Thứ nhất, cần có nghiên cứu đầy đủ về lực lƣợng lao động trong độ tuổi hiện nay bao gồm số lao động đang làm việc, lao động chƣa có việc làm, lao động đang đƣợc đào tạo đồng thời dự báo số lao động tăng, giảm chuyển dịch hàng năm với cơ cấu theo địa phƣơng, ngành cùng các tiêu chí về chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣ văn hoá, học vấn, tâm lý ƣa thích việc làm. Từ những số liệu đó kết hợp với các xu hƣớng phát triển ngành nghề của thế giới kể cả nhu cầu nhập khẩu lao động của một số quốc gia thành viên WTO để dự báo phát triển nguồn nhân lực theo ngành.
Rà soát lại nội dung, điều kiện dạy và học, nghiên cứu đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng thức đào tạo tại các trƣờng đại học, cao đẳng và dạy nghề, theo hƣớng gắn với yêu cầu của hoạt động SXKD và dịch vụ, cung cấp cho ngƣời học các kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và ý thức trách nhiệm; đƣa nhanh công nghệ thông tin vào nội dung đào tạo và quản lý quá trình đào tạo; khuyến khích liên kết giữa các trƣờng Đại học, Cao đẳng, dạy nghề với các DN để nâng cao khả năng thực hành, cơ hội việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp.
Thứ hai, xây dựng vƣờn ƣơm DN vừa và nhỏ ở các cơ sở đào tạo. Có thể bổ sung thêm các môn học về lập nghiệp và khởi sự DN, một số cơ sở đào tạo tiên tiến cần xây dựng các vƣờn ƣơm DN vừa và nhỏ để học sinh, sinh viên có thể thành lập
DN nay tại vƣờn ƣơm đó để đi vào thị trƣờng. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ mô hình này theo hƣớng xã hội hoá, có sự kết hợp giữa sức lực, vốn của học sinh, sinh viên với vốn của các DN muốn phát triển thành viên, chi nhánh, vốn tín dụng và vốn tài trợ quốc tế.
Để chuyển hoạt động khởi sự DN vừa và nhỏ từ các diễn đàn ra cuộc sống cần có cơ sở ban đầu để học sinh, sinh viên hoạt động thực sự, sau đó chuyển tiếp vào thị trƣờng. Có thể xây dựng các Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ ở một số vùng với cơ sở vật chất cần thiết để DN vừa và nhở ở vƣờn ƣơm hoạt động và chuyển giao tài sản khi DN vừa và nhỏ có địa điểm mới trên thị trƣờng, giới thiệu DN vừa và nhỏ thuê đất KCN, làm thành viên DN khác,…
Thứ ba, xã hội hoá dạy nghề, rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lƣới cơ sở dạy nghề và phân cấp việc cấp giấy phép thành lập các trung tâm đào tạo nghề. Khuyến khích các DN vừa và nhỏ thành lập cơ sở dạy nghề theo hƣớng liên kết để lao động đƣợc học những nghề cơ bản, có khả năng tự học và chuyển đổi nghề.
Thứ tƣ, lồng ghép nhiệm vụ của các chƣơng trình KT-XH với việc đào tạo nghề, ví dụ nhƣ chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ, khuyến công, chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, chƣơng trình hỗ trợ xã khó khăn. Mỗi chƣơng trình dự án cụ thể ở địa phƣơng đặt ra nhiệm vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ với việc thành lập mới DN vừa và nhỏ hoặc bổ sung nguồn nhân lực cho DN vừa và nhỏ. Tranh thủ tối đa hợp tác, kêu gọi tài trợ quốc tế cho đào tạo.
Thứ năm, điều tra, đánh giá hiệu quả các hình thức dạy nghề ở các cơ sở hiện có, phân tích ƣu điểm, hạn chế, đề xuất nội dung dạy nghề phù hợp với yêu cầu về lao động có nghề của nền kinh tế.
