Thực trạng đội ngũ GVT tại Học viện CT-HCK

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học.PDF (Trang 50)

Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, với đặc thù của cơ quan giảng dạy và nghiên cứu về lý luận chính trị - Hành chính thì đội ngũ cán bộ phần lớn có độ tuổi khá cao, ngay tổ chức Đoàn Thanh niên Học viện cũng lấy giới hạn 35 tuổi để tính độ tuổi đoàn viên của mình, cho nên quan niệm chung của Học viện về GVT là những người có độ tuổi dưới 35, còn ít kinh nghiệm giảng dạy và NCKH., hiện đang công tác tại các khoa chuyên môn và một số phòng, ban chức năng như Ban Quản lý đào tạo, Ban Quản lý khoa học, Phòng Hợp tác quốc tế.

Hiện nay số GVT có độ tuổi dưới 35 tuổi là 69 GV, chiếm 22,9% so với tổng số cán bộ của Học viện và chiếm 33,01% so với tổng số đội ngũ nhân lực tại khoa, ban, phòng có thực hiện hai chức năng giảng dạy và NCKH. Trong đó, nam có 23 người chiếm 33,3%, nữ có 46 người chiếm 66,6%. Số GVT có trình độ đại học là 34 người (nam 15, nữ 19) chiếm 49,27%, thạc sỹ là 35 người (nam 10, nữ 25) chiếm 50,72%. Tính đến năm 2011 có 06 GVT đang theo học nghiên cứu sinh, 12 GVT đang học thạc sỹ. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 25 người (nam 10, nữ 15) chiếm 36,23%, trung cấp có 44 người (nam 13, nữ 31) chiếm 63,77%.

Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị của đội ngũ GVT Học viện (2010 - 2011) Trình độ Giới tính Chuyên môn Tỷ lệ (%) Tổng cộng Lý luận chính trị Tỷ lệ (%) Tổng cộng ĐH Th.s Cao cấp Trung, sơ cấp

Nam 15 10 36,2 25 10 13 33,3 23

Nữ 19 25 63,8 44 15 31 66,7 46

Tỷ lệ % 49,2 50,8 100 36,2 63,8 100

Tổng số 34 35 69 25 44 69

Về chuyên ngành: Kinh tế có 09 người chiếm 13,1%; Triết học có 09 người chiếm 13,1%; Lịch sử có 10 người chiếm 14,5%; Luật học có 07 người chiếm 10,1%; Chính trị học có 04 người chiếm 5,8%; Văn hóa học có 10 người chiếm 14,5%; Xã hội học - Tâm lý học có 07 người chiếm 10,1%; Dân tộc học và Tôn giáo học có 06 người chiếm 8,7%; chuyên ngành khác có 07 người chiếm 10,1%.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chuyên ngành của đội ngũ GVT Học viện (2010 - 2011)

GVT đã không ngừng trau dồi kiến thức, dành thời gian nghiên cứu với nhiều đề tài mang tính thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH. Đội ngũ GVT của Học viện cơ bản có trình độ chuyên môn, có năng lực, kỹ năng trong giảng dạy, NCKH và ứng dụng vào thực tiễn. Chất lượng giảng dạy của GVT ở Học viện ngày càng được nâng cao, có nhiều bài giảng hay, thu hút học viên. Qua phiếu điều tra học viên hệ tại chức và tập trung ở Học viện có trên 70% GVT được đánh giá có bài giảng tốt, 25% có bài giảng khá, chỉ có 5% GV có bài giảng đạt yêu cầu.

Hầu hết GVT của Học viện có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng; có những phẩm chất tâm lý - đạo đức đáp ứng với yêu cầu của Học viện. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, GVT luôn có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất tâm lý cần có của người cán bộ, người đảng viên, người GV: có lối sống giản dị, tác phong làm việc khoa học, có ý thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cách mạng. Bản thân GVT cùng với gia đình đều thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có biểu hiện

Nguån: Ban Tæ chøc c¸n bé Häc viÖn

10.18.7 8.7 14.5 10.1 5.8 13.1 14.5 13.1 Kinh tÕ TriÕt häc LÞch sö LuËt häc ChÝnh trÞ häc V¨n hãa häc DTH-TGH Kh¸c

tiêu cực, tham nhũng. Đội ngũ GVT của Học viện là cơ sở để quy hoạch, đề bạt cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện và các đơn vị.

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy hầu hết GVT của Học viện có sự trưởng thành, phát triển trong chuyên môn, trong NCKH và nhiều người được quy hoạch, bổ nhiệm vào các cương vị lãnh đạo, quản lý của Học viện.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải GVT nào có học vị thạc sỹ đều có năng lực giảng dạy, nghiên cứu tương xứng với học vị của mình. Ngay cả số GVT có trình độ thạc sỹ vẫn còn có những trường hợp chưa thể giảng dạy hết chương trình; năng lực, kinh nghiệm giảng dạy học còn hạn chế. Qua phiếu điều tra của Hội đồng Thi đua Học viện hàng năm cho thấy có tới trên 70% GVT của Học viện được đánh giá có bài giảng tốt, số còn lại được học viên các lớp tập trung và tại chức đánh giá vào loại khá và đạt yêu cầu song kết quả điều tra này chưa phản ánh đúng thực trạng chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học.PDF (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)