Kích cung Tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu công

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 63)

9. Kết cấu của luận văn

3.3.1.2. Kích cung Tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu công

nghệ của các tổ chức KH&CN 26

- Chuyển mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ gắn với thị trường bằng cách:

+ Đổi mới phương thức xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn, với thị trường (đổi mới hệ thống căn cứ xác định nhiệm vụ KH&CN, phương thức xác định nhiệm vụ, cách thức huy động và thu hút lực lượng nghiên cứu vào tiến hành các nhiệm vụ KH&CN nhằm chọn đúng vấn đề và nâng cao chất lượng kết quả nghiên cứu, từ đó tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội).

+ Sở KH&CN tiến hành lựa chọn, xây dựng và công bố rộng rãi danh mục các kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trên địa bàn nhằm khắc phục tình trạng đang có một số lượng lớn kết quả nghiên cứu chưa được ứng dụng, chuyển giao vào sản xuất ...

+ Có cơ chế hỗ trợ, chính sách khuyến khích, thúc đẩy các DN thuộc mọi thành phần kinh tế đặt hàng với các tổ chức KH&CN trong và ngoài thành phố.

+ Tạo cơ chế quản lý và hình thức thực hiện nhiệm vụ KH&CN dưới hình thức liên kết giữa các tổ chức KH&CN với các DN (Nghị định 119, Nghị định 81) nhằm đảm bảo các kết quả nghiên cứu ra đã có địa chỉ ứng dụng ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu.

- Đối với các trường, viện:

+ Tăng cường hoặc thành lập bổ sung các phòng, ban, bộ môn, khoa tại các trường đại học, viện nghiên cứu Trung ương và của Thành

26 Để kích cung rất cần vai trò hỗ trợ của nhà nước, và trong hoàn cảnh này, vai trò của nhà nước không đóng vai trò là một loại điều kiện mà chỉ với tư cách là tác động vào để thúc đẩy sự phát triển của điều kiện bên trong: giúp tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ.

phố, các bệnh viện làm cho các tổ chức này thích hợp với yêu cầu về sản phẩm HH trong TTCN của từng giai đoạn CNH – HĐH, trong đó lấy mục tiêu thoả mãn nhu cầu các sản phẩm HH KH&CN làm cơ sở cho việc thành lập và xác định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức này. Đặc biệt là tổ chức phát triển các tổ chức thuộc lĩnh vực cơ khí, chế biến và công nghệ cao lựa chọn.

+ Đầu tư thoả đáng và tạo cơ chế thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và nền kinh tế thị trường cho các tổ chức này hoạt động, thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo cơ chế DN (Nghị định 115) nhằm đẩy mạnh nguồn cung sản phẩm KH&CN cho sản xuất.

+ Quy định rõ cơ chế khuyến khích chuyển giao kết quả nghiên cứu có sử dụng kinh phí từ ngân sách theo hướng trao quyền sử dụng cho tổ chức thực hiện nghiên cứu trong một thời gian hợp lý để khai thác, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

+ Tăng cường quản lý tài sản trí tuệ công tại các viện, trường và tổ chức KH&CN khác hoạt động trên địa bàn thành phố. Khuyến khích các tổ chức KH&CN có công nghệ mới xúc tiến thành lập DN công nghệ. Khuyến khích thành lập các khu ươm tạo DN công nghệ, các khu công nghệ cao.

- Tăng cường hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm nhằm đưa nhanh các kỹ thuật tiến bộ, sản phẩm HH KH&CN về các vùng nông nghiệp, nông thôn. Các tổ chức này vừa đóng vai trò chuyển giao công nghệ vừa thực hiện nhiệm vụ trình diễn và nghiên cứu thích nghi nhằm tạo ra các kỹ thuật tiến bộ phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Hải Phòng.

- Xây dựng chương trình, cơ chế khuyến khích đào tạo nhân lực KH&CN để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc tạo ra và cung cấp các sản phẩm HH thích hợp và đủ năng lực hỗ trợ hoạt động NC&PT của các DN.

- Tạo điều kiện và cử cán bộ KH&CN của thành phố đi công tác, đào tạo tại các nước trong khu vực và thế giới nhằm tiếp cận và nắm vững được các công nghệ tiên tiến của nước ngoài, tạo tiền đề cho việc tiếp thu công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài và nghiên cứu thích nghi, cải tiến công nghệ cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất tại Hải Phòng.

- Tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn trong nước và nhất là tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế; thu hút Việt kiều để tìm kiếm công nghệ thích hợp và tạo nguồn sản phẩm KH&CN phù hợp yêu cầu của từng giai đoạn CNH – HĐH và đáp ứng những loại HH mà sức cung tại chỗ không đủ đáp ứng. Tiếp tục duy trì và phát triển hợp tác với các tổ chức KH&CN của trung ương, các DN của trung ương, các cơ quan trung ương và các thành phố bạn, nhất là các tổ chức KH&CN đầu ngành, các trường đại học quốc gia để tạo các nguồn hàng là sản phẩm HH công nghệ thích hợp cho thành phố. Xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng nhằm cung cấp cũng như tiếp nhận các sản phẩm HH KH&CN, phổ biến, chuyển giao công nghệ thuộc về thế mạnh của mỗi bên, thể hiện vai trò Hải Phòng là cực của vùng duyên hải Bắc bộ.

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)