Xuất biện pháp bảo đảm ATVSTP tại Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa (Trang 91)

3.3.1. Trang thiết bị bảo quản

Để đảm bảo cho công tác bảo quản hải sản sau khai thác trước hết phải đảm bảo cho trang thiết bị bảo quản hải sản sau khai thác ở tàu cá là bước đầu tiên.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cải tiến và áp dụng hệ thống cách nhiệt hầm bảo quản và hệ thống bảo quản sản phẩm bằng nước biển lạnh trên tàu cá. Khuyến khích ngư dân sử dụng vật liệu bảo quản mới làm bằng vật liệu PU (Polyurethane) để làm hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả bảo quản sản phẩm sau khai thác.

Các cơ quan quản lý cũng cần tăng cường các biện pháp quản lý giá theo chất lượng sản phẩm nhằm khuyến khích ngư dân tự đầu tư nhằm cải thiện thiết bị, quy trình và công nghệ bảo bảo sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ.

Chính phủ cần hỗ trợ vốn cho các ngư dân đóng mới, cải hoán cũng như thiết bị bảo quản tiên tiến cho các tàu đánh bắt xa bờ.

Tại cảng cá, chợ, và cơ sở thu mua cần đầu tư thêm, trang bị các kho lạnh bảo quản hải sản theo QCVN.

Tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp và các cơ sở chế biến cùng phối hợp đầu tư, hỗ trợ các chủ tàu đánh bắt xa bờ về những mô hình và công nghệ bảo quản mới để giảm thất thoát sau thu hoạch.

3.3.2. Những ngƣời tham gia cung cấp hải sản

Trước hết cần phải trang bị kiến thức và nâng cao ý thức thực hiện cũng như thực hành cho những người tham gia chuỗi cung cấp hải sản. Bằng các biện pháp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, tuyên tuyền, sử dụng các băng rôn, áp phic, hình ảnh dễ hiểu, dễ tiếp thu, thu hút về hóa chất kháng sinh cấm sử dụng. Đồng thời liên tục cập nhập những quy định mới để phổ biến kịp thời.

Do trình độ văn hóa của những người tham gia chuỗi cung cấp còn rất thấp nên cần soạn thảo giáo trình kiến thức về ATTP dành cho các ngư dân phù hợp.

Các lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền cần bố trí thời gian phù hợp với môi trường làm việc của các ngư dân.

Nội dung tuyên truyền cần chú ý đến việc nâng cao ý thức của người cung cấp hải sản, tác hại của hóa chất kháng sinh cấm sử dụng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Hướng dẫn công tác bảo quản và duy trì nhiệt độ bảo quản nguyên liệu thủy sản đảm bảo theo yêu cầu.

Đối với những người tham gia chuỗi cung cấp hải sản sau thu hoạch tại Khánh Hòa: thực hiện đầy đủ các quy định để đảm bảo VSATTP cho sản phẩm khai thác. Áp dụng quy trình bảo quản thích hợp, không sử dụng hóa chất kháng sinh cấm, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do các cơ quan địa phương tổ chức...

3.3.3. Môi trƣờng

Ngành chuyên môn thường xuyên quan trắc các yếu tố môi trường nước để sớm cảnh báo cho người dân được biết.

Các cơ quan quản lý cần quản lý nghiêm ngặt việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

3.3.4. Kỹ thuật khai thác

Việc đánh bắt ảnh hưởng đến chất lượng hải sản là khó có thể tránh khỏi vì vậy công tác bảo quản cần được thực hiện tốt nhằm hạn chế tối đa chất lượng hải sản bị ảnh hưởng.

Cần đảm bảo đủ nhiệt độ lạnh và lượng đã dùng cho một chuyến đánh bắt.

Cần thực hiện thao tác bảo quản đúng quy trình: ngâm hạ nhiệt trước khi đưa hải sản xuống hầm bảo quản.

3.3.5. Công tác quản lý

Đối với cơ quan quản lý cần đẩy nhanh công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao năng lực của cán bộ chịu trách nhiệm quản lý chất lượng, VSATTP.

Trang bị đủ các điều kiện kỹ thuật cần thiết cho việc thực thi các quy định về VSATTP và hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.

Chuẩn hóa quy trình kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng ATTP. Kiểm soát tốt việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong bảo quản hải sản sau thu hoạch cũng như các cơ sở kinh doanh hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong bảo quản hải sản sau thu hoạch cũng như có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm.

Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho công tác đảm bảo VSATTP.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngư dân cải thiện chất lượng hầm tàu từ vật liệu truyền thống sang vật liệu mới có hiệu quả hơn, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ và phát triển chuỗi cung ứng “sản phẩm sạch” thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các mối nguy từ lúc khai thác đến khi tiêu thụ.

Xây dựng lực lượng cán bộ kiểm tra viên, thanh tra chất lượng ATTP được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể đảm nhiểm tốt nhiệm vụ trong địa bàn quản lý.

