Hoạt động NCKH của Học viện CT-HCK

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học.PDF (Trang 43)

2.1.2.1. Những chủ trương và chương trình

Triển khai Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX ngày 30/7/2005 về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và NCKH ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nghị định số 129/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 300/QĐ-HVCTQG; trên cơ sở những định hướng NCKH của "Chiến lược hoạt động khoa học 10 năm (2005 - 2015)" của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Quyết định số 315/2007/QĐ- HVCTKVI ngày 22/10/2007 về việc ban hành Quy chế quản lý HĐKH ở Học viện Chính trị khu vực I giai đoạn 2008 - 2015. Các HĐKH của Học viện bao gồm:

Nghiên cứu khoa học:

- Đề tài khoa học gồm: Chương trình nghiên cứu, đề tài cấp bộ, cơ sở, đề tài Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện CT - HC KVI giao, đề tài để biên soạn chương trình, giáo trình và các nhiệm vụ khoa học đột xuất do các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước giao. Đề tài liên kết với các địa phương, các ngành, cơ sở (nghiên cứu, tổng kết thực tiễn,...) do các bên thỏa thuận đóng góp kinh phí, lực lượng nghiên cứu. Đề tài do các cá nhân, tập thể tự khai thác, sử dụng tư cách pháp nhân của Học viện.

- Đề tài nghiên cứu, khảo sát thực tế: theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất, được thực hiện dưới hình thức thành lập các đoàn cán bộ khoa học đi nghiên cứu tại các địa phương, cơ sở theo các chủ đề xác định.

- Hội nghị, Hội thảo khoa học gồm có: cấp Học viện; cấp đơn vị được Giám đốc Học viện phê duyệt.

Thông tin khoa học:

Hoạt động thông tin khoa học bao gồm: xây dựng nguồn thông tin khoa học; thực hiện dịch vụ phục vụ thông tin cho các sản phẩm đào tạo, NCKH; bồi dưỡng

nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin khoa học. Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện và Ban Quản lý khoa học có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động thông tin - tư liệu khoa học; tập hợp các kết quả NCKH đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước; bổ sung các tài liệu phục vụ công tác quản lý HĐKH; tuyển chọn và xã hội hóa các kết quả nghiên cứu; tổ chức thông tin về hoạt động quản lý, NCKH của Học viện.

Hợp tác quốc tế về khoa học:

Hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học gồm: tổ chức các đoàn ra, đoàn vào để nghiên cứu, trao đổi các vấn đề khoa học; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế trong và ngoài nước; thực hiện các chương trình, dự án, đề tài hợp tác quốc tế NCKH; hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học với các đối tác quốc tế; cung cấp các thông tin khoa học, ấn phẩm khoa học do quan hệ hợp tác quốc tế mang lại.

Năm 2008, Ban Giám đốc Học viện đã xây dựng và ban hành“Chiến lược

hoạt động khoa học giai đoạn 2008 - 2015”, xác định HĐKH của Học viện trong những năm tới trên các nội dung sau:

- NCKH bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu tổng kết thực tiễn.

- Thông tin khoa học gồm: tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin các kết quả nghiên cứu, các tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy mới.

- QLKH gồm: thực hiện các quy chế, cơ chế, chính sách, quy trình NCKH theo Luật KH&CN và các thể chế quản lý nhà nước về khoa học.

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ HĐKH bao gồm: tư liệu, thư viện, hành chính - hậu cần khoa học.

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học gồm: đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là xây dựng đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn và bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ.

quả NCKH (2 năm/lần) và xem đây là một nhiệm vụ bắt buộc. Mục đích của Hội

nghị nhằm giúp thủ trưởng các đơn vị và các cơ quan QLKH nắm được thực trạng NCKH của cá nhân và đơn vị, trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp thúc đẩy hoạt động NCKH.

2.1.2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động NCKH của Học viện CT - HC KVI Về thực trạng hoạt động NCKH dưới dạng các đề tài nghiên cứu:

Bảng 2.2:Tình hình thực hiện nhiệm vụ NCKH các cấp của đội ngũ cán bộ Học viện là chủ nhiệm đề tài (2004 - 2010)

Đề tài Cấp Nhà nƣớc Cấp Bộ Cấp Khoa, phòng Cấp Phân viện Cấp Tiềm lực Cấp Cơ sở (Phân cấp) Hội thảo, Hội nghị Nghiên cứu, Khảo sát Tổng số đề tài Năm 2004 04 25 10 13 05 01 58 2005 01 04 17 03 02 27 2006 01 03 04 (Đề tài chung) 22 13 02 02 47 2007 02 04 26 04 01 37 2008 01 03 27 02 02 35 2009 02 04 (Bộ phân cấp) 25 03 01 35 2010 03 01 (Hợp tác quốc tế) 29 03 03 39 Tổng 05 23 79 142 18 11 278

Nguồn Ban Quản lý khoa học, Học viện (2011)

- Cơ cấu lĩnh vực đề tài:

Lĩnh vực kinh tế: các đề tài tập trung nghiên cứu những đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế, đề xuất mô hình và biện pháp tổ chức thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển bền vững,...

