Cơ quan QLKH phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan rà soát đội ngũ GVT để xác định đúng số lượng, trình độ, thâm niên công tác,

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học.PDF (Trang 81 - 85)

quan rà soát đội ngũ GVT để xác định đúng số lượng, trình độ, thâm niên công tác, hoàn cảnh cá nhân GVT.

- Lập quy hoạch cụ thể về nhân lực NCKH của Học viện tới năm 2015 và 2020, lấy đó là cơ sỏ xây dựng cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho GVT về vật chất, tinh thần, môi trường, điều kiện học tập, làm việc và cống hiến. Tạo cơ chế ưu đãi trong tuyển dụng để thu hút đội ngũ GVT có trình độ từ cơ quan bên ngoài tham gia công tác đào tạo và NCKH của Học viện.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVT về kỹ năng NCKH, đặc biệt phải xác định rõ thời gian, nội dung, hình thức bồi dưỡng cụ thể.

- Thành lập nhóm chuyên gia tư vấn về NCKH cho GVT: thành phần gồm các nhà khoa học có uy tín của Học viện và có thể mời thêm nhà khoa học bên ngoài; chức năng của nhóm chuyên gia là tư vấn cho GVT trong các vấn đề về NCKH, đặc biệt là trong phát hiện vấn đề nghiên cứu, thu thập tư liệu nghiên cứu, chuẩn bị đề cương nghiên cứu và thuyết trình đề cương trước Hội đồng khoa học của Học viện...

Chú trọng bồi dưỡng phương pháp NCKH và quản lý đề tài NCKH cho GVT

Để nhanh chóng khắc phục những thiếu hụt cơ bản của GVT về kỹ năng, phương pháp NCKH và quản lý đề tài của GVT hiện nay, Học viện phải thực hiện các biện pháp:

- Tổ chức thăm dò, tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu của GVT trong việc nâng cao năng lực NCKH và kỹ năng tổ chức hoạt động nghiên cứu. Xác định những mặt GVT còn hạn chế trong việc tổ chức, thực hiện đề tài.

- Chuẩn bị kế hoạch bồi dưỡng bao gồm lựa chọn chuyên đề, phương pháp NCKH mới, chuyên sâu, các văn bản thủ tục để tiến hành triển khai nghiên cứu,... Ấn định thời gian tổ chức cần chọn thời gian thích hợp để GVT tham dự; chuẩn bị địa điểm, phân công cán bộ phụ trách tổng hợp danh sách, thông báo, chuẩn bị tài liệu, máy móc,...

- Chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng: Ban Giám đốc giao nhiệm vụ cho các phòng chức năng quản lý NCKH lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng về nhiệm vụ NCKH. Tài liệu bồi dưỡng gồm: Luật KH&CN; Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản quy định quản lý KH&CN, NCKH các cấp của Bộ KH&CN, Bộ GD&ĐT, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,...

- Mời báo cáo viên là những chuyên gia giàu kinh nghiệm về phương pháp NCKH.

- Quy định bắt buộc GVT phải tham gia học tập, giám sát, kiểm tra nghiêm túc quá trình học tập; quy định trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn trong việc tạo điều kiện về thời gian cho GVT học tập.

- Tổ chức lớp bồi dưỡng: thực hành những bài tập nhỏ, thực hành các kỹ năng, phương pháp, những vấn đề mới, những tình huống, hướng nghiên cứu được triển khai.

- Ban QLKH, Phòng Tài vụ giới thiệu hệ thống biểu mẫu đăng ký đề tài, cách thức thanh toán kinh phí NCKH... Hướng dẫn và kiểm tra hồ sơ thủ tục (đăng ký, thanh toán,...) trong quá trình GVT thực hiện đề tài để kịp thời hướng dẫn sửa chữa bổ sung giúp GVT hoàn thiện thực hiện đúng quy định.

Cử GVT đi học tập, giao lưu hợp tác NCKH

Cử GVT đi học tập, giao lưu hợp tác NCKH là một giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ GVT nâng cao trình độ, bản lĩnh NCKH, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ NCKH chất lượng cao cho giai đoạn tiếp theo.

Triển khai thực hiện:

- Hình thức: kết hợp đào tạo sau đại học và NCKH để tạo điều kiện cho đội ngũ GVT được đi học tập, giao lưu hợp tác NCKH bằng hình thức nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và nguồn vốn hợp tác nước ngoài; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học thu hút sự quan tâm đóng góp của các nhà khoa học cho lĩnh vực, hướng nghiên cứu của Học viện, đồng thời cử các GVT tham dự hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.

- Lập kế hoạch: trên cơ sở nội dung chuyên môn của đơn vị chuyên môn và cá nhân GVT quy định cụ thể nội dung, kinh phí hỗ trợ cho GVT tham gia.

- Ban Giám đốc ra quyết định cử GVT tham dự và đôn đốc cơ quan quản lý cán bộ, quản lý khoa học theo dõi chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, có kế hoạch hõ trợ GVT nhanh chóng nếu họ gặp khó khăn.

