Vài nét về TTCN Hải Phòng

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 32)

9. Kết cấu của luận văn

2.1.Vài nét về TTCN Hải Phòng

Giống như tình trạng chung của cả nước, hoạt động trao đổi công nghệ ở Hải Phòng đã xuất hiện từ thời bao cấp, tuy nhiên chỉ từ khi chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, và đặc biệt những năm gần đây, hoạt động trao đổi, mua bán công nghệ của Hải Phòng mới diễn ra thực sự và mạnh mẽ. Nói khác đi, Hải Phòng đã dần dần hình thành và từng bước phát triển TTCN.

Xuất phát từ tình hình thực tế, từ yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, đồng thời nắm bắt được các yêu cầu từ các DN, chính quyền thành phố Hải Phòng (trực tiếp triển khai là Sở KH&CN Hải Phòng) đã xúc tiến nhiều hoạt động nhằm mục đích góp phần tạo lập và phát triển TTCN, nâng cao năng lực KH&CN nội sinh, gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ việc đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Một trong những chủ trương đổi mới hình thức hoạt động KH&CN là đổi mới công tác ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN, bao gồm: xây dựng chương trình hỗ trợ DN; đổi mới công tác thông tin và phổ biến kết quả nghiên cứu; xúc tiến chợ công nghệ Hải Phòng.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 2003 Hải Phòng đã triển khai Chương trình Khoa học Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập giai đoạn 2003 – 2005. Tiếp đó, phát huy những kết quả đạt được, thành phố tiếp tục triển khai Chương

trình Khoa học Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập giai đoạn 2006 – 2010. Chương trình này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến tại các DN, giúp nhiều DN xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ, xây dựng mô hình nghiên cứu triển khai, cũng như thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn… Cụ thể là: đến 31/12/2008, với 2127 đơn đăng ký bảo hộ SHCN nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ và 1327 văn bằng được cấp, Hải Phòng trở thành địa phương đứng thứ 5 trong cả nước về số lượng văn bằng bảo hộ SHCN10; hiện toàn thành phố áp dụng 795 tiêu chuẩn Việt Nam, trên 1000 tiêu chuẩn cơ sở, 91 tiêu chuẩn đo lường Việt Nam, 119 tiêu chuẩn nước ngoài, 265 tổ chức và DN nhận chứng chỉ các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường quốc tế bao gồm các lĩnh vực: ISO 14000, TQM, HACCP, ISO 900011; 30 DN trên địa bàn thành phố đã được tư vấn và hỗ trợ thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng12…

Bên cạnh đó, để khuyến khích các DN xây dựng các dự án KH&CN nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, ngày 25 tháng 1 năm 2008, thành phố đã ban hành Quyết định số 185/2008/QĐ- UBND về việc ban hành quy chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN thành phố Hải Phòng. Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí dự án KH&CN của DN. Đây là tín hiệu vui và cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTCN thành phố, đặc biệt là đối với bên cầu công nghệ13.

10 Số liệu được cung cấp từ Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ, Sở KH&CN Hải Phòng

11

Số liệu được cung cấp từ Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng Hải Phòng

12 Số liệu được cung cấp từ Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng KH&CN Hải Phòng

13

Quyết định ghi rõ: “Đối với dự án KH&CN DN giao cho Sở KH&CN chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định hiệu quả của dự án trên nguyên tắc phải có sản phẩm cụ thể, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cụ thể. Căn cứ kết quả

Về công tác thông tin, Hải Phòng đã tiến hành xây dựng Phòng đọc mở và tra cứu thông tin điện tử (từ tháng 1/2004) với mục tiêu tạo mô hình thuận lợi và điều kiện nhất định cho các nhà chuyên môn, các cán bộ lãnh đạo và quản lý, các DN… có thể tiếp cận được với các thông tin KH&CN. Tuy nhiên, việc đầu tư để xây dựng một cơ sở hạ tầng đủ mạnh để phát triển các nguồn tài nguyên thông tin, tạo dựng các ngân hàng dữ liệu thông tin KH&CN… vẫn còn ở mức quá khiêm tốn. Sau hơn một năm hoạt động của Phòng đọc mở, có một thực tế nảy sinh trong quá trình phục vụ thông tin cho đối tượng đặc biệt là các nhà DN là đã có một số DN tìm đến và yêu cầu tìm kiếm thông tin công nghệ, tuy nhiên việc đáp ứng chưa hoàn toàn thoả mãn nhu cầu đặt ra. Ngoài việc nguồn tin hiện có tại phòng đọc mở quá nghèo nàn, cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN không được cập nhật mới ngày càng trở nên lạc hậu, mà còn xuất phát từ nguyên nhân thực tế: người có công nghệ muốn chuyển giao và người cần công nghệ có một khoảng cách khá xa, ít có thông tin về nhau. Lý do là vì với cơ sở hạ tầng, với quy mô và cơ chế hoạt động như hiện nay của phòng đọc mở không đủ khả năng để tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hẹp khoảng cách “cung - cầu” này. Giải quyết vấn đề này trước hết là các loại hình trung gian KH&CN, trong đó có cơ quan thông tin thực hiện các hoạt động thông tin công nghệ, phải trở thành cầu nối giữa 2 bên cung - cầu.

