Đánh giá các chỉ tiêu cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thăng Long – Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (Trang 29)

III. Các chỉ tiêu cơ cấu

Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Thăng Long

2.2.3. Đánh giá các chỉ tiêu cho vay tiêu dùng

Trong bối cảnh của thị trường cho vay tiêu dùng và sự cạnh tranh tìm kiếm khách hàng của các ngân hàng khác trong việc tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực này, Chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng đã có những bước chuyển tích tích cực về cả số lượng và chất lượng các món vay tiêu dùng. Cụ thể:

2.2.3.1.Về dư nợ cho vay

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ cho vay qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Qua bảng trên ta thấy được dư nợ cho vay tiêu dùng liên tục tăng trong 3 năm qua. Cuối năm 2007 chỉ tiêu này là 115 tỷ, đến cuối năm 2008 dư nợ cho vay

___________________________________________________________________________ _____________

Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV - Chi nhánh Thăng Long Thăng Long

tiêu dùng lên tới 141 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 22,6% so với năm 2007. Đến 31/12/2009 dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 230 tỷ đồng tăng 63,12% so với năm 2008. Sự tăng lên này cho thấy Ngân hàng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Thăng Long – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đang ngày được mở rộng.

Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ cho vay 1763 100% 2078 100% 3070 100%

Dư nợ cho vay tiêu

dùng 141 8.00% 230 11.07% 268 9%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Thăng Long 2009)

Tuy hoạt động cho vay tiêu dùng có phát triển, quy mô có tăng lên, song mức tăng này là không cao, nó chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng cho vay toàn Chi nhánh Thăng Long Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng so với tổng dư nợ cho vay tăng dần cùng với sự tăng lên của dư nợ cho vay: năm 2007 dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 8% dư nợ cho vay toàn ngân hàng, đến năm 2008 tỷ lệ này là 11.07% và giảm xuống 9% ở năm 2009. Tuy nhiên đây không phải là mức cao, dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ còn thấp.

2.2.3.2.Cơ cấu cho vay

Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay theo thời hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 87.98 62.40% 148.5 64.60% 181.97 67.90% Cho vay trung hạn 53.01 37.60% 81.42 35.40% 86.028 32.10% Cho vay có tài sản

đảm bảo 83.89 59.50% 132.7 57.70% 147.4 55%

Cho vay không có

tài sản đảm bảo 57.1 40.50% 97.29 42.30% 120.6 45%

Tổng 141 230 268

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Thăng Long 2009)

___________________________________________________________________________ _____________

Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV - Chi nhánh Thăng Long Thăng Long

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay

Đơn vị:tỷ đồng

Về cơ cấu theo thời hạn, nhìn vào biểu đồ ta thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chủ yếu là các món vay với thời hạn ngắn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Cụ thể: năm 2007, cho vay ngắn hạn đạt 87.984 tỷ, chiếm 62.4% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng; năm 2008 đạt 148.58 tỷ chiếm 64.6% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, tăng 36.29% so với năm 2007; đến năm 2009 chỉ tiêu này là 181.972 tỷ, chiếm 67.9% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, tăng 42.9% so với năm 2008. Như vậy cơ cấu cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, các khoản vay chủ yếu là phục vụ cho mục đích tiêu dùng đời sống hàng ngày như: sửa chữa nhà ở, mua trang thiết bị trong gia đình. Các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ do các khoản vay để mua nhà, cho vay du học... Điều này làm cho ngân hàng linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn, chống ứ đọng vốn. Tuy nhiên Ngân hàng cũng cần điều chỉnh thời hạn cho vay theo hướng trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của khách hàng.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo Tài sản đảm bảo

Đơn vị:tỷ đồng

Phân loại theo cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo, thông qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, các khoản cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Năm 2007 cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo là 83.895 tỷ, chiếm 59.5% tổng cho vay tiêu dùng, năm 2008 là 132.71 tỷ (chiếm 57.7%) và năm 2009 là 147.4 tỷ ( chiếm 55%). Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ở mức thấp và càng ngày càng giảm cho thấy ngân hàng đang ngày càng nới lỏng hơn các điều kiện cho vay, chủ yếu là cho vay đối với cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định và không cần phải có tài sản đảm bảo.

