Quan điểm, mục tiêu phát triển TTCN thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 54)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.Quan điểm, mục tiêu phát triển TTCN thành phố Hải Phòng

Phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng. Chính sách phát triển TTCN Hải Phòng phải được thiết kế theo kiểu chính sách đổi mới, đó là phát triển TTCN nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng lực công nghệ trong tiến trình CNH - HĐH. Đây là chính sách lấy DN làm tâm điểm trong đổi mới công nghệ để tạo ra sản phẩm có khả năng hội nhập quốc tế và phù hợp với yêu cầu của các thoả thuận đã ký kết với tổ chức thương mại quốc tế WTO. Quá trình này liên quan đến năng lực tạo ra sản phẩm HH của bên cầu, các hoạt động phù hợp với các tổ chức trung gian, môi giới và sự đảm bảo về thể chế luật pháp của nhà nước.

Căn cứ vào các văn bản của Đảng, Nhà nước, và của Hải Phòng về phát triển kinh tế - xã hội và KH&CN đến năm 202025

có thể xác định quan điểm, mục tiêu phát triển TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2020.

3.1.1. Quan điểm

Thứ nhất: Phát triển TTCN trong sự gắn kết đồng bộ với hệ thống thị trường trên địa bàn thành phố để tạo động lực góp phần thúc đẩy

25

Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;

Đảng bộ thành phố Hải Phòng: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XII, XIII;

Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 về Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020;

Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 phê duyệt đề án Phát triển TTCN.

hoạt động KH&CN nhằm phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2010 - 2020 theo hướng bền vững, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH.

Với quan điểm chủ đạo là phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Để KH&CN nhanh chóng phát huy được vai trò trên, thành phố cần có chính sách quan tâm đặc biệt đến phát triển KH&CN: coi đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực; tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho cá nhân hoạt động KH&CN, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.

Phát triển kinh tế - xã hội phải dựa vào KH&CN, phát triển KH&CN định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh. Các chủ trương, quyết định, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng cần dựa trên cơ sở luận cứ KH&CN. Các ngành, các cấp phải đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi thành tựu KH&CN vào hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, từ việc định hướng chiến lược phát triển, hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện.

Thứ hai: Phát triển TTCN trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, đào tạo, DN đóng vai trò là trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ. Từng bước chuyển sản phẩm KH&CN từ HH công cộng sang HH tư nhân. Kích cầu cho TTCN. Tổ chức lại việc cung HH công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường.

Phát triển TTCN của Hải Phòng phải được thiết kế theo kiểu chính sách đổi mới, đó là phát triển TTCN nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng lực công nghệ trong tiến trình CNH - HĐH. Đây là chính sách lấy DN là tâm điểm trong đổi mới công nghệ để tạo ra sản phẩm có khả năng hội nhập

quốc tế và phù hợp với yêu cầu của các thoả thuận đã ký kết với tổ chức thương mại quốc tế WTO. Quá trình này liên quan đến phát triển năng lực tạo ra HH công nghệ của bên cung, năng lực tiếp thu, làm chủ và cải tiến công nghệ của bên cầu, các hoạt động phù hợp của các tổ chức trung gian, môi giới và sự đảm bảo về thể chế luật pháp của nhà nước.

Thứ ba: Phát triển TTCN trên cơ sở đẩy mạnh tiếp thu các thành tựu KH&CN trên thế giới, trong nước, đồng thời phát huy năng lực KH&CN nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực KH&CN trên địa bàn thành phố. Tập trung đầu tư ngân sách vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo môi trường bình đẳng cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác quốc tế về KH&CN phải được đẩy mạnh nhằm khai thác những cơ hội mà toàn cầu hoá có thể mang lại. Trong điều kiện của thành phố hiện nay, cần lấy nhập công nghệ từ các nước phát triển là chủ yếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển các ngành kinh tế, kỹ thuật; đồng thời nâng cao năng lực KH&CN nội sinh để tiếp thu có hiệu quả thành tựu KH&CN hiện đại của thế giới. Thành phố tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp đồng bộ giữa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật với đầu tư đào tạo nhân lực KH&CN. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, ứng dụng và đầu tư phát triển KH&CN của thành phố.

