ tín dụng và hạ nhiệt
nền kinh tế, việc vay vốn ngân hàng của các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là nhỏ và siêu nhỏ sẽ dễ giải quyết thông qua dịch vụ tài chính sáng tạo, đổi mới đƣợc triển khai từ năm 2009.
Nhà nƣớc Trung Quốc tập trung vào 3 hệ thống nhằm giúp DN vừa và nhỏ phát triển là hệ thống chính sách, hệ thống tài chính và hệ thống dịch vụ. Đến nay, Nhà nƣớc Trung Quốc cũng đã kiện toàn hệ thống bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ; đồng thời thành lập xong Ủy ban thúc đẩy DN vừa và nhỏ phát triển.