- Quy định rõ những kết quả GVT cần đạt được và định kỳ GVT cáo kết quả: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, nội dung chuyên môn cho cơ quan quản lý.

Xây dựng nhóm nghiên cứu chuyên sâu của GVT

Thành lập nhóm nghiên cứu chuyên sâu theo hướng các hướng nghiên cứu chính, trên cơ sở thế mạnh của các đơn vị và GVT trong Học viện. Phát huy năng lực nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học có kinh nghiệm để họ đảm nhận vai trò phụ trách, cố vấn cho hợt động của nhóm này.

Triển khai thực hiện:

- Xác định hướng nghiên cứu chuyên sâu: qua Hội đồng khoa học và đề xuất của đội ngũ cán bộ quản lý và GVT để xác định rõ thế mạnh và các hướng nghiên cứu chuyên sâu của GVT theo các lĩnh lực và loại hình nghiên cứu.

- Lập nhóm nghiên cứu chuyên sâu của GVT do các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm tư vấn, giúp đỡ; hướng dẫn; tạo cơ hội cho GVT tham gia hoặc được làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu. Học viện cần có cơ chế riêng để xem xét, đóng góp nội dung nhiệm vụ nghiên cứu của các nhóm này, ưu tiên về hỗ trợ kinh phí, các điều kiện cơ sở vật chất, thời gian để nhóm nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ.

- Xác định rõ phạm vi phối hợp của nhóm với các chủ thể khác: nhóm phải tương tác với lãnh đạo chuyên môn các thành viên của tổ chức khác, qua đó mọi thành viên trong nhóm có cơ hội học tập, tiếp thu, nắm bắt các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật mới cần thiết.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu, tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, học tập và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhà khoa học với các cán bộ trẻ trên tinh thần dân chủ, cởi mở, khiêm tốn học hỏi, cầu tiến bộ. Tổ chức các diễn đàn khoa học, các sinh hoạt khoa học, thảo luận, tranh luận các vấn đề khoa học còn đang nhiều ý kiến khác biệt lớn, cùng nhau tìm tòi chân lý, phát huy trí tuệ sáng tạo của từng cá nhân.

- Có chế độ hỗ trợ về thời gian, tiền thưởng, điều kiện, phương tiện hợp lý cho các nhà khoa học tham gia và hoạt động của nhóm nghiên cứu.

Áp dụng chế độ trợ lý giảng dạy, trợ lý nghiên cứu, đi thực tập, thực tế cho GVT

Triển khai thực hiện:

Áp dụng chế độ trợ lý giảng dạy, trợ lý nghiên cứu đối với cán bộ trẻ:

- Quy định trách nhiệm, chỉ tiêu, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ở từng đơn vị trong Học viện và trách nhiệm, chất lượng cần đạt được trong thực hiện nhiệm vụ của GVT.

- Tạo cơ chế đãi ngộ phù hợp với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thực hiện nhiệm vụ này về thời gian, kinh phí, thi đua khen thưởng…

- Có đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hàng năm về vấn đề này ở từng đơn vị cơ sở và ở Học viện.

Áp dụng chế độ nghiên cứu thực tế cho GVT:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm trên cơ sở quy hoạch đội ngũ GVT và thực hiện cân đối các nhiệm vụ của các đơn vị chức năng quản lý GVT.

- Triển khai quy định về trách nhiệm của GVT trong nghiên cứu thực tế, đồng thời lấy đó làm căn cứ để đánh giá, thi đua khen thưởng, nâng lương, quy

hoạch, xét đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài và hưởng các quyền lợi khác để buộc GVT phải thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này.

- Giao nhiệm vụ, giao đề tài nghiên cứu cụ thể cho GVT thực hiện trong thời gian thực tế một cách phù hợp trên cơ sở xác định rõ năng lực, sở trường của GVT, những yêu cầu nhiệm vụ vủa GVT và của địa phương, đơn vị tiếp nhận.

- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cấp ủy địa phương nơi nhận cán bộ Học viện về làm việc để việc nghiên cứu thực tế của GVT có hiệu quả.

- Khuyến khích GVT tham gia các công trình nghiên cứu tại địa phương, chọn vấn đề nghiên cứu thiết thực, hữu ích cho địa phương, được đánh giá và sử dụng kết quả tại địa phương.

3.3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế và quản lý hoạt động NCKH của GVT

3.3.2.1. Xây dựng cơ chế ưu tiên hỗ trợ GVT NCKH

Xây dựng các quy định về chính sách khuyến khích GVT NCKH

Trên cơ sở các quy định của các cơ quan QLKH Nhà nước và Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện cần nhanh chóng xây dựng các quy định cụ thể đối với GVT trong NCKH, trong đó chú ý tới đặc điểm riêng của đối tượng này để đưa ra những chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy họ NCKH tích cực và đảm bảo chất lượng hơn.

Triển khai thực hiện:

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học.PDF (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)