3.2.1.5. Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực DN vừa và nhỏ:
Thứ nhất, tuyên truyền vị trí, vai trò và gƣơng doanh nhân có thành tích để nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, cộng đồng dân cƣ. Thay đổi cách nhìn đối với DN vừa và nhỏ, bỏ mặc cảm về “tƣ nhân và bóc lột” gắn kết các DN vừa và nhỏ với nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phƣơng trong đó nhấn mạnh đến giải quyết việc làm, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng, xây dựng tinh thần kinh doanh của cộng đồng.
Thứ hai, soạn thảo chuyên đề DN vừa và nhỏ đƣa vào chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và trƣờng dạy nghề. Tổ chức các buổi sinh hoạt trong cộng đồng về DN vừa và nhỏ, tăng cƣờng giao lƣu giữa doanh nhân và sinh viên, học sinh và công dân qua hình thức đối thoại, hội thảo…
Thứ ba, xây dựng chƣơng trình văn hoá kinh doanh. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành thực hiện việc kiểm tra, uốn nắn các sai sót của DN vừa và nhỏ trong các hoạt động nội bộ DN và trao đổi trên thị trƣờng. Các giải thƣởng giành cho DN, doanh nhân cần có tiêu chí về văn hoá ứng xử.
3.2.1.6. Xã hội hoá việc xây dựng cơ chế quản lý DN vừa và nhỏ:
Nhân dân lao động trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý Nhà nƣớc. Do vậy kế hoạch, chính sách phát triển DN vừa và nhỏ cần công khai hoá theo quy trình xây dựng cơ chế chính sách có sự tham gia của ngƣời dân. Vấn đề này đã đƣợc cam kết với WTO về sự minh bạch hoá chính sách.
- Nhà nƣớc thông qua kiến nghị của DN vừa và nhỏ đạt đến một số lƣợng nhất định thì phải xem xét lại chính sách hiện hành.
- Cơ quan soạn thảo chính sách có thể xây dựng đề cƣơng, cung cấp tƣ liệu lấy ý kiến trong cộng đồng DN vừa và nhỏ, dự thảo các văn bản pháp quy lấy ý kiến DN vừa và nhỏ trong 60 ngày trƣớc khi ban hành.
- Các văn bản hành chính cần đƣợc công khai tại trụ sở cơ quan hoặc đƣa lên báo chí nhằm hạn chế những công văn cá biệt, riêng lẻ có lợi ích cục bộ, đồng thời đòi hỏi hệ thống hành chính có trách nhiệm khi thực thi công vụ, chống việc che dấu thông tin, sử dụng các công văn cá biệt .
Từ năm 2003, Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg ngày 11.12.2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật DN, khuyến khích phát triển DN vừa và nhỏ, yêu cầu các Bộ, ngành, chính quyền địa phƣơng thực hiện nguyên tắc: “Trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến môi trƣờng kinh doanh, đến quyền lợi và nghĩa vụ của DN, phải lấy ý kiến tham gia của cộng đồng DN. Khi ban hành, phải tổ chức phổ biến rộng rãi và hƣớng dẫn thi hành đến các cấp cơ sở, các hiệp hội và DN”. Nguyên tắc này cần đƣợc kiểm tra, giám sát. Do thiếu chia sẻ thông tin, thiếu giám sát nên có nhiều chính sách của địa phƣơng trái với luật pháp mà 1, 2 năm sau bộ, ngành mới đề nghị rà soát và kiến nghị huỷ bỏ.
3.2.1.7. Nâng cao vai trò của Hội đồng khuyến khích phát triển DN vừa và nhỏ:
Hội đồng khuyến khích phát triển DN vừa và nhỏ thành lập theo Quyết định số 12/2003/QĐ-TTg ngày 17.01.2003 của Thủ tƣớng Chính phủ, hoạt động theo Quyết định số 185/QĐ/BKH ngày 24.03.2003 của Chủ tịch Hội đồng Khuyến khích phát triển DN vừa và nhỏ (Chủ tịch là Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ).
Hội đồng với những thành viên mở cần liên kết với cơ quan thƣờng trực là Cục DN vừa và nhỏ, Hiệp hội DN vừa và nhỏ, phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh HTX Việt Nam, Ban điều phối cấp tỉnh để tổng hợp đƣợc trí tuệ tập thể, kinh nghiệm thực tiễn, đƣa ra đƣợc những giải pháp tích cực, đồng thuận và cộng hƣởng tác động.