Thứ tư: Hỗ trợ và khuyến khích đặc biệt để thúc đẩy hình thành và phát triển TTCN. Tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý theo nguyên tắc cơ chế thị trường cho sản phẩm khoa học ứng dụng và triển khai. Đổi

mới công tác tổ chức quản lý nhà nước đối với TTCN thích hợp với cơ chế thị trường.

Xuất phát từ tính chất đặc thù của TTCN, cần có sự bảo đảm hoàn toàn đầu tư về kinh phí cho các loại nghiên cứu tạo ra HH công cộng cho xã hội. Đối với các sản phẩm HH nghiên cứu triển khai, nghiên cứu ứng dụng - là những nghiên cứu cung ứng HH tư nhân, nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay, cần hỗ trợ một phần kinh phí cho các cá nhân và tổ chức nghiên cứu.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Trong giai đoạn 2010 và 2020, tăng cường đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN thành phố tạo bước chuyển biến cơ bản để TTCN thành phố Hải Phòng phải được hình thành và từng bước phát triển theo cơ chế thị trường, phù hợp với đặc trưng chung của nền kinh tế thị trường hiện đại. Phấn đấu TTCN thực sự phát triển đồng bộ trong hệ thống các loại thị trường trên địa bàn.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Chuyển mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sang cơ chế thị trường, từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ về lợi ích đối với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Thương mại hoá các sản phẩm là HH KH&CN, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu khoa học. Dành tỷ lệ thích đáng kinh phí từ ngân sách khoa học cho việc hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá. Xây dựng cơ chế đánh giá sau nghiệm thu và cơ chế hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện và thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động mua bán công nghệ và mở rộng hợp tác với các vùng, địa phương trong nước, tăng

cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Từng bước hoàn thành cơ bản các thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển TTCN thành phố, các hệ thống chính sách khuyến khích và thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đưa nhanh kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào đời sống và sản xuất. Hoàn thiện cơ chế khuyến khích chuyển giao kết quả nghiên cứu có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước theo hướng trao quyền sử dụng cho tổ chức thực hiện nghiên cứu trong một thời gian hợp lý để khai thác, thương mại hoá kết quả nghiên cứu.

- Xây dựng và nâng cao năng lực của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các DN KH&CN và một số tổ chức trung gian, môi giới phù hợp với từng giai đoạn công nghiệp hoá (thông tin KH&CN, sáng chế; tư vấn, môi giới; chợ, hội chợ công nghệ; chuyển giao, trình diễn công nghệ; ươm tạo DN công nghệ, các khu công nghệ cao) đủ sức đáp ứng nhu cầu mua bán, chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức nghiên cứu, trường đại học với các DN trong và ngoài Hải Phòng và khu vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo môi trường thuận lợi cho các DN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh lành mạnh trong bối cảnh hội nhập, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

3.1.2.3. Một số chỉ tiêu phấn đấu

- Đến năm 2015: phấn đấu mức tăng trưởng giá trị giao dịch mua bán công nghệ đạt bình quân từ 10 - 12%/năm; Thương mại hoá từ 20 - 25% sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phấn đấu hàng năm các DN thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh từ 10 - 12%; 100% các đơn vị hoạt động KH&CN chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí; hỗ trợ hình thành 2

- 3 tổ chức trung gian môi giới trong tư vấn giám định công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ; Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách và luật lệ về TTCN, đặc biệt là các chính sách thành phố hỗ trợ các đơn vị, DN hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá; Phát huy tốt vai trò của Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị của thành phố.

- Đến năm 2020: Phấn đấu toàn bộ các HH công nghệ đều có mặt trên TTCN và phần lớn mang thương hiệu Hải Phòng; hình thành đầy đủ các tổ chức trung gian môi giới, tư vấn đánh giá, định giá, giám định về chất lượng và giá cả của sản phẩm HH công nghệ; TTCN thực sự phát triển đồng bộ trong hệ thống các loại thị trường trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 54)