III. Các chỉ tiêu cơ cấu
Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Thăng Long
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng
___________________________________________________________________________ _____________
Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV - Chi nhánh Thăng Long Thăng Long
Quy trình cho vay và quản lý tín dụng tiêu dùng nằm trong quy trình cho vay và quản lý tín dụng cá nhân được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay được diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân. Quy trình này cũng xác định người được thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trình cho vay.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định,trình duyệt và thông báo việc phê duyệt hay không phê duyệt với khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài theo sự thỏa thuận với khách hàng. Thời gian tối đa phê duyệt tín dụng phải được ngân hàng niêm yết công khai cho khách hàng biết. Nếu quyết định không cho vay, ngân hàng phải thông báo với khách hàng bằng văn bản trong đó nêu rõ lí do từ chối cho vay. Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ:
Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng ; các quy định của ngân hàng mà khách hàng phải đáp ứng đủ về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cho vay.
- Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ:
Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần thiết. Sau khi kiểm tra nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phòng tín dụng (hoặc người được ủy quyền) và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn
Trong bước này, cán bộ tín dụng cần thẩm định các nội dung sau:
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn về tính phù hợp với mục đích kinh doanh, tính hợp pháp và phù hợp với quy định Ngân hàng từng thời kỳ.
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. - Kiểm tra, xác minh thông tin qua các nguồn khác nhau như: nguồn nội bộ của Ngân hàng Đầu tư, Trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước, qua các đối tác của Khách hàng…
- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: bao gồm tư cách của Khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, quan hệ với các Tổ chức tín dụng…
- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt bao gồm tính toán lãi và phí, các khoản lợi ích vô hình…
- Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư để đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay và tư vấn cho Khách hàng.
Bước 3:Xác định phương thức cho vay
Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay
Bao gồm việc xem xét các nội dung:
- Xem xét khả năng nguồn vốn khả năng trả nợ của Khách hàng.
- Xác định lãi suất cho vay: cán bộ tín dụng tính toán lãi suất cho vay (LSCV) như sau
LSCV = Chi phí vốn + chi phí rủi ro tín dụng + tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng
Chi phí vốn = Chi phí VCSH x (tỷ lệ an toàn vốn) + chi phí huy động vốn x (1-tỷ lệ an toàn vốn + chi phí thanh khoản+ chi phí hoạt động)
- Xem xét điều kiện thanh toán đối với những khoản vay thanh toán với nước ngoài.
___________________________________________________________________________ _____________
Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV - Chi nhánh Thăng Long Thăng Long
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, Cán bộ tín dụng phải lập tờ trình thẩm định. Trong đó phải nêu cụ thể những kết quả của quá trình, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng.
Bước 6: Tái thẩm định các khoản cho vay
Đối tượng của quá trình tái thẩm định là các khoản vay có giá trị cao hoặc
các khoản vay có tính chất phức tạp. Chịu trách nhiệm chỉ định tổ Tái thẩm định là Giám đốc Chi nhánh. Thời hạn tái thẩm định không quá 03 ngày đối với món vay ngắn hạn và không quá 05 ngày đối với món vay trung và dài hạn.
Bước 7: Trình duyệt khoản vay
Bước 8: Soạn thảo nội dung hợp đồng/ sổ vay vốn
Bước 9: Giải ngân
Cán bộ tín dụng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân; mục đích, đối tượng, căn cứ để giải ngân; số tiền hoặc hạn mức được giải ngân, tiến độ giải ngân đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn của phương án/dự án đầu tư vay vốn; có lưu ý đến các biến động bất thường, xấu đi của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính,… của khách hàng.
Bước 10: Kiểm tra, kiểm soát các khoản vay
Kiểm tra và giám sát khoản vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
Bước 11: Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
Bước 13: Giải chấp tài sản đảm bảo
Bước 14: Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay Đánh giá về quy trình cho vay của Chi nhánh Thăng Long:
Với quy trình 14 bước như trên đã đảm bảo đủ cho một quy trình tín dụng cơ bản. Với khả năng thanh khoản tài sản đảm bảo cơ bản và đội ngũ giám sát tín dụng
chuyên nghiệp, quy trình như trên có thể rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, đáp ứng được như cầu vay vốn của khách hàng.
Tuy nhiên, hiện nay, Ngân hàng vẫn chưa có một chính sách riêng biệt dành cho hoạt động cho vay tiêu dùng mà vẫn sử dụng trong chính sách tín dụng chung. Vì đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng khác với đối tượng khách hàng Doanh nghiệp nên việc chưa có quy trình riêng biệt… có thể ảnh hưởng đến việc thẩm định và đánh giá các chỉ tiêu cho vay và tính toán chi phí được chính xác.