Thực trạng triển khai thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về NCKH của Học viện:
Trên cơ sở những văn bản của Nhà nước về HĐKH được thể chế hóa trong Luật KH&CN năm 2000, nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN và cụ thể hóa ở mức độ nào đó trong Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có tổ chức sự nghiệp KH&CN. Phạm vi áp dụng của Nghị định 10/2002/NĐ-CP có 2 đối tượng là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, Học viện không thuộc diện thực hiện Nghị định này.
chủ, tự chịu trách nhiệm mới được quy định rộng rãi cho tất cả các tổ chức KH&CN công lập, trong đó có tổ chức khoa học xã hội là Học viện.
Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2004 - 2005 hướng tới mục tiêu tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm phân phối, sử dụng nguồn tài chính hiệu quả; góp phần đổi mới phương thức và chất lượng hoạt động, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính,... Chủ trương này đã được cụ thể bằng việc ra đời của Nghị định 43/2006 ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền từ chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, Học viện cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Mặt khác, trước yêu cầu đổi mới toàn diện mọi hoạt động nói chung và hoạt động tài chính nói riêng theo tinh thần Nghị quyết 52-NQ/TW và Quyết định số 149-QĐ/TW (nay là Quyết định 100-QĐ/TW) của Bộ Chính trị, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và NCKH thì việc tự chủ tài chính tại Học viện là hết sức cần thiết và đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của Học viện. Từ năm 2006, Học viện đã thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Qua đó, Học viện được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cũng từ khi thực hiện Nghị định 43, kinh phí dành cho hoạt động NCKH được chú trọng đầu tư hơn, tự chủ hơn trong sử dụng nguồn kinh phí trên cấp.
Học viện CT - HC KVI trong những năm qua đã tổ chức quán triệt, vận dụng các văn bản quản lý của nhà nước về KH&CN đến đội ngũ GVT, đồng thời soạn thảo, cụ thể hóa văn bản của Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN, Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh thành các văn bản hướng dẫn thực hiện theo điều kiện thực tiễn như:
Quyết định số 315/2007/QĐ-HVCTKVI về ban hành Quy chế quản lý hoạt
động khoa học ở Học viện Chính trị khu vực I. Quyết định số 375-2007/QĐ-
HVCTKVI về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Học
viện Chính trị khu vực I. Quy chế này quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn cho Giám đốc Học viện về những vấn đề lớn trong phương hướng, nội dung, tổ chức các HĐKH, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thẩm định, đánh giá những kết quả NCKH của Học viện.
Quyết định số 27-2008/QĐ-HVCT-HCKVI về phê duyệt và ban hành Chiến
lược hoạt động khoa học của Học viện CT - HC KVI giai đoạn 2008 - 2015. Việc
xây dựng Chiến lược này nhằm xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ NCKH tại Học viện.
Việc thực hiện phân cấp trong QLKH tại Học viện CT - HC KVI được căn cứ vào Công văn số 1177/HVCT-HCQG về tăng cường quản lý các nhiệm vụ khoa
học phân cấp và Hướng dẫn số 05/HD - HVCT - HCQG về việc phân cấp quản lý hoạt động khoa học. Đó là, sau khi được Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia phê duyệt kinh phí cho HĐKH phân cấp của đơn vị, thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào kế hoạch đăng ký và số kinh phí được cấp để xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ khoa học phân cấp.
Cụ thể hóa chủ trương của Giám đốc Học viện CTQG Hồ Chí Minh năm 2005 về việc tổ chức Hội nghị thông báo kết quả HĐKH 2 năm một lần, Ban Giám đốc Học viện CTKVI đã chỉ đạo cụ thể hóa và thống nhất các nội dung để hướng dẫn các đơn vị chuyên môn thực hiện. Qua đó nhằm tuyên dương, khích lệ và có các hình thức khen thưởng bằng vật chất cũng như tinh thần cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH.
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 44/2007/TLLT-BTC-BKH&CN của Bộ Tài chính - Bộ KH&CN, Quyết định 37/QĐ-HVCTHCQG về ban hành Hướng dẫn định
Bộ, cấp cơ sở ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Giám đốc Học viện đã chỉ đạo thông báo các nội dung để hướng dẫn các đơn vị chuyên môn và các cá nhân có liên quan thực hiện.
Trong việc đăng ký tham gia tuyển chọn đề tài cấp bộ, Học viện CT - HC KV1 đã căn cứ vào Quyết định số 1975/QĐ-HVCT-HCQG về ban hành Quy định tuyển chọn chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Việc quy định tuyển chọn chủ nhiệm đề tài cấp bộ theo Quyết định này
đã không hạn chế về tiêu chí đăng ký tuyển chọn đề tài, tất cả các cán bộ khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (kể các các Học viện trực thuộc) có trình độ cử nhân trở lên được đăng ký tuyển chọn đề tài.
