9. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động mua, bán, giao dịch trong TTCN Hả
Hải Phòng 16
, 17
Mặc dù khái niệm công nghệ trong hầu hết các văn bản pháp quy hiện nay chỉ khu trú vào đối tượng là công nghệ thuần túy (như đã nêu ở trên); tuy nhiên, trong thực tế ở Hải Phòng rất khó tách biệt riêng việc mua bán công nghệ thuần túy - nếu chỉ đi tìm hiểu, đánh giá công nghệ thuần túy thì sẽ khó có thể nhìn nhận được thực trạng của loại thị trường này. Bởi vậy ở đây xin đưa ra thực trạng về TTCN và thiết bị tại Hải Phòng.
TTCN và thiết bị Hải Phòng được thể hiện rõ nét qua kết quả khảo sát tình hình TTCN tại 155 DN (gồm: DN nhà nước, Cty TNHH, Cty tư nhân, Cty cổ phần, DN vốn nước ngoài, Đơn vị KH&CN, Đơn vị HCSN, Hợp tác xã, Trang trại) và 26 tổ chức KH&CN ở Hải Phòng trong 5 năm từ 2001 – 2005 với 682 trường hợp mua bán sản phẩm trong thị trường này.
Các đối tượng được khảo sát bao gồm: Đối tượng Sở hữu công nghiệp (sáng chế, GPHI, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu HH, xuất xứ HH, sáng kiến cải tiến); Tài liệu thông tin chuyên ngành; Dây chuyền công nghệ đồng bộ; Thiết bị công nghệ lẻ (thiết bị công nghệ không có hợp đồng chuyển giao công nghệ); Phần mềm tin học; Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Hợp đồng tư vấn, đào tạo; Thuê chuyên gia; Bí quyết công nghệ; Hoạt động khác (Dịch vụ NC&PT tạo công nghệ mới).
16 Mục này sử dụng các số liệu tham khảo từ Đề án Quy hoạch phát triển TTCN thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (do Sở KH&CN Hải Phòng thực hiện năm 2006)
17
Ngoài những giao dịch công nghệ do các tổ chức KH&CN của Hải Phòng thực hiện còn có các giao dịch của các tổ chức KH&CN Hải Phòng đem đến bán ở nơi khác, và các tổ chức KH&CN ở nơi khác đóng tại Hải Phòng. Tuy nhiên, vì không đủ điều kiện tìm hiểu, nên tạm thời trong luận văn này, tác giả chưa đề cập tới.
Ta có thể chia ra làm 4 nhóm như sau:
(1) Nhóm các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. (2) Nhóm quyền sở hữu, quyền sử dụng những đối tượng sở hữu
công nghiệp có nội dung công nghệ: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu HH, xuất xứ HH, sáng kiến cải tiến, bí quyết công nghệ, phần mềm tin học.
(3) Nhóm các đối tượng chuyển giao công nghệ: Dây chuyền công nghệ đồng bộ; Thiết bị công nghệ lẻ (thiết bị công nghệ không có hợp đồng chuyển giao công nghệ).
(4) Nhóm các hoạt động dịch vụ KH&CN: Dịch vụ NC&PT tạo công nghệ mới; Tài liệu thông tin chuyên ngành; Hợp đồng tư vấn, đào tạo; Thuê chuyên gia.
Kết quả khảo sát cho thấy các sản phẩm HH ở cả 4 nhóm trên đều được thị trường ưa chuộng. Trong đó, 5 loại được “mua” nhiều nhất gồm có: Hợp đồng đào tạo, Tài liệu thông tin chuyên ngành, Thiết bị công nghệ lẻ, Phần mềm tin học, Thuê chuyên gia, Dây chuyền công nghệ đồng bộ. Và 5 loại HH được “bán” nhiều nhất là: Tài liệu thông tin chuyên ngành, Thiết bị công nghệ lẻ, Dây chuyền công nghệ đồng bộ, giải pháp hữu ích, Thuê chuyên gia.