Việc hướng dẫn phải thực hiện theo chiều dọc: các cơ quan tỉnh, thành phố trực tiếp đào tạo hướng dẫn cho Ban quản lý chợ, các Ban quản lý chợ tiếp thu và trực tiếp hướng dẫn cho người buôn bán. Cần có hoạt động khuyễn khích tham gia và xử phạt đối với các đối tượng không tham gia lớp tập huấn.

Cần tăng kiểm tra giám sát các đại lý buôn bán hóa chất kháng sinh bảo quản trong trong thị trường. Việc làm này là hết sức cần thiết, để thực hiện được cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng như Cục quản lý thị trường, Nafiqad, Bộ NN PTNT… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thay đổi cách tiếp cận nguyên liệu: Cần xây dựng các cơ sở chế biến ngay tại cảng. Việc xây dựng các cơ sở chế biến ngay tại cảng giúp cho ngư dân trao đổi sản phẩm cho cơ sở chế biến ngay tại cảng nhằm hạn chế việc bị ép giá, giảm thời gian bảo quản…

Thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc như hợp đồng mua bán có điều khoản về ATTP. Từ đó nâng cao ý thức giữ gìn VSATTP của những đối tượng tham gia chuỗi cung cấp thực phẩm.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Kết Luận

Kết quả kiểm tra có 41/130 (31,5%) mẫu có chứa Chloramphenicol. Chợ là nơi có tỷ lệ nhiễm cao nhất là 48%, cơ sở thu mua 38%, cảng 14%.

Loài nhiễm có tỷ lệ nhiễm cao nhất là cá Đổng 24%, và loài có tỷ lệ thấp nhất là: cá Cờ 12%.

Hàm lượng Chloramphenicol trung bình trong hải sản khai thác từ 4,21÷ 5,81(µg/kg).

Từ kết quả nghiên cứu “Khảo sát tình hình nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa” ta có thể kết luận được những nguyên nhân hải sản khai thác nhiễm Chloramphenicol như sau:

Ngoài những nguyên nhân chủ quan do cố tình sử dụng để bảo quản hải sản thì còn một số nguyên nhân khách quan như kỷ thuật khai thác làm hải sản dễ bị hư hỏng sau khai thác, trang thiết bị bảo quản cũng như điều kiện bảo quản hai sản sau thu hoạch không đảm bảo làm ảnh hưởng đến chất lượng hải sản dẫn đến việc sử dụng các kháng sinh cấm CAP để tăng hiệu quả bảo quản. Kiến thức, thái độ và thực hành; Công tác quản lý VSATTP cũng như môi trường sống của hải sản cũng là nguyên nhân khách quan làm cho hải sản khai thác bị nhiễm CAP.

Đề xuất

Do thời gian và nguồn nhân lực có hạn, nghiên cứu chỉ được thực hiện tại các cảng cá, chợ cá, cơ sở thu mua tại Khánh Hòa. Để đánh giá tổng quát vấn đề, cần mở rộng phạm vi nghiên cứu trên khu vực miền trung Việt Nam. Đồng thời tiến hành các nghiên cứu đánh giá nguy cơ trên toàn chuỗi cung ứng hải sản khai thác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. BNN & PTNT (2009a), Cảng cá – Điều kiện đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Hà Nội.

2. BNN & PTNT (2009b), Chợ cá – Điều kiện đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Hà Nội.

3. BNN & PTNT (2009c), Cơ sơ sản xuất kinh doanh thực phẩm Thủy sản – Điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Hà Nội. 4. BNN & PTNT (2009d), “Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/3/2009 về việc ban hành danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cẩm sử dụng, hạn chế sử dụng”, Hà Nội.

5. BNN & PTNT (2012), “Đề án tổ chức lại khai thác hải sản”, Hà Nội, tr7. 6. Bộ Y Tế (2009), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm”, Hà Nội.

7. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa (2013), “Năng lực tàu thuyền theo nhóm công suất và nghề”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa.

8. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa (2013), “Số lượng tàu thuyền hoạt động đánh bắt xa bờ”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa.

9. Chính Phủ (2012), NĐ 02/2003/NĐ-CP, “Phát triển và quản lý chợ”, Hà Nội.

10. (Đặng Văn Hợp), Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Thuần Anh, Vũ Ngọc Bội (2007), “Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm thủy sản”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr16.

11. Nguyễn Anh Dũng, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Tử Cương, “Đánh giá kết quả thử nghiệm dư lượng Chloramphenicol trong Thuỷ sản bằng kít ELISA thông qua p

12. Nguyễn Phương Hà (2011), “Nghiên cứu xác định cloramphenicol trong dược phẩm bằng phương pháp VON-AMPE sử dụng điện cực giọt Thủy ngân Treo”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Đinh Đăng Huy (2009), “Nghiên cứu định lượng độc tố sinh học biển ASP trong thủy sản và sản phẩm thủy sản bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép phổ khố

TANDEM LC/ MS/ MS”, Luận Văn Thạc Sỹ, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Thanh Hương (2011), “Nghiên cứu quá trình phân hủy thuốc kháng sinh Chloramphenicol bằng quang hóa (UV), Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên”, Hà Nội .

