9. Kết cấu của luận văn
2.3.1.1. Nhu cầu công nghệ được đáp ứng
Theo kết quả điều tra 181 đơn vị cho thấy có tới 149/181 đơn vị (chiếm tới 55,9%) có nhu cầu mua hàng và đã mua được hàng. Tuy nhiên, chỉ số này cũng cho thấy rằng còn rất nhiều đơn vị không được thoả mãn nhu cầu mua hàng. Bên cạnh đó, không phải toàn bộ số lượng hàng mua được đều là HH mua từ các tổ chức KH&CN (bên cung) của thành phố mà còn từ các nơi khác ngoài Hải Phòng, như: các tỉnh thành
18 Những số liệu không được ghi chú được tham khảo tại Đề án Quy hoạch phát triển TTCN thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (do Sở KH&CN Hải Phòng thực hiện năm 2006)
khác của Việt Nam, và nước ngoài (như đã nêu ở mục 2.2). Như vậy, có thể thấy, so với nhu cầu công nghệ thì khả năng cung công nghệ của các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN của Hải Phòng còn rất thấp. Điều này cho thấy phải phát triển TTCN của Thành phố mạnh hơn nữa để mỗi đơn vị có nhu cầu mua hàng đều có thể mua được hàng.
Hơn nữa, nhu cầu công nghệ và thiết bị của các DN Hải Phòng có nhưng chưa nhiều (đặc biệt là so với số lượng DN đông đảo như vậy), và nhu cầu về HH có hàm lượng chất xám cao rất ít.
Cũng cần phải kể đến những nguyên nhân của tình trạng này, đó là: với các DN nhà nước, do chiếm tỷ trọng lớn về tài sản và đang nắm giữ vị thế độc quyền trong nhiều ngành sản xuất và dịch vụ nên ít có động lực cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh; với các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là DN vừa và nhỏ) tuy có nhu cầu về cải tiến, đổi mới công nghệ nhưng do khả năng tài chính hạn hẹp, quy mô nhỏ nên tốc độ đổi mới công nghệ rất thấp.
Chính điều này làm cho TTCN của Hải Phòng kém phần sôi động.