Các hoạt động tổ chức hội thảo khoa học triển khai tại Học viện CT - HC KVI được căn cứ vào Quyết định số 3430/QĐ-HVCT-HCQG về ban hành Quy
định về tổ chức hội thảo khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các văn bản của các cấp quản lý quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động NCKH đã được Học viện tiếp nhận, có quá trình vận dụng theo thực tiễn, có tác dụng thúc đẩy hoạt động NCKH. Tuy nhiên, việc quán triệt và cụ thể hóa các văn bản này còn hạn chế: hình thức chuyển các văn bản chủ yếu là tổ chức hội nghị cán bộ QLKH hoặc gửi các bản sao về các đơn vị, nhưng lại thiếu sự kiểm tra hiệu quả phổ biến của các đơn vị tới nhà khoa học, đưa tới tình trạng phổ biến là nhà khoa học trẻ hầu như không được tiếp cận gây nên sự lúng túng, thậm chí là thực hiện sai. Quá trình xây dựng các văn bản cụ thể hóa quy định của các cấp quản lý cấp trên hầu như không huy động được sự tham gia của các đơn vị chức năng và các nhà khoa học, mà chỉ dựa trên ý kiến tham mưu của các đơn vị QLKH chuyên trách và Hội đồng khoa học của Học viện.
Trong những năm qua, ngoài những phương hướng, quan điểm chỉ đạo chung trong Chiến lược hoạt động khoa học của Học viện giai đoạn 2008 - 2015 có đề cập tới vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trẻ, bồi dưỡng tiềm năng NCKH của cán bộ khoa học trẻ, Học viện chưa có một văn bản nào cụ thể hóa các nội dung ấy thành các chính sách cụ thể khuyến khích GVT trong NCKH.
Chính sự thiếu hụt này đã tạo ra nhưng khó khăn đối với GVT khi mà họ bị đặt ngang hàng với các nhà khoa học có kinh nghiệm khác trong tiếp cận thông tin, tiếp cận cơ hội tham gia nghiên cứu và tiến hành hoạt động NCKH.
Từ năm 2010, Hội đồng khoa học của Học viện bắt đầu có sự chú ý hơn tới việc ưu tiên giao đề tài cấp cơ sở cho GVT làm chủ nhiệm để rèn luyện khả năng NCKH của họ, và số lượng GVT được làm chủ nhiệm đề tài đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, dường như đây mới chỉ là một quan điểm đang được thử nghiệm, chưa được Hội đồng khoa học xây dựng thành một văn bản quy định cụ thể và được công bố rộng rãi trong Học viện.
Cơ chế quản lý NCKH: Các kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.10
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ thực hiện quản lý NCKH của GVT Mức độ thực hiện quản lý NCKH Mức độ (%)
Rất tốt Tốt Tương đối tốt Chưa tốt
Có văn bản hướng dẫn 1,4 17,4 66,7 14,5
Có huy động lực lượng nghiên cứu 0 18,8 44,9 36,2
Có hỗ trợ cán bộ thực hiện 0 13,0 55,1 31,9
Có phân cấp trách nhiệm quản lý 0 11,6 50,7 37,7 Có hỗ trợ và phối hợp trong nghiên cứu 0 2,9 55,1 42,0 Đơn vị đề xuất nội dung nghiên cứu 0 13,0 49,3 37,7
HĐKH đơn vị đề xuất 0 14,5 78,3 7,2
HĐKH Học viện thực hiện tuyển chọn 0 11,6 40,6 47,8
Hướng dẫn đăng ký 0 4,3 66,7 29,0
Hướng dẫn thủ tục nghiên cứu 0 4,3 63,8 31,9
Triển khai nghiên cứu có cấp kinh phí 0 1,4 46,4 52,2
Có quản lý tiến độ đề tài 0 1,4 49,3 49,3
Có tổ chức nghiệm thu 0 1,4 44,9 53,6
Có thanh toán kinh phí đề tài 0 1,4 37,7 60,9
Nộp kết quả đúng tiến độ 0 5,8 72,5 21,7
Hội đồng nghiệm thu đảm bảo khách quan 0 17,4 52,5 30,4 HĐ nghiệm thu đủ thành phần chuyên môn 0 24,6 52,2 23,2 Kiểm tra và đánh giá có xây dựng tiêu chí 0 2,9 59,4 37,7 Kiểm tra và đánh giá có phương pháp 0 1,4 66,7 31,9 Kiểm tra và đánh giá có xem xét, điều chỉnh 0 2,9 52,2 44,9
- Đánh giá về các văn bản hướng dẫn quản lý nghiên cứu: phần lớn GVT cho rằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn NCKH của Học viện là tương đối tốt; nhưng họ không được tiếp cận một cách có hệ thống các văn bản định hướng, hướng dẫn NCKH của Học viện và các cơ quan quản lý. Phần lớn văn bản khi được gửi về đơn vị sẽ do thủ trưởng xem xét và quản lý, ở nhiều đơn vị các văn bản này không được phổ biến tới GV khiến họ không chủ động trong việc lập kế hoạch nghiên cứu. Các văn bản chủ yếu phổ biến lại những quy định của cấp trên mà thiếu những hướng dẫn thực hiện trong điều kiện cụ thể của Học viện, đặc biệt là các văn bản quản lý về tuyển chọn, cơ chế tài chính cho đề tài...