Lĩnh vực lịch sử - chính trị: các đề tài nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các địa phương, các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực có liên quan tới công tác xây dựng hệ thống chính trị, công tác xây dựng Đảng,..., từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, khuyến nghị mang tính giải pháp cho sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Lĩnh vực giáo dục: các đề tài quan tâm đến giáo dục vì sự phát triển bền vững, NCKH giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ hiện đại trong giáo dục, đào tạo....

Lĩnh vực văn hóa - xã hội: các đề tài đã đi sâu khảo sát các thành tố văn hóa như văn hóa nhận thức, văn hóa vùng, văn hóa sản xuất, văn hóa tộc người; nghiên cứu những quan hệ cộng đồng, tâm lý lối sống của con người; quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; sự phát triển của các tôn giáo trên các vùng miền…

- Kết quả số lượng công trình công bố:

Ở loại hình đề tài NCKHđề tài cấp Nhà nước đạt loại xuất sắc chiếm 40%, loại khá chiếm 60%; đề tài cấp Bộ loại xuất sắc chiếm 60,86%, loại khá 39,1%; đề tài Phân viện, Khoa-Phòng, Tiềm lực đạt loại xuất 94,9%, loại khá 5,1%; đề tài cơ sở loại xuất sắc 93,6%, loại khá 6,4%; đề tài Nghiên cứu, Khảo sát đều đạt loại xuất sắc chiếm 100%.

Biểu đồ2.3: Tình hình xếp loại đánh giá, nghiệm thu thực hiện nhiệm vụ NCKH các cấp của đội ngũ cán bộ Học viện (2004 - 2010)

Hoạt động NCKH dưới dạng biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, bài đăng trên báo, tạp chí khoa học, hướng dẫn luận văn:

Số liệu kê khai thành tích cho danh hiệu Lao động tiên tiến năm học 2008 - 2009 của GV cho thấy: trong số 100 người kê khai thì có 174 chuyên đề cho tập bài giảng, sách tham khảo; 152 bài báo, tạp chí. Số liệu kê khai thành tích cho danh hiệu Lao động tiên tiến năm học 2010 - 2011 cho thấy: trong số 133 người kê khai thì có 100 chuyên đề cho tập bài giảng, sách tham khảo; 130 bài báo, tạp chí; 771 lượt tham gia hướng dẫn, phản biện, chấm luận văn.

2 3 14 9 75 4 133 9 11 0 0 50 100 150 XuÊt s¾c 2 14 75 133 11 Kh¸ 3 9 4 9 0

CÊp NN CÊp Bé CÊp PV,K-

P,TiÒm lùc CÊp C¬ së

Nghiªn cøu, Kh¶o

+ Một số lượng nhỏ đề tài cấp bộ, cấp Học viện được chuyển thành các tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên khảo, tài liệu tổng kết thực tiễn của Học viện.

+ Một bộ phận đề tài cấp Nhà nước, cấp Học viện, cấp cơ sở được chuyển thành các giáo trình, tập bài giảng phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị, đào tạo cử nhân chính trị Lào, bồi dưỡng nghiệp vụ các ngành,....

- Công tác thi đua, khen thưởng hoạt động NCKH dưới dạng đề tài nghiên cứu:

Để các hoạt động NCKH thực sự trở thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục gắn kết chặt chẽ và ngang tầm với công tác đào tạo, Học viện đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thi đua năm học. Trong đó, quy định rất cụ thể đối với GV đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở phải có sáng kiến kinh nghiệm được thông qua tại Hội đồng thi đua Học viện hoặc có đề tài NCKH đạt loại xuất sắc trong năm học đó; đối với danh hiệu GV đạt Lao động tiên tiến phải có ít nhất 02 bài NCKH mỗi năm. Hoạt động bình xét và xếp loại NCKH hai năm một lần và năm năm một lần được Học viện tiến hành đã khen thưởng nhiều cá nhân và tập thể có thành tích cao trong NCKH.

Những hạn chế trong hoạt động NCKH của Học viện trong những năm qua được thể hiện qua những điểm sau:

- Về cơ cấu loại hình đề tài:

Các số liệu ở bảng 2.4 cho thấy các đề tài NCKH mà Học viện đảm nhận chủ yếu là đề tài cấp cơ sở và tiềm lực (chiếm 77% tổng số đề tài), đề tài cấp Nhà nước chỉ chiếm 0,02% và cấp Bộ là 0,1%, NCKH dạng hội nghị, hội thảo là 0,07%.

Phần lớn các đề tài đều thuộc về loại hình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về lý luận, do đặc thù chuyên môn nên rất ít đề tài nghiên cứu về loại hình khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và đề tài mang tính triển khai. Ngay cả loại hình đề tài nghiên cứu tổng kết thực tiễn, vốn được đánh giá là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của hoạt động NCKH tại Học viện cũng chỉ chiếm 0,04% tổng số đề tài, các đề tài nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiệp vụ chuyên môn có số lượng rất ít. Sự mất cân đối về cơ cấu loại hình đề tài phần nào cho thấy hoạt động NCKH chưa đáp ứng được yêu cầu gắn liền giữa lý luận và thực tiễn của đơn vị.

