Xây dựng văn hoá kinh doanh

Một phần của tài liệu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã từ sơn (bắc ninh) (Trang 122)

Quốc phát huy cao độ. Khi các DN có hƣớng vào giá trị văn hoá thì các giá trị khác cộng hƣởng theo. Giá trị văn hoá có thể đúc kết vào sáu chữ “hợp tác, cạnh tranh, phát triển”. Biểu hiện của văn hoá đa dạng, phong phú nên mỗi DN vừa và nhỏ vừa có nét chung vừa có nét riêng biệt để tạo hình ảnh và uy tín trên thị trƣờng.

Hiện nay chƣa có thiết chế văn hoá DN nhƣng mỗi DN vừa và nhỏ có thể xây dựng nét văn hoá của riêng với những nội dung sau:

- Xây dựng nội quy nơi làm việc, cụ thể ở mỗi bộ phận, mỗi vị trí công tác phải có bản mô tả chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ công việc.

- Xây dựng quy trình sản xuất theo các chứng chỉ về chất lƣợng để bảo đảm sản phẩm, dịch vụ đƣa ra thị trƣờng có chất lƣợng ổn định.

- Sử dụng triết lý hình thức khẩu hiệu ghi tạc vào mỗi ngƣời lao động tinh thần DN.

- Thể nghiệm phong cách kinh doanh theo tinh thần mới, sáng tạo không bắt chƣớc nhƣng phù hợp với văn hoá Việt Nam. Một số DN áp dụng triết lý của Nhật Bản, hay Hàn quốc ở những khía cạnh dị biệt xem ra không tác dụng, ví dụ nhƣ dùng hình nộm, ảnh ngƣời lãnh đạo DN ở phòng kín để nhân viên vào xả “stress”

- Văn hoá DN vừa và nhỏ có lẽ dồn về hình mẫu sản phẩm và phong cách giao dịch, bán hàng, các DN vừa và nhỏ của Hàn Quốc đã đạt đến mức văn hoá dân tộc khi sản phẩm dịch vụ của họ không lời giới thiệu, không nhãn mác ngƣời ta vẫn nhận thấy sản phẩm đó xuất xứ từ Hàn quốc, tƣơng tự nhiều quốc gia cũng đạt đến ngƣỡng đó bằng cách không làm sản phẩm giống nƣớc khác về kiểu dáng, màu sắc, công dụng…

- Để hình thành văn hoá DN, ngay từ đầu ngƣời chủ DN vừa và nhỏ cần ý thức đƣợc giá trị bền vững của văn hoá, không tự ti, không áp đặt mà gƣơng mẫu. Các tổ chức đoàn thể trong DN vừa và nhỏ cần nêu cao tinh thần văn hoá, tham gia giáo dục, vận động ngƣời lao động hƣớng vào giá trị nhân văn từ nội bộ DN đến thị trƣờng mà DN tham gia.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nhiều thành phần, các loại hình DN vừa và nhỏ cũng có sự tăng tiến về số lƣợng, mở rộng về quy mô hoạt động và đã khẳng định rõ vai trò tích cực của nó đối với sự phát triển KT-XH. Tuy nhiên, các DN vừa và nhỏ cũng gặp không ít khó khăn về môi trƣờng cơ chế chính sách, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn vốn… Đề tài “Phát triển DN vừa và

nhỏ ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninhnhằm giải quyết những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn và nâng cao hiệu quả KT-XH của loại hình DN này trong giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu đặt ra và có một số đóng góp nhất định:

- Luận văn đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận về DN vừa và nhỏ, làm rõ vai trò của DN vừa và nhỏ đối với sự phát triển KT-XH, nghiên cứu về tình hình phát triển DN vừa và nhỏ ở một số nƣớc, để rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển DN vừa và nhỏ ở nƣớc ta nhằm nâng cao hiệu quả KT-XH của loại hình DN này.

- Luận văn đã khái quát một số vấn đề chủ yếu về điều kiện tự nhiên và KT-XH thị xã Từ Sơn, đi sâu phân tích các chính sách của Nhà nƣớc và địa phƣơng để thấy những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển DN vừa và nhỏ. Đặc biệt từ nghiên cứu và khảo sát động thái phát triển DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn, luận văn đã làm rõ những thành tựu và những đóng góp của nó đối với sự phát triển KT-XH của địa phƣơng. Luận văn cũng đã chỉ ra những hạn chế và những nguyên nhân đã ảnh hƣởng đến sự phát triển DN vừa và nhỏ trong thời gian qua. Bƣớc vào giai đoạn mới, xuất phát từ nhu cầu phát triển KT-XH ở thị xã Từ Sơn, luận văn đã chỉ ra những cơ hội và thách thức với DN vừa và nhỏ trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ ra mục tiêu và những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển DN vừa và nhỏ ở thị xã Từ Sơn hiện nay.

