- Trường hợp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
VỚI NGƯỜI MUA TẠI CTCP LIÊN DOANH H&H
3.2.3 Các giải pháp hoàn thiện:
Thông qua những suy nghĩ, nhận xét đánh giá về công tác kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng tại CTCP liên doanh H&H ở trên, ta thấy công tác này đã khá hoàn thiện song vẫn còn một số tồn tại cần sửa đổi. Dựa vào lý thuyết đã học và thực tế công tác kế toán ở công ty,em xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn trong công tác quản lý mua hàng: Để đảm bảo công tác quản lý hàng hoá được chặt chẽ, thống nhất, để việc kiểm tra đối chiếu được dễ dàng và dễ phát hiện khi có sai sót, công ty nên theo dõi chi tiết hàng hoá hơn.Ví dụ như liệt kê các loại mặt hàng bán chạy và không chạy trong thời điểm hạch toán riêng rẽ nhau ra, các mặt hàng cùng chủng loại, quy cách… cho vào cùng nhóm. Việc phân nhóm các loại hàng hoá sẽ giúp cho việc quản lý hàng hoá được tốt hơn, góp phần giảm bớt khối lượng công tác kế toán, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng kế toán nên thường xuyên vào cuối tháng căn cứ vào kết quả lưu chuyển hàng hóa trong tháng cùng với phòng kế hoạch, lên kế hoạch cho tình hình mua hàng trong tháng tới, tránh tình trạng thiếu hàng hoặc thừa hàng gây nên việc tồn kho quá lớn. Cần tăng cường việc quản lý chặt chẽ những khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng và thanh toán tiền hàng.
- Công ty nên sử dụng TK 151- Hàng mua đang đi đường để hạch toán nghiệp vụ hoá đơn về trước, hàng về sau: Công ty không thực hiện hạch toán
Như vậy kế toán sẽ không có được thông tin chính xác về tình hình hiện có và sự biến động của hàng mua đang đi đường. Do đó công ty nên sử dụng TK 151 để hạch toán nghiệp vụ hàng đang đi đường. Trình tự hạch toán như sau:
Trong tháng, nếu hoá đơn về, hàng chưa về thì kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ "hàng mua đang đi đường". Nếu trong tháng hàng về thì ghi sổ bình thường nhưng nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì hạch toán vào TK 151, sang tháng hàng về thì hạch toán vào nợ TK 1561 như sau:
+ Cuối tháng hàng chưa về căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi: Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331... + Sang tháng hàng về: Nợ TK 156 Có TK 151
- Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng hoá: Trong nền kinh tế thị trường, những biến động về giá cả luôn xảy ra. Để hạn chế những rủi ro do sự biến động này gây ra, công ty cần có nguồn dự phòng để bù đắp sự giảm giá trị của hàng hoá nói riêng và hàng tồn kho nói chung. Việc lập dự phòng giảm giá hàng hoá là thực sự có ý nghĩa đối với công ty, nhất là khi giá cả không ổn định, tỷ giá hối đoái thất thường, mà chủng loại hàng hoá mua vào nhiều do yêu cầu kinh doanh. Việc lập dự phòng giảm giá hàng hoá được lập theo các quy định chung.
- Công ty nên sử dụng hình thức thanh toán bằng séc khi thanh toán với nhà cung cấp có tài khoản cùng ngân hàng: Thanh toán bằng séc tuy hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do Nhà nước vẫn chưa có nhiều hướng dẫn nghị định về séc, chưa có các trung tâm bù trừ séc giũa các ngân hàng, nhưng nếu nhà cung cấp có tài khoản cùng một ngân hàng với công ty thì công ty nên sử dụng thanh toán bằng séc vì hình thức này rất nhanh chóng và thuận tiện.
- Công ty nên lập bảng kê theo dõi TK1381 và TK3381 để theo dõi số hàng thừa hoặc thiếu khi nhập kho, dựa trên cơ sở là “Biên bản nghiệm thu hàng hoá”.
Bảng 3 - 1: Bảng kê theo dõi TK1381(3381) Bảng kê theo dõi TK1381(3381)
Từ ngày...đến ngày...tháng...năm 20...
STT Chứng từ NỘI DUNG TK đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
Cộng
Ngày...tháng...năm 20... Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
KẾT LUẬN
Để nắm được chính xác vốn kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải nắm vững mọi bộ phận của hàng hoá- một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh với với lượng vốn dự trữ hàng hoá chiếm khoảng 80- 90% trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Mặt khác, muốn kinh doanh tốt thì DNTM trước tiên phải thực hiện tốt quá trình thu mua đầu vào, hay chính là khâu đầu tiên của quá trình lưu thông hàng hoá. Vì vậy việc tổ chức hạch toán kế toán mua hàng là một công việc tất yếu của công tác quản lý để có kế hoạch mua hàng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Tổ chức kế toán mua hàng gắn liền tình hình thanh toán với người bán sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động thu mua hàng hoá.
Sau thời gian thực tập tại CTCP liên doanh H&H, nắm bắt được tầm quan trọng của công tác kế toán mua hàng đối với việc quản lý, kinh doanh của công ty, em đã nghiên cứu tìm hiểu và thực hiện chuyên đề “Hoàn thiện công tác kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng tại CTCP liên doanh H&H” để thấy được những mặt mạnh cần phải phát huy và những điểm còn tồn tại cần khắc phục nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán mua hàng tại công ty.
Tuy nhiên , do thời gian thực tập và trình độ có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các anh chị trong công ty cho bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị phòng kế toán CTCP liên doanh H&H đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.