- Về cơ cấu lĩnh vực đề tài:

Các đề tài mà Học viện đảm nhận trong những năm qua chủ yếu thiên về lĩnh vực lịch sử - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội với nội dung nghiên cứu chủ yếu là về các vấn đề lý luận, thực tiễn; ngay cả trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về các lĩnh vực này cũng chủ yếu mang tính tìm hiểu về các quan điểm lý luận và thực tiễn, chưa có những bước đột phá về quan niệm hay tư duy lý luận. Học viện không có các đề tài nghiên cứu cơ bản về tự nhiên, kỹ thuật và rất ít đề tài nghiên cứu về khoa học giáo dục.

- Về kết quả số lượng đề tài công bố và kết quả chuyển giao, ứng dụng: Tỷ lệ đề tài được đánh giá xếp loại xuất sắc rất cao (89,9% tổng số đề tài), nhưng việc ứng dụng, xã hội hóa kết quả nghiên cứu hầu như ít được chú trọng, nội dung nghiên cứu chỉ được phổ biến trong nội bộ nhóm nghiên cứu và hội đồng nghiệm thu, cơ quan quản lý đề tài. Chất lượng các loại tài liệu tham khảo, giáo trình, tập bài giảng chưa ổn định, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo....

- Về quy mô đề tài: chủ yếu là đề tài được thực hiện trong nội bộ các đơn vị chủ trì, có tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp cơ sở và cấp bộ, có sự liên kết NCKH với các địa phương, bộ, ngành nhưng còn hạn chế, có hoạt động hợp tác trao đổi quốc tế nhưng chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho mục đích ngoại giao. Hoạt động hợp tác quy mô lớn về NCKH với các đơn vị trong nước và quốc tế hầu như chưa thực hiện được.

- Hoạt động NCKH dưới dạng biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, bài đăng trên báo, tạp chí khoa học, hướng dẫn luận văn cũng hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê từ năm 2008 trở lại đây thì ngay cả số GV kê khai thành tích để xét lao động tiên tiến cũng không đảm bảo tiêu chuẩn 02 bài NCKH mỗi năm, việc xét thành tích của Hội đồng thi đua Học viện nhiều khi buộc phải bỏ qua tiêu chuẩn này. Các bài viết cho tạp chí khoa học chuyên ngành hầu như chỉ tập trung vào tạp chí trong nước, rất ít GV có bài viết cho các tạp chí quốc tế. Số lượng GV tham gia hướng dẫn luận văn khá cao nhưng việc đánh giá chất lượng các luận văn còn mang tính hình thức như việc lựa chọn vấn đề

nghiên cứu của luận văn không mới, việc đầu tư thời gian, chất xám cho luận văn còn hạn chế...

Nguyên nhân khách quan của các hạn chế chủ yếu thể hiện ở cá c khía cạnh:

- Cơ chế, chính sách QLKH, quản lý xuất bản còn nhiều bất cập, không theo kịp với sự đổi mới của Học viện và yêu cầu thực tiễn cuộc sống, chưa tạo được động lực thực sự để khuyến khích các nhà NCKH. Việc đầu tư kinh phí, khai thác các nguồn lực cho NCKH còn hạn chế, nặng về bình quân, dàn trải, manh mún.

- Chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng mất cân đối giữa đào tạo và NCKH. Công tác NCKH chưa được chú trọng đúng mức, chưa đầu tư ngang tầm.

- Trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm QLKH của các ban chuyên môn chưa đồng đều, còn hạn chế. Tình trạng không bảo đảm thời gian, tiến độ nghiên cứu, quá hạn đề tài, chậm hoàn tất thủ tục quyết toán sau nghiệm thu còn xảy ra.

Những nguyên nhân chủ quan của các hạn chế:

- Tuy có bước phát triển về số lượng và chất lượng, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới thì đội ngũ cán bộ khoa học còn nhiều bất cập. Học viện chưa có chuyên gia đầu đàn về một số bộ môn cơ bản, cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học chưa hợp lý, phân bổ không đều giữa các đơn vị khoa, ban, phòng chuyên môn, giữa các lĩnh vực đào tạo. Nhìn chung đội ngũ cán bộ khoa học chưa được sử dụng có hiệu quả, chưa phát huy hết tiềm năng nghiên cứu, nhất là đối với những cán bộ lâu năm, cán bộ khoa học nữ, cán bộ khoa học trẻ. Có nguy cơ xảy ra tình trạng hẫng hụt, thiếu cán bộ thực sự có năng lực nghiên cứu và giảng dạy khi một số cán bộ khoa học lâu năm, có kinh nghiệm về nghỉ chế độ hoặc chuyển sang làm công tác quản lý.

- Bản thân cán bộ NCKH chưa nhận thức được việc NCKH là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhiều cán bộ còn coi trọng việc giảng dạy hơn việc NCKH. Ở nhiều trường hợp học hàm, học vị của cán bộ khoa học và kết quả NCKH còn chưa tương xứng.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học.PDF (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)