+ Đối với Nhà nƣớc: Xây dựng môi trƣờng thể chế minh bạch và bình đẳng giữa các loại hình DN; tiếp tục phát huy tác dụng của Luật DN năm 2005, Luật đầu tƣ năm 2005, Luật đất đai và các bộ luật khác; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng phục vụ DN, duy trì sự ổn định KT-XH; kết hợp đồng bộ các giải pháp phát triển các DN vừa và nhỏ với các công cụ quản lý vĩ mô; thành lập các cơ quan hỗ trợ DN vừa và nhỏ; hoàn thiện các chính sách đất đai, hỗ trợ tín dụng, thuế,

khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực, thị trƣờng, thƣơng mại.

+ Đối với UBND thị xã Từ Sơn: Thành lập Ban chỉ đạo phát triển DN vừa và nhỏ; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển DN vừa và nhỏ; xây dựng chƣơng trình khuyến khích phát triển DN vừa và nhỏ; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất phát triển các DN vừa và nhỏ; phát triển du lịch làng nghề. Tăng cƣờng hoạt động của các cơ quan trợ giúp DN, hoạt động của Hiệp hội DN vừa và nhỏ và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

+ Đối với các DN vừa và nhỏ: Cần phải nâng cao ý thức xây dựng văn hoá, đạo đức kinh doanh, xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh, định hƣớng lại chiến lƣợc sản phẩm, nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm, có hệ thống tiêu thụ sản phẩm; đổi mới thiết bị, công nghệ; xây dựng ý thức thƣờng xuyên cải thiện nâng cao tính minh bạch trong quản trị nội bộ DN; xây dựng văn hoá DN; xây dựng thƣơng hiệu DN; nắm vững cam kết cụ thể lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan ban ngành địa phƣơng:

Thứ nhất, cần xây dựng mối liên kết đồng thuận Chính phủ - Hiệp hội - DN: Nhà nƣớc phục vụ DN vừa và nhỏ giảm can thiệp và cai quản, Hiệp hội đại diện quyền lợi cho DN vừa và nhỏ là thành viên và hỗ trợ, DN vừa và nhỏ thực hiện luật pháp, cam kết và năng động với thị trƣờng tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ hai, miễn tiền thuê đất có hạ tầng cho DN vừa và nhỏ trong một thời gian ít nhất 5 năm. Khoản chi phí bồi thƣờng giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật của diện tích đất này đƣợc trừ vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất mà chủ đầu tƣ phải nộp NSNN theo quy định. Tuy nhiên cũng cần có chế tài thu hồi đất đối với DN vừa và nhỏ không thực hiện cam kết thời gian triển khai dự án, việc thu hồi có thể diễn ra sau 6-12 tháng để giao cho DN vừa và nhỏ khác; cho DN vừa và nhỏ nợ tiền thuê đất.

Thứ ba, tập trung đào tạo chủ DN vừa và nhỏ (đây là lực lƣợng quan trọng nhất), chƣơng trình đào tạo phù hợp với 40% chủ DN vừa và nhỏ ở bậc học phổ thông. Có thể mở nhiều lớp học miễn phí, phát tài liệu và dùng các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, bài học tình huống mà nhóm học viên tự đƣa ra và giải quyết. Chƣơng trình học có thể đƣợc đƣa lên các phƣơng tiện truyền thông để nhiều ngƣời tham gia. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ đối với việc đào tạo nguồn nhân lực để các DN này có thể vƣơn lên thích ứng với công nghệ kỹ thuật mới và còn thích ứng với cung cách SXKD trong kinh tế thị trƣờng hiện đại.

Thứ tƣ, cần phối hợp đồng bộ cơ chế chính sách để hỗ trợ sự phát triển DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các chính sách giải quyết về mặt bằng sản xuất, tín dụng, thuế… Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, cần tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ đƣợc bình đẳng thụ hƣởng các chính sách của Nhà nƣớc.

Thứ năm, khuyến khích các DN vừa và nhỏ chú trọng hình thành văn hoá kinh doanh, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu hàng hoá để góp phần tạo động lực cho các DN vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ và bền vững trong mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ sáu, với cơ quan chính quyền địa phƣơng, cần tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính sâu, rộng hơn, triệt để hơn nhằm thực hiên dân chủ hoá đời sống KT-XH,

hƣớng tới quan hệ hợp tác và đối thoại lành mạnh giữa Nhà nƣớc và DN, DN và cộng đồng. Từ đó, cải cách hành chính mới thực sự có tác dụng thiết thực đối với sự phát triển DN vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta.

