III. Các chỉ tiêu cơ cấu
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, hoạt động Marketing với hàng loạt các công việc: nghiên cứu, phân tích thị trường để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu dân cư, quảng cáo tên tuổi, dịch vụ, chăm sóc khách hàng… đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc khếch trương tiện ích trong các dịch vụ của Ngân hàng. Hơn nữa tâm lý khách hàng cá nhân có thói quen bắt chước số đông trong tiêu dùng dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.
Hoạt động marketing của Ngân hàng hiện nay còn mờ nhạt, chưa được chú trọng, Ngân hàng chưa có chiến lược cụ thể để bứt phá, quảng bá hình ảnh của mình. Vì thế Chi nhánh Thăng Long cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này để làm cho hình ảnh của ngân hàng được nhiều người biết đến hơn. Ngân hàng có thể tăng cường giới thiệu các sản phẩm nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần phải tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như sách báo, tạp chí, truyền hình… các dịch vụ, tiện ích hay chính sách ưu đãi của Ngân hàng.
Ngân hàng nên lập ra một phòng marketing riêng biệt với nhiệm vụ khuếch trương, nâng cao hình ảnh của Chi nhánh trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
Về mảng nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, Chi nhánh nên chủ động tiếp cận khách hàng thay vì chờ họ tìm đến với mình. Cán bộ tín dụng tìm hiểu và đi sâu vào từng khu vực, địa bàn để thăm dò nhu cầu khách hàng, đồng thời giới thiệu để họ biết đến dịch vụ Ngân hàng. Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng chính là những đầu mối tiếp nhận hồ sơ khi khách hàng đến Ngân hàng vay vốn. Như vậy, họ có thể nắm rõ được tình hình và thông tin về khách hàng hơn.