Những ảnh hƣởng của điều kiện bên trong và bên ngoài đến

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 50)

9. Kết cấu của luận văn

2.4.Những ảnh hƣởng của điều kiện bên trong và bên ngoài đến

đến sự phát triển TTCN Hải Phòng

Thực trạng TTCN Hải Phòng cho thấy có rất nhiều nguyên nhân làm cho TTCN Hải Phòng chỉ mới trong giai đoạn hình thành, vẫn còn rất sơ khai. Trong đó có những nguyên nhân thuộc về bản thân TTCN (như: Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết, chưa tạo điều kiện cần thiết cho nền kinh tế vận hành thông suốt theo cơ chế thị trường; Tổ chức trung gian môi giới trong TTCN chưa được hình thành; Tiềm lực về con người, vốn... của bên cung KH&CN còn hạn chế; Tiềm lực về vốn của bên cầu còn kém; Tổ chức trung gian môi giới trong TTCN chưa được hình thành...) nhưng cũng có những nguyên nhân thuộc về điều kiện, đó là:

- Về điều kiện bên trong:

+ Mức độ đáp ứng yêu cầu công nghệ còn thấp làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của TTCN thành phố, làm cho các DN không thiết tha và quan tâm đến việc tìm hiểu công nghệ của các tổ chức KH&CN thành phố (đây cũng là lý do để các DN Hải Phòng phải trông vào việc cung cấp sản phẩm HH KH&CN từ các tỉnh trong nước và từ nước ngoài), và do đó làm suy giảm khả năng bán được các sản phẩm KH&CN của các tổ chức này.

+ Nhu cầu công nghệ của các DN Hải Phòng không lớn phản ánh khả năng cạnh tranh thấp và sự kém năng động của TTCN Hải Phòng. Nhu cầu của DN Hải Phòng chậm phát triển như vậy cũng là một

nguyên nhân dẫn đến quá trình phát triển TTCN Hải Phòng còn chậm và lạc hậu.

+ Mối quan hệ giữa bên cung và cầu công nghệ của Hải Phòng còn lỏng lẻo gây ra nhiều khó khăn cho các DN, các tổ chức KH&CN trong việc mua, bán sản phẩm KH&CN phù hợp với khả năng, mục đích của mình. Và điều này làm cho TTCN Hải Phòng kém phát triển.

- Về điều kiện bên ngoài:

+ Sự tác động của cơ chế quản lý KH&CN chưa trở thành động lực mạnh giúp TTCN Hải Phòng phát triển vững chắc: Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung chủ yếu đưa ra những văn bản pháp lý mang tính chung chung yêu cầu phải tạo lập và phát triển TTCN. Hải Phòng ít có những văn bản, chỉ thị chuyên sâu về lĩnh vực này, chủ yếu dựa theo Luật, Nghị định, Quyết định, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành ban hành. Bên cạnh đó, các Ban, Ngành thành phố chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của TTCN, do đó, chưa có những đầu tư lớn về kinh phí mang tính đồng bộ trong thực thi những biện pháp thúc đẩy loại thị trường này. Do đó TTCN Hải Phòng vẫn chưa có những phát triển thực sự mạnh mẽ và vững chắc.

+ Mối quan hệ giữa TTCN Hải Phòng và TTCN trong nước cũng như TTCN nước ngoài là một yếu tố quan trọng góp phần làm cho TTCN Hải Phòng phát triển sôi động hơn. Tuy nhiên, việc Hải Phòng không có quan hệ rộng rãi với TTCN nước ngoài cũng là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển và vươn rộng của TTCN Hải Phòng.

TTCN chịu nhiều tác động của các loại thị trường khác như thị trường vốn, thị trường lao động... cũng có nghĩa là sự tác động trở lại của TTCN Hải Phòng với các loại thị trường này còn yếu kém, và do đó làm cho TTCN Hải Phòng khó quy tụ được các nguồn lực để phát triển (như

vốn, nhân lực...). Điều này dẫn đến tình trạng chậm phát triển của TTCN Hải Phòng như hiện nay.

+ Trình độ nhận thức về vấn đề môi giới công nghệ chưa cao. Điều này làm cho mối quan hệ giữa bên cung và cầu không được gắn kết. Và thực tế đã cho thấy hầu hết hoạt động mua – bán sản phẩm HH công nghệ của các DN và các tổ chức KH&CN được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán, không có sự hỗ trợ, tham gia của các tổ chức môi giới, trung gian. Điều này gây cản trở không nhỏ đến sự phát triển của TTCN thành phố bởi nó làm cho DN thiếu thông tin về thị trường, thiếu hiểu biết về công nghệ thích hợp..., và do đó làm giảm khả năng mua – bán các sản phẩm KH&CN giữa các đối tác trong thành phố nói riêng và với TTCN trong nước và nước ngoài. Cụ thể là sự thiếu hụt thông tin về những nơi cung cấp thiết bị - công nghệ đặc biệt là những công nghệ “nội sinh” khiến khách hàng không đủ thông tin cho việc chọn lựa công nghệ thích hợp với nhu cầu của mình, ngoài ra thông tin mang tính chất tư vấn về công nghệ còn rất hạn chế, vừa ít vừa không có tính chuyên nghiệp, thậm chí nhiều thông tin còn chưa được kiểm định.

* * *

Tóm lại, Hải Phòng chưa có TTCN theo đúng nghĩa của nó. Một số yếu tố của thị trường này mới bắt đầu manh nha, còn rất sơ khai; KH&CN chưa thực sự trở thành HH. Cầu thực sự đối với công nghệ trong sản xuất, dịch vụ chưa thành nhu cầu cấp thiết, nguồn cung (đặc biệt các công nghệ “nội sinh”) vẫn còn tự phát, nhỏ lẻ. TTCN ở Hải Phòng hiện nay đang hoạt động theo “mô hình công nghệ đẩy”, chưa có

sự gắn kết, thống nhất giữa công nghệ và thị trường. So với các loại thị trường khác (thị trường HH và dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường lao động), TTCN được hình thành chậm nhất, lạc hậu nhất.

Những điều kiện cần thiết (cả điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài) cho sự hình thành và phát triển TTCN Hải Phòng tuy đã có song còn rất nhiều hạn chế, đó cũng là nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển TTCN thành phố như đã phân tích ở trên.

CHƢƠNG III

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển TTCN thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 50)