Sau 1, 2 năm cần đánh giá vai trò của Hội đồng để rút kinh nghiệm và tái cấu trúc lại bộ máy hỗ trợ theo hƣớng giảm các đầu mối, chuyển giao một số nhiệm vụ cho Hội DN vừa và nhỏ vở Trung ƣơng và địa phƣơng. Chúng ta có nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức Hội đồng, giai đoạn ban đầu cần thiết nhƣng sau 5 năm những cơ cấu này cần thay đổi trả lại chức năng cho hệ thống công quyền và Hiệp hội.
3.2.1.8. Tối đa hoá ảnh hưởng tích cực của WTO:
Thứ nhất, tổ chức phổ biến các cam kết với WTO và những kinh nghiệm của các nƣớc thành viên mới gia nhập WTO giới thiệu tài liệu và chỉ dẫn các địa chỉ để DN vừa và nhỏ tiếp cận thông tin về WTO, tổ chức nhiều lớp học, hội thảo miễn phí với những chủ đề riêng nhƣ ảnh hƣởng của WTO đến từng nhóm hàng, mặt hàng, loại dịch vụ và các phƣơng án ứng xử của DN vừa và nhỏ. Giới thiệu các công thức tính toán chủ yếu là thuế ảnh hƣởng đến chi phí SXKD, ƣớc tính giá thành sản xuất trong nƣớc so sánh với các nƣớc cạnh tranh, dự báo lƣợng hoá khối lƣợng xuất khẩu vào các thị trƣờng mới.
Thứ hai, các cơ quan Nhà nƣớc cần có nghiên cứu và thông tin về những ngành hàng Việt Nam có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh ở các thị trƣờng cụ thể, xác định nhóm hàng ƣu tiên đầu tƣ sản xuất để có lộ trình hỗ trợ theo hƣớng:
- Đầu tƣ đổi mới công nghệ;
- Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực;
- Thông tin về đặc tính, tập quán các thị trƣờng; - Giới thiệu tiêu chuẩn hàng hoá của nƣớc nhập khẩu;
- Các quy tắc quốc tế về giao dịch, ký kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp thƣơng mại;
- Tổ chức các cuộc giao lƣu giữa các DN vừa và nhỏ của Việt Nam với các DN đối tác ở từng ngành hàng, từng quốc gia,…
Thứ ba, xây dựng các mô hình liên kết ngành, lấy ý kiến DN vừa và nhỏ tham gia mô hình liên kết đó. Các mô hình liên kết tiến đến hình thành một số dự án đầu tƣ và các hợp đồng giữa các DN vừa và nhỏ, không nên dừng lại ở những tuyên bố hội thảo và những cam kết không có tính hiện thực…
Thứ tƣ, hình thành một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan nhà nƣớc để đào tạo, nâng cao năng lực chuyên gia tƣ vấn nhằm cung cấp các dịch vụ nhanh nhất cho DN vừa và nhỏ. Hiện nay chúng ta rất thiếu các chuyên gia hội nhập kinh tế quốc tế khiến DN vừa và nhỏ mất cơ hội kinh doanh hoặc phải trả chi phí quá cao.
3.2.1.9. Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán và thuế:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán và báo cáo tài chính:
- Mở rộng phạm vi, đối tƣợng áp dụng chế độ kế toán cho các DN nhỏ và vừa. Nghiên cứu xây dựng phƣơng pháp kế toán đơn giản áp dụng cho các DN nhỏ, trình độ quản lý thấp; đơn giản hoá hệ thống tài khoản.
- Đơn giản hoá các quy định về lƣu giữ hoá đơn chứng từ đối với DN nhỏ và vừa theo hƣớng đối với chứng từ bắt buộc và chứng từ không bắt buộc.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định liên quan đến thuế:
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thuế thu nhập DN theo hƣớng mở rộng đối tƣợng chịu thuế thu nhập DN; đơn giản hoá phƣơng pháp và căn cứ tính thuế; giảm các trƣờng hợp ƣu đãi thuế để đơn giản hoá chính sách ƣu đãi, tạo cơ hội cho các DN nhỏ và vừa dễ tiếp cận và hƣởng các ƣu đãi.
