- Trường hợp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
b) Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán: Ta hạch toán tương tự như trường hợp kê khai thường xuyên.
tự như trường hợp kê khai thường xuyên.
1.4.4 Sổ sách kế toán:
Tùy thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng để tổ chức hệ thống sổ kế toán ghi chép tình hình mua hàng.
1.4.4.1 Theo hình thức kế toán nhật ký chung :
Bao gồm các loại sổ:
- Sổ nhật ký chung: Ghi chép nghiệp vụ kinh tê theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng của các nghiệp vụ đó, làm cơ sở để ghi vào sổ cái.
- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào BCĐ số phát sinh ---> ghi vào BCĐKT.
- Sổ nhật ký đặc biệt (còn gọi là số nhật ký chuyên dùng) và các loại sổ kế toán chi tiết (sổ phụ)
Sổ nhật ký chuyên dùng: Trong trường hợp NV phát sinh nhiều. Ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ chủ yếu.
- Sổ chi tiết các tài khoản 111, 112, 331, 156...
- Đối với các sổ chi tiết : Căn cứ vào chứng từ gốc ---> Số chi tiết. Cuối tháng tổng hợp để đối chiếu với BCĐTK.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi NV phát sinh, nghiệp vụ mua hàng được phản ánh vào sổ nhật ký chung, sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản 156- Hàng hóa, 111- Tiền mặt, 112- Tiền gửi ngân hàng, 331- Phải trả người bán…Đồng thời ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan và cuối tháng tổng hợp để đối chiếu với BCĐTK. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng các sổ nhật ký chuyên dùng như nhật ký mua hàng, nhật ký chi tiền (tiền mặt,tiền gửi ngân hàng ); định kỳ tổng hợp số liệu trên sổ nhật ký chuyên dùng để ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan. Cuối tháng tổng hợp số liệu sổ cái vào BCĐTK.
1.4.4.2 Theo hình thức Nhật ký - Sổ cái:
Bao gồm các loại sổ:
- Nhật ký sổ cái: Là một quyển sổ Kế toán tổng hợp duy nhất vừa dùng làm số nhật ký ghi chép các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, vừa dùng làm Sổ cái để tập hợp và hệ thống hóa các NV đó theo các TK kế toán.
Số nhật ký- sổ cái gồm nhiều trang, mỗi trang chia làm 2 phần: Một phần dùng làm sổ nhật ký (cột: ngày tháng, trích yếu nội dung), một phần dùng làm số cái (nhiều cột, mội TK có 2 cột: Nợ - Có).
- Các loại sổ kế toán chi tiết: Phải trả người bán, tạm ứng, hàng hoá, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vay ngắn hạn…
Hàng ngày khi nhận chứng từ ghi nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra, xác định TK ghi Nợ - Có. Mỗi chứng từ gốc được ghi trên một dòng đồng thời ở cả hai phần. Cuối tháng khóa sổ ...kiểm tra đối chiếu (Tổng PS Nợ và Tổng PS Có trong sổ Cái đối chiếu với Tổng Số tiền ở phần Nhật ký). Nếu bằng nhau thì chính xác.
1.4.4.3 Theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Bao gồm các loại sổ:
- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo các tài khoản tổng hợp.
- Số đăng ký chứng từ ghi sổ: Là loại sổ sách kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Ngoài ra còn dùng
- Chứng từ ghi sổ.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Phải trả người bán,tạm ứng,hàng hoá,sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vay ngắn hạn…( lưu ý: DN phát sinh sử dụng bao nhiêu TK thì có bấy nhiêu sổ chi tiết )
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Sau khi lập xong chuyển bộ phận kế toán tổng hợp, ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ cái. Căn cứ vào sổ cái để lập bảng Cân đối số phát sinh của các tài khoản. Tổng hợp trên Bảng cân đối số phát sinh = số tiền chứng từ ghi sổ. Sau khi kiểm tra khớp ...Bảng cân đối số phát sinh để lập Bảng CĐKT.
1.4.4.4 Theo hình thức nhật ký chứng từ:
Bao gồm các loại sổ:
- Nhật ký chứng từ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ số phát sinh của bên Có của các TK tổng hợp. (NKCT số 1 - TK 111; NKCT số 2 – TK 112; NKCT số 4-TK 311; NKCT số 5 – TK 331; NKCT số 6 – TK 151)
- Bảng kê: Được sử dụng trong các trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp trực tiếp trên nhật ký chứng từ được. Trong nghiệp vụ mua hàng sử dụng bảng kê số 8, dùng để ghi chép tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng hoá hoặc thành phẩm theo giá thực tế hoặc giá hạch toán.
- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh phát sinh Nợ, Có và sổ dư cuối tháng.
- Các loại sổ chi tiết: Phải trả người bán, tạm ứng, hàng hoá, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê số 8, sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
CHƯƠNG II