Kích cầu – Tăng cường nhu cầu công nghệ của các DN

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 65)

9. Kết cấu của luận văn

3.3.1.3. Kích cầu – Tăng cường nhu cầu công nghệ của các DN

Hải Phòng 27

27 Để kích cầu rất cần vai trò hỗ trợ của nhà nước, và trong hoàn cảnh này, vai trò của nhà nước không đóng vai trò là một loại điều kiện mà chỉ với tư cách là tác động vào để thúc đẩy sự phát triển của điều kiện bên trong: giúp tăng cường nhu cầu công nghệ.

- Đổi mới cơ chế kinh tế nhằm tạo ra áp lực của thị trường với DN, biến nhu cầu và cạnh tranh thị trường thành nhân tố quan trọng, động lực chủ yếu để các DN quan tâm đến KH&CN. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN và đổi mới công nghệ trong các DN.

- Thực hiện các chế độ ưu đãi về vốn vay (lãi suất thấp, bảo lãnh) đối với khoản vốn các DN sử dụng cho đổi mới, chuyển giao công nghệ. Ưu tiên hỗ trợ các DN ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh cao và lợi thế của Hải Phòng.

- Nâng cao nhận thức cho DN về vai trò của KH&CN, như: trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập để tồn tại và phát triển DN phải đổi mới công nghệ và cũng chỉ nhờ đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và cải tiến công nghệ mới có thể thực hiện được nhiệm vụ CNH – HĐH của DN vào năm 2020. DN cần có chiến lược phát triển sản phẩm và đổi mới công nghệ cho từng giai đoạn.

- Giúp các DN nhận thức đầy đủ về vai trò của NC&PT trong thời kỳ CNH – HĐH và có trách nhiệm chủ động đầu tư cho hoạt động này, không ỷ lại nhà nước. Có các biện pháp tích cực, phù hợp để hình thành và phát triển các đơn vị, bộ phận làm nhiệm vụ NC&PT tại các DN theo Nghị định 119. Xây dựng ý thức nghiên cứu làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập, tiến tới tự phát triển công nghệ của DN. Đồng thời, hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở của các cơ sở nghiên cứu triển khai (R&D) của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có những ưu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ sở nghiên cứu triển khai (R&D). Coi việc

tổ chức R&D trong DN là điều kiện bắt buộc đối với các dự án đầu tư có vốn nước ngoài.

- Khuyến khích các DN thành lập Quỹ phát triển KH&CN của DN để chủ động đầu tư cho các hoạt động NC&PT và đổi mới của chính DN. Vốn của Quỹ được trích hằng năm từ lợi nhuận trước khi tính thuế thu nhập DN.

- Thành phố dành một nguồn kinh phí thích đáng cho việc phát triển TTCN trong thời kỳ CNH - HĐH đến năm 2020, tài trợ thích đáng cho các đề tài nghiên cứu tạo công nghệ của các tổ chức KH&CN trên địa bàn thành phố phục vụ cho các nhu cầu công nghệ của các DN; tập trung cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ của DN và cho các tổ chức trung gian, môi giới công lập (tiếp tục phát huy việc hỗ trợ 30% kinh phí cho các dự án KH&CN của DN được triển khai từ năm 2008). Đồng thời áp dụng cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo cơ chế DN của các tổ chức sự nghiệp KH&CN có nhiệm vụ nghiên cứu gắn với hoạt động sản xuất hoặc có nguồn thu từ các dịch vụ KH&CN.

- Tiếp tục hỗ trợ các DN xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: ISO, HACCP, TQM,... và hỗ trợ kinh phí đăng ký sở hữu công nghiệp, các hoạt động chuyển giao công nghệ cho các DN trên địa bàn.

- Thành phố cần có kế hoạch hỗ trợ phát triển đội ngũ cán bộ làm NC&PT trong DN, hỗ trợ đào tạo cho cán bộ KH&CN trong các DN về chuyên môn, nghiệp vụ về NC&PT để có đủ năng lực công nghệ làm đầu mối cho việc tiếp thu, làm chủ các công nghệ từ bên ngoài chuyển giao vào cho DN và xúc tiến các nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới cho DN. Việc đào tạo đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật bậc cao đủ năng lực

vận hành các máy móc, thiết bị và có năng lực công nghệ để tiến hành sản xuất trên các dây chuyền công nghệ trình độ tiên tiến, hiện đại và tham gia nghiên cứu cải tiến sản phẩm của DN là việc không chỉ riêng trách nhiệm của DN mà của cả Thành phố. Đội ngũ cán bộ này đảm bảo cho trình độ công nghệ của các DN thành phố ngày càng phát triển và đáp ứng yêu cầu của CNH – HĐH.

- Xây dựng lộ trình và các cơ chế thuận lợi, khuyến khích các DN, các tổ chức KH&CN trên địa bàn tham gia tích cực TTCN thông qua các hoạt động mua bán, đặt hàng, trao đổi công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi để các DN tiếp cận được với các nguồn vốn đầu tư, có chính sách thuế, vay ưu đãi để các DN nhất là các DN vừa và nhỏ ít có điều kiện đổi mới công nghệ, trang bị công nghệ hiện đại.

- Phát triển Hiệp hội khuyến khích chuyển giao công nghệ theo kinh nghiệm của các nước nhằm góp phần khắc phục tình cảnh "đơn

phương, độc mã" của các doanh nghiệp trong tìm kiếm HH công nghệ28

.

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển thị trường công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)