1.2.2.1. Chiến lược phát triển DN vừa và nhỏ gắn liền với chiến lược phát triển KT-XH chung của đất nước:
Chính sách phát triển DN vừa và nhỏ có thành công hay không tuỳ thuộc rất lớn vào sự phù hợp của nó với chính sách phát triển KT-XH chung của đất nƣớc. Vì DN vừa và nhỏ xét cho cùng là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nên nó không thể tách rời với sự phát triển KT-XH nói chung. Do đó, nếu các mục tiêu chiến lƣợc nhằm phát triển DN vừa và nhỏ đi chệch với các mục tiêu chiến lƣợc phát triển KT-XH chung thì sẽ làm cho các nguồn lực của nền kinh tế bị phân tán và không tạo ra tác động cộng hƣởng cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Là một nƣớc đang trong giai
đoạn chuyển đổi, với nguồn lực bị giới hạn và chƣa đƣợc khai thác tốt thì Việt Nam càng cần thiết phải quán triệt quan điểm này, coi chiến lƣợc phát triển DN vừa và nhỏ nhƣ là một bộ phận của chiến lƣợc phát triển KT-XH, thực hiện các mục tiêu, cùng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của đất nƣớc. Để làm đƣợc điều này, ngoài việc phải dành một nguồn lực nhất định cho phát triển DN vừa và nhỏ thì Chính phủ cần có các chính sách động viên khuyến khích các nhà đầu tƣ trong nƣớc bỏ vốn vào kinh doanh và phát huy các thế mạnh hiện có của khu vực kinh tế này. Trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Chính phủ cũng cần có các chính sách thu hút các nhà đầu tƣ là các DN vừa và nhỏ ở một số nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản để DN vừa và nhỏ Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Không những thế, Chính phủ cũng cần có các chính sách khuyến khích Việt kiều đầu tƣ vào kinh doanh ở Việt Nam, hoặc tham gia với tƣ cách là các đầu mối phân phối sản phẩm của việt nam ra nƣớc ngoài. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm rất thành công ở nhiều nƣớc trên thế giới.