Hải Phòng đang quan tâm đến một hoạt động mới trong lĩnh vực thông tin KH&CN, nhằm xúc tiến việc tạo lập và phát triển TTCN tại thành phố. Đó là cùng với việc tổ chức nhiều loại hình phục vụ thông tin thì hoạt động xúc tiến việc thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu cần

thẩm định và cân đối ngân sách sự nghiệp KH&CN của thành phố, Giám đốc Sở KH&CN trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt hỗ trợ. Kinh phí hỗ trợ cho mỗi dự án KH&CN DN không quá 30% tổng kinh phí thực hiện, tối đa không quá 300 triệu đồng”.

phải được chú trọng và phải thực hiện thường xuyên hơn nhằm gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất, giữa cung và cầu trong việc đưa các kết quả nghiên cứu vào đời sống, và qua thực tiễn sản xuất tác động trở lại các nhà nghiên cứu để họ tạo ra các sản phẩm, công nghệ thích hợp với nhu cầu của thị trường. Vì vậy, Hải Phòng đã xúc tiến chợ công nghệ và thiết bị với các hoạt động: Triển lãm, trưng bày, giới thiệu, chào bán công nghệ, thiết bị; Tổ chức, tham gia các phiên chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành, đa ngành, định kỳ hoặc không định kỳ; Tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị trên mạng (Sàn giao dịch công nghệ trực tuyến); Đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm kiếm, hỏi - đáp thông tin công nghệ; Môi giới công nghệ, tư vấn về công nghệ và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giao dịch, kết nối các quan hệ “cung - cầu”; Tư vấn về khoa học công nghệ và quản lý; Đào tạo, tập huấn về KH&CN, ngoại ngữ và quản lý; Tổ chức các hoạt động: hội thảo, hội nghị chuyên đề .v.v...

Bên cạnh việc tích cực tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc gia và khu vực, thì bước đi mang tính bứt phá đầu tiên là việc xúc tiến tổ chức chợ công nghệ và thiết bị Hải Phòng – Hà Nội 2004, do UBND thành phố Hải Phòng, Hà Nội và Bộ KH&CN chủ trì, Sở KH&CN Hải Phòng phối hợp với Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia là 2 đơn vị trực tiếp thực hiện. Trong ba ngày, từ 21 – 23/10/2004, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hải Phòng, lần đầu tiên diễn ra Chợ Công nghệ - thiết bị khu vực đồng bằng sông Hồng – Techmart khu vực đầu tiên trong cả nước với phương châm “liên kết cùng phát triển”. Tham gia chợ là 122 đơn vị nghiên cứu triển khai và DN, trong đó có những DN nước ngoài đến từ I-xra-en, CHLB Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, … trưng bày, giới thiệu chào bán hơn 600 loại công nghệ, thiết bị thuộc các lĩnh vực: cơ khí chế tạo, tự động hoá, nông lâm thuỷ sản thực phẩm, giao thông

vận tải đô thị, công nghệ thông tin, dệt may, da giày, vật liệu hoá chất; gốm sứ, thuỷ tinh và xử lý môi trường. Hải Phòng có gần 40 đơn vị tham gia chào bán công nghệ, thiết bị. Đã có hơn 15000 lượt DN, tổ chức và cá nhân đến từ các địa phương trong khu vực tìm hiểu thông tin về công nghệ, thiết bị mới; trên 5000 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp đã diễn ra tại các gian hàng; trên 200 bản ghi nhớ hợp đồng được ký kết giữa các đối tác, trong đó có 40 bản thoả thuận, hợp đồng có tổng trị giá là 32,5 tỷ đồng. Trong khuôn khổ Techmart còn diễn ra các hội thảo về “Phương pháp luận và tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ”, “Phát triển TTCN ở Việt Nam” và giao lưu “Liên kết và phát triển” giữa các địa phương với các tổ chức KH&CN, DN.

Và gần đây nhất, Hải Phòng đã xây dựng và đưa vào hoạt động Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Hải Phòng. Phát biểu tại lễ khai trương ngày 15/1/2008, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân khẳng định: “Đây là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng không chỉ riêng đối với thành phố Hải Phòng mà còn trên cả nước. Hải Phòng là thành phố đầu tiên trong cả nước khai trương Sàn giao dịch công nghệ thiết bị hiện đại này”14

.

Nhìn chung, có thể nói từ năm 2001, TTCN của thành phố Hải Phòng đã và đang đi những bước đầu tiên15

. Từ chỗ phát triển tự phát, TTCN Hải Phòng đã từng bước được hình thành và phát triển một cách có tổ chức. Tuy vậy, cũng giống như tình hình chung của Việt Nam, TTCN Hải Phòng vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

14

http://www.haiphong.gov.vn: Minh Hảo: Khai trương sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Hải Phòng, 18/1/2008

15

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 32)