___________________________________________________________________________ _____________

Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV - Chi nhánh Thăng Long Thăng Long

2.2.3.3.Về doanh số cho vay tiêu dùng

Bảng 2.5: Doanh số cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Thăng Long

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Cho vay ngắn hạn 143.57 65.20% 180.23 67.50% 224 70.00%

Cho vay trung hạn 76.63 34.80% 86.775 32.50% 96 30.00% Cho vay có tài sản

đảm bảo 129.92 59.00% 150.86 56.50% 176.8 55%

Cho vay không có tài

sản đảm bảo 90.282 41.00% 116.15 43.50% 143.2 44.80%

Tổng 220.2 267 320

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Thăng Long 2009)

Doanh số cho vay tiêu dùng ngày càng tăng với tỷ lệ cao. Năm 2007 doanh số cho vay tiêu dùng đạt: 220.2 tỷ; năm 2008 là 267 tỷ , tăng 46.8 tỷ tương ứng với 21.25% so với năm 2007; đến năm 2009 là 320 tỷ, tăng 53 tỷ tương ứng với gần 20 %. Đây được đánh giá là năm cho vay tiêu dùng bùng nổ ở Việt Nam, và Chi nhánh Thăng Long Ngân hàng Đầu tư và Phát triển không nằm ngoài xu hướng đó. Về cơ cấu theo thời hạn, thì doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 60%

tổng và ngày càng tăng trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và các khoản vay không cần tài sản đảm bảo ngày càng tăng.

Cũng như đã nói ở trên, mặc dù cho vay tiêu dùng tăng lên về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối nhưng so với doanh số cho vay toàn Chi nhánh Thăng Long Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thì đây vẫn còn là mức thấp.

Bảng 2.6: Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số

tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ

Doanh số cho vay 2327 100% 2536 100% 3476 100%

Doanh số cho vay tiêu

dùng 220.2 9.46% 267 10.53% 320 9%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Thăng Long 2009)

Như vậy doanh số cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển xét về số tuyệt đối là khá lớn so với các ngân hàng khác, tuy nhiên khối lượng cho vay tiêu dùng trong tổng danh mục cho vay của ngân hàng đang còn ở mức độ thấp, cụ thể năm 2007 doanh số cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 9.46% tổng doanh số cho vay, đến năm 2008 có tăng lên nhưng với mức tăng không đáng kể: 10.53%, và đến năm 2009: tỷ lệ này là 9%. Như vậy doanh số cho vay tiêu dùng chiếm 1 tỉ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay chứng tỏ ngân hàng chưa tập trung lắm vào lĩnh vực này mà chủ yếu là tập trung vào cho các doanh nghiệp vay.

2.2.3.4.Về doanh số thu nợ

Bảng 2.7: Doanh số thu nợ

___________________________________________________________________________ _____________

Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV - Chi nhánh Thăng Long Thăng Long

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Doanh số thu nợ 200 100% 253 100% 303 100%

Ngắn hạn 115 58% 150 59.29% 215 63.23%

Trung, dài hạn 85 43% 103 40.71% 88 36.77%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Thăng Long 2009)

Doanh số thu nợ năm 2007 là 200 tỷ, đến năm 2008 là 253 tỷ (tăng 25.5% so với năm 2007) và tăng lên 303 tỷ (tăng 19.76 % so với năm 2008), như vậy dư nợ cho vay tiêu dùng tăng dần qua các năm, tỷ lệ tăng cao. Cho thấy, khách hàng trả nợ đúng hạn hoặc Ngân hàng thu hồi nợ sớm do nhận thấy những dấu hiệu không lành mạnh của khách hàng.

2.2.3.5.Về nợ quá hạn trong vay tiêu dùng

Cho đến nay Chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có tỷ lệ nợ xấu thấp các khoản vay nhỏ cho các hộ kinh doanh. Sở dĩ có nợ xấu là trong thời gian khủng hoảng có biến động về giá, các hộ kinh doanh đã không thu hồi được vốn đã bỏ ra nên phát sinh nợ xấu. Phần lớn các khoản vay mua nhà, ôtô, và các mục đích tiêu dùng khác khách hàng có độ uy tín, thu nhập ổn định và không chịu ảnh hưởng nhiều nên không phát sinh nợ quá hạn, chất lượng các khoản vay là tương đối tốt.

2.2.3.6.Lãi thu được từ hoạt động cho động cho vay tiêu dùng

Bảng 2.8: Lãi thu được từ cho vay tiêu dùng

Đơn vị:tỷ đồng

Lãi thu từ hoạt động tín dụng 222.5 257.68 328.18 Lãi thu từ hoạt động cho vay tiêu

dùng 11.6 24.8 28.6

Tỷ trọng lãi thu từ hoạt động cho vay

tín dụng với hoạt động cho tín dụng 5.21% 9.62% 8.71%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Thăng Long 2009)

Lãi thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng tăng. Do đó, tỷ trọng lãi từ hoạt động cho vay tín dụng so với tổng lãi cũng ngày càng tăng. Năm 2007 lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm 5.21% tổng lãi cho vay, đến năm 2008 là 9.62% và giảm nhẹ 8.71% trong năm 2009. Như vậy hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh ngày càng đem lại nhiều lợi nhuận hơn chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng càng ngày càng được chú trọng, mở rộng hơn. Tuy nhiên, các mức tỷ trọng trên không phải là lớn.

___________________________________________________________________________ _____________

Chương 2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV - Chi nhánh Thăng Long Thăng Long

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thăng Long – Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w