- Thu hẹp diện nộp thuế thu nhập DN theo phƣơng pháp khoán để khuyến khích các đối tƣợng nộp thuế khoán thực hiện đăng ký kinh doanh theo Luật DN.
- Mở rộng phạm vi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế theo hƣớng ban hành quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tƣợng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thu – nộp thuế.
- Nghiên cứu, bổ sung quy định về khấu hao tài sản cố định theo hƣớng cho phép áp dụng chế độ khấu hao luỹ tiến, nhằm khuyến khích các DN, trong đó có DN nhỏ và vừa thực hiện đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật Hải quan theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục và quy trình thông quan hàng hóa, công khai hóa danh mục thuế xuất, nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nhỏ và vừa tự kê khai, áp mã, áp giá”
Chúng ta hiểu đây là cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với những vấn đề DN vừa và nhỏ quan tâm. Cần bảo đảm thời gian và phƣơng thức sửa đổi, tiếp thu đầy đủ ý kiến của cộng đồng DN vừa và nhỏ trƣớc khi ban hành.
3.2.1.10. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho DN vừa và nhỏ:
Bên cạnh các diễn đàn cần thiết lập hệ thống thông tin trong nƣớc với hình thức cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi của DN vừa và nhỏ, nâng chất lƣợng các báo về DN, các trang điện tử, bản tin của các trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ ở cấp thị xã. Mở thêm các đƣờng dây nóng, sử dụng các chuyên gia, cộng tác viên làm ngoài giờ để tƣ vấn và cung cấp thông tin cho DN vừa và nhỏ.
Có cơ chế liên kết để các cơ quan tham tán kinh tế thƣơng mại cung cấp tin thị trƣờng quốc tế và xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ với các nƣớc thành viên WTO và các quốc gia, vùng lãnh thổ. Cơ chế đó vừa là nhiệm vụ, vừa là đơn đặt hàng mà Chính phủ và DN vừa và nhỏ sẽ trang trải chi phí. Kinh nghiệm hoạt động của tham tán kinh tế các sứ quán ở Việt Nam cần đƣợc nghiên cứu để chuyển giao cho cán bộ sứ quán Việt Nam ở nƣớc ngoài.
Hỗ trợ DN vừa và nhỏ xây dựng thƣơng hiệu, cung cấp các thƣơng hiệu hiện có để DN vừa và nhỏ không đƣa ra thƣơng hiệu trùng lặp, chú ý xây dựng sớm thƣơng hiệu những sản phẩm có sức cạnh tranh.
3.2.2. Nhóm các giải pháp của UBND thị xã Từ Sơn:
3.2.2.1. Giải pháp đối với UBND thị xã Từ Sơn:
- Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tƣ tƣởng: tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế tƣ nhân; tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội; tuyên truyền sâu rộng các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc trong trợ giúp phát triển DN.
- Rà soát, điều tra, tổng hợp, phân loại, cung cấp thông tin về DN, DN nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn theo tiêu chí tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30.6.2009 của Chính phủ; cụ thể theo các lĩnh vực ngành nghề nhƣ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; thƣơng mại và dịch vụ; với số lao động và tổng nguồn vốn để từ đó phân loại: DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa; Xây dựng chƣơng trình ứng dụng thông tin trong quản lý DN, bao gồm cơ sở dữ liệu, nối mạng thông tin giữa các cơ quan chức năng, hỗ trợ phát triển thƣơng mại điện tử.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các DN nhỏ và vừa. Có kế hoạch cụ thể đối với các trƣờng đào tạo nghề trong thị xã, trong đó đi sâu vào đào tạo nguồn nhân lực đối với những lĩnh vực mà các DN đang cần, đang thiếu; xây dựng kế hoạch huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng, cũng nhƣ nguồn vốn Quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa, nhằm giúp các DN nhỏ và vừa đƣợc tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn tín dụng. Chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc thị xã cùng với các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng có kế hoạch cụ thể về huy động vốn, kế hoạch cho vay với đối tƣợng là các DN nhỏ và vừa; và phối hợp chặt chẽ với Quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa trong việc giúp