2. Kiến nghị đối với DN vừa và nhỏ:

Thứ nhất, tận dụng mọi ƣu đãi khuyến khích phát triển DN vừa và nhỏ mà nhà nƣớc dành cho DN vừa và nhỏ, thông qua thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ DN vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng, mở rộng quan hệ với DN khác và bộ máy công quyền. Để đƣợc hƣởng chính sách khuyến khích đó trƣớc hết chủ DN và bộ máy quản lý phải tự tìm hiểu thấu đáo, đồng thời mở cửa tiếp nhận những thông tin hữu ích không nên thụ động và chờ đợi các khuyến khích ƣu đãi tìm đến (nhƣ ƣu đãi về đất đai, thị trƣờng, vốn…)

Thứ hai, phân công và đãi ngộ cán bộ tiếp cận và vận động đƣợc những ƣu đãi. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản trị DN, hỗ trợ cán bộ nhân viên học trên đại học, học thêm văn bằng bằng cách tạo thời gian và hỗ trợ học phí.

Thứ ba, phát hiện những bất hợp lý trong chính sách phát triển DN vừa và nhỏ và kịp thời phản ánh trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên diễn đàn với tinh thần xây dựng hơn là kiện tụng, vì phát hiện của DN vừa và nhỏ về vƣớng mắc nào đó để Nhà nƣớc sửa đổi bổ sung chính sách có lợi cho cộng đồng DN.

Thứ tƣ, cán bộ có kinh nghiệm quản lý phát triển DN vừa và nhỏ cần cộng tác với các Trƣờng Đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông để trao đổi những vấn đề quản trị kinh doanh và chính sách của nhà nƣớc, viết, biên soạn tài liệu để phổ cập dần trong cộng đồng DN vừa và nhỏ và công chúng nhất là giới trẻ.

Thứ năm, giải tỏa tâm lý xã hội bằng kết quả và phân phối kết quả SXKD cũng nhƣ xây dựng tinh thần văn hóa DN, doanh nhân để ngƣời lao động yên tâm làm việc, không mặc cảm tự ti…

Thực tế phát triển DN vừa và nhỏ, nâng cao hiệu quả KT-XH của loại hình DN này là công việc mang tính chiến lƣợc trong tiến trình CNH, HĐH ở nƣớc ta. Những giải pháp và kiến nghị nêu trên là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, để hoàn thiện hệ thống các chính sách góp phần làm cho các DN vừa và nhỏ ngày càng phát triển và hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010-2015

2. Đảng bộ huyện Từ Sơn (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Từ Sơn lần thứ XV.

3. Đảng bộ thị xã Từ Sơn (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã Từ Sơn lần thứ XVI.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Giáo trình Quản trị tài chính DN (2001), Trƣờng Đại học Tài chính kế toán Hà Nội, NXB Tài chính., Hà Nội

10. Mẫn Bá Đạt (2008), Quá trình phát triển DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997- 2007 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Đình Hƣơng (2002), Giải pháp phát triển DN vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2002), Phát triển và quản lý các DN ngoài quốc doanh, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

13. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển DN vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15. Sở công nghiệp Bắc Ninh (2002), Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch và xây dựng các KCN vừa và nhỏ, KCN làng nghề. Phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp trong thời gian tới.

16. Sở xây dựng Bắc Ninh (2010), Thuyết minh tóm tắt Quy hoạch chung điều chỉnh thị xã Từ Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

17. UBND thị xã Từ Sơn (2011), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển CN, TTCN giai đoạn 1999-2011 trên địa bàn thị xã Từ Sơn và giải pháp phát triển đến năm 2015. 18. UBND huyện Từ Sơn (2005), “Kế hoạch phát triển KT-XH huyện Từ Sơn năm 2006-

2010”.

19. UBND huyện Từ Sơn (2005), “Thực trạng KT-XH Từ Sơn từ 1999-2004”.

20. UBND huyện Từ Sơn (1999), Báo cáo tình hình KT-XH năm 1999, phương hướng nhiệm vụ năm 2000.

21. UBND huyện Từ Sơn (2000), Báo cáo tình hình KT-XH năm 2000, phương hướng nhiệm vụ năm 2001.

22. UBND huyện Từ Sơn (2001), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH và sự điều hành của UBND huyện năm 2001, phương hướng nhiệm vụ KT-XH năm 2002.

23. UBND huyện Từ Sơn (2002), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH và sự điều hành của UBND huyện năm 2002, phương hướng nhiệm vụ KT-XH năm 2003.

24. UBND huyện Từ Sơn (2003), Báo cáo tình hình KT-XH năm 2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004.

25. UBND huyện Từ Sơn (2004), Báo cáo tình hình KT-XH năm 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005.

26. UBND huyện Từ Sơn (2005), Báo cáo tình hình KT-XH năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006.

27. UBND huyện Từ Sơn (2006), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007.

28. UBND huyện Từ Sơn (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008.

29. UBND huyện Từ Sơn (2008), Báo cáo tình hình KT-XH năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009.

30. UBND huyện Từ Sơn (2009), Báo cáo tình hình KT-XH năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010.

31. UBND huyện Từ Sơn (2010), Báo cáo tình hình KT-XH năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

32. UBND huyện Từ Sơn (2011), Báo cáo tình hình KT-XH năm 2011, phương hướng

Một phần của tài liệu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã từ sơn (bắc ninh) (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)