Mối quan hệ giữa bên cung và cầu công nghệ

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 46)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.1.3.Mối quan hệ giữa bên cung và cầu công nghệ

Mối quan hệ giữa bên cung và cầu công nghệ của Hải Phòng còn lỏng lẻo, các tổ chức KH&CN thành phố và các DN chưa đạt được mức độ cộng tác cao với nhau để tạo ra công nghệ mới. Cụ thể là: Các sản phẩm HH công nghệ được "nhập" từ bên ngoài thành phố vào là chủ yếu; Không có hoạt động hợp đồng NC&PT giữa các tổ chức KH&CN với các DN trên địa bàn thành phố; Có tới 79% đơn vị được khảo sát đặt hàng với thị trường trong nước và quốc tế chứ ít quan tâm đến TTCN của thành phố - đồng nghĩa với việc họ chú trọng nhiều đến việc mua và đặt hàng với các tổ chức KH&CN, DN ngoài Hải Phòng và quốc tế.

Một trong những khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của bên mua, và bên bán trong TTCN Hải Phòng là thiếu thông tin (đối với bên mua đây là nguyên nhân đứng thứ 2 - chiếm tới 26% trong các nguyên nhân không mua được hàng; đối với bên bán đây là nguyên nhân đứng thứ 3 - chiếm tới 18% nguyên nhân không bán được hàng). Điều này thể hiện sự liên hệ giữa bên mua và bán trong TTCN Hải Phòng là rất lỏng lẻo.

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các trường đại học và các tổ chức KH&CN khác trên địa bàn Hải Phòng chưa gắn với nhu cầu công nghệ của các DN. Điều này thể hiện ở việc rất nhiều sản phẩm NC&PT không bán được (ngoài nguyên nhân do cơ chế, chính sách) thì nguyên nhân quan trọng thứ 2 là không phù hợp nhu cầu của thị trường (chiếm 20% trong tổng số nguyên nhân).

Điều đó cho thấy năng lực công nghệ của các tổ chức KH&CN và năng lực công nghệ của các DN chưa đạt được mức độ cộng tác cao với nhau để tạo ra công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 46)