- Chế độ hỗ trợ và phối hợp với GVT trong nghiên cứu của Học viện được GVT đánh giá ưu điểm là sự giúp đỡ của chuyên viên quản lý và các cơ quan quản lý về mặt nghiệp vụ triển khai quy trình nghiên cứu nhưng hạn chế là ở chính năng lực của bản thân các chuyên viên quản lý khi mà phần lớn không được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành QLKH.
- Quá trình đăng ký, công tác tuyển chọn, giao nhiệm vụ đề tài:
Kết quả khảo sát GVT cho thấy công tác này được đánh giá là chưa đạt hiệu quả tốt với 37,7% ý kiến; tương đối tốt là 49,3% và tốt là 13%. Trong đó, Hội đồng khoa học của đơn vị được đánh giá là có hoạt động tương đối tốt , hoạt động của Hội đồng khoa học Học viện được đánh giá hiệu quả ở mức dưới trung bình; trong khâu hướng dẫn GVT đăng ký đề tài là tương đối tốt. GVT cho rằng họ thiếu những thông tin sớm về định hướng tuyển chọn đề tài các năm, không hoặc rất ít được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển chọn nên rất ít có cơ hội được giao đề tài nghiên cứu đặc biệt là các đề tài cấp Bộ trở lên; Học viện chưa xây dựng được các tiêu chí tuyển chọn và đánh giá chất lượng đề tài khoa học. Các nhà QLKH và nhà khoa học có kinh nghiệm đánh giá về về hoạt động tuyển chọn đề tài với 40% cho là tương đối tốt còn lại tốt và chưa tốt là 30%. Hoạt động của các ban chuyên môn do Hội đồng khoa học của Học viện lập ra mới chỉ dừng lại chủ yếu ở nhiệm vụ thẩm định và xét duyệt, giao đề tài mà thiếu chức năng tư vấn cho GVT ngay từ khi lựa chọn hướng nghiên cứu và trong triển khai đề tài. Việc xét duyệt, đấu thầu đề tài
khoa học chưa đi vào thực chất, chưa thu hút nhà khoa học có tâm huyết, chua có tiêu chí để ưu tiên, tạo cơ hội cho GVT được giao đề tài.
- Đánh giá về việc triển khai thực hiện NCKH:
Đánh giá về hướng dẫn thủ tục nghiên cứu có 63,8% GVT cho rằng tương đối tốt, 31,9% chưa tốt; tỷ lệ tương ứng ở hoạt động cấp kinh phí đề tài là 46,4% - 52,2%; trong quản lý tiến độ đề tài là 49,3% - 49,3%; trong tổ chức nghiệm thu là 44,9% - 53,6%; trong thanh toán kinh phí là 37,7% - 60,9%.
Theo đánh giá của các nhà quản lý và nhà khoa học có kinh nghiệm thì hiệu quả tổ chức thực hiện NCKH của Học viện đạt mức độ tốt là 20%, tương đối tốt là 50%, chưa tốt là 30% và tổ chức thực hiện triển khai. Việc thực hiện cơ chế phối hợp trong quản lý NCKH còn hạn chế, hoạt động của Ban Quản lý khoa học với Ban Quản lý đào tạo, Phòng Tài vụ, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng của Học viện chưa tốt.
- Khâu thực hiện nghiệm thu đề tài của cơ quan quản lý được GVT đánh giá lần lượt ở các nội dung: 72,5% GVT nộp kết quả tương đối đúng tiến độ, 21,7% chưa đảm bảo tiến độ; việc thành lập hội đồng nghiệm thu đảm bảo tương đối khách quan (52,2%); hội đồng nghiệm thu tương đối đủ thành phần chuyên môn (52,2%). Các nhà QLKH và nhà khoa học có kinh nghiệm cho rằng hiệu quả hoạt động thực hiện nghiệm thu đề tài của Học viện cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ tương đối tốt (45,0%) và vẫn còn 30% đánh giá là chưa tốt.
- Khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu: 37,7% GVT đánh giá việc xây dựng các tiêu chí giám sát chưa tốt, 59,4% đánh giá tương đối tốt, chỉ có 2,9% đánh giá tốt. Về phương pháp kiểm tra, tỷ lệ đánh giá tương ứng là 31,9% - 66,7% - 1,4%. Về phía cán bộ quản lý và các nhà khoa học có kinh nghiệm nhận xét rằng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của Học viện chỉ ở mức tương đối tốt (40%), chưa tốt (35%), tốt (25%). Chất lượng hoạt động của các hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài chưa đồng đều, còn bị chi phối bởi tính thành tích tập thể, tư tưởng “dĩ hòa vi quý” nên nhiều khi chất lượng của đề tài không chính xác với kết quả đánh giá nghiệm thu.
- Các quy định về thi đua, khen thưởng thành tích NCKH chưa kích thích được nhà nghiên cứu: giá trị vật chất để khen thưởng cho thành tích NCKH quá nhỏ bé, hầu như mang tính tượng trưng; việc thực hiện kiểm soát GV NCKH hàng năm