15. Nguyễn Thị Huyền (2012), “Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm của người cung ứng thủy sản tại Nha Trang bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi”, Đồ án tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

16. Đặng Thị Thủy (2013), “Đánh giá việc thực thi các quy định về an toàn thực phẩm và khả năng lây nhiễm chéo trong quá trình xử lý nguyên liệu hải sản của người buôn bán hải sản tại các chợ ở Nha Trang”, Đồ án tốt nghiệp Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

17. Nguyễn Minh Triết, Bùi Thiên Duy, Trần Tấn Lộc, Trương Đờ Kháng (2011), “Các phương pháp xác định dư lượng thuốc kháng sinh trong thực phẩm”, Báo cáo tiểu luận, trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Nguyễn Hữu Khánh (2012), “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch của tàu khai thác xa bờ”, BNN&PTNT Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Xuân Lý, Đỗ Văn Khương (2007), “Phần thứ ba: Khai thác thủy sản”, Bách Khoa Thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr228 – 272.

20. Nguyễn Hữu Khánh và Hồ Thị Bích Ngân (2011), “Thực trạng bảo quản và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch trên tàu khai thác xa bờ ở một số tình miền Trung Việt Nam”, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 9 (5) ,tr 772 – 77. 21. Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Ngân, Phạm Hồng Ngân (2014), “Xác định đồng thời dư lượng kháng sinh Chloramphenicol (CAP), Florphenicol (FF), Thiamphenicol (TAP) trong một số sản phẩm động vật, bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS/MS)”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12 (2), tr 165-176

22. Đỗ Thị Bích Nhung (2013), “Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân tại Vạn Ninh bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi”, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

23. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản : Tập 1: Nguyên liệu chế biến thủy sản”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

24. Lê Thị Bích Tuyền (2013), “Đánh giá việc thực thi các quy định về an toàn thực phẩm và khả năng lây nhiễm chéo trong quá trình xử lý nguyên liệu hải sản tại cảng cá ở Nha Trang”, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa. 25. Nguyễn Thị Tuyết Sương (2012), “Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của người cung ứng thủy sản tại các chợ địa phương và cảng cá ở thành phố Vũng Tàu”, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

26. Nguyễn Hoàng Thái Vinh (2007), “Chloramphenicol trong sản phẩm thủy sản ở Bình Thuận: nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục”, Tạp Chí Thủy sản, (1), tr. 34 – 35.

Tiếng anh:

27. Ran X, Bo T (2009), Using LC/MS/MS 6410 for Analysis of Chloramphenicol, Thiamphenicol, and Florfenicol in Fish Samples, Agilent Technologies, Inc., Printed in the USA

28. Wang, J. MacNeil J.D., Kay J.F. (2012). “Chemical Analysis of Antibiotic Residues in Food”, United States of America.

29. Bilandžić N., I. Varenina, B. Solomun Kolanović., (2011), “Control of chloramphenicol in samples of meat, meat products and fish”, Vol. XIII [2011], svibanj – lipanj, broj 3, 193-195

30. Hirsch, R., Ternes, T., Haberer, K. & Kratz, KL (1999), “Occurrence of antibiotics in the aquatic environment”. Sci.

31. Takino, M., Daishima, S., Nakahara,T., (2003), “Determination of Chloramphenicol in Fish Meat by Liquid Chromatograph-Atmospheric Pressure Photo Ionization-Mass Spectrometry (LC-APPI-MS)”, Okogawa Analytical Systems Inc.

32. Neuhaus, K. B., Hurlbut, A. I, Hammack, W., (2002), “LC/MS/MS Analysis of Chloramphenicol in Shrimp”, FDA-LIB No 4290

33. Hsieh (2008), “Research Highlights on Prohibited Antimicrobial Agents Used in Seafood”, Florida State University.

34. Splendore, M., Kellogg, C., and Thakur, R (2013) , “The Danger of Chloramphenicol in Milk”, Bruker CAM Division, Fremont, CA.

35. Lu X. W., Dang Z., Yang C., (2009), Preliminary investigation of chloramphenicol in fish, water and sediment from freshwater aquaculture pond, Int. J. Environ. Sci. Tech., 6 (4), p597-604.

36. Shi and Yuan (2008), “Chloramphenicol Induces Abnormal Differentiation and Inhibits Apoptosis in Activated T Cells”, Robert Wood Johnson Medical School, University of Medicine and Dentistry of New Jersey.

Trang web:

37. Thủy Ba, Khánh Hòa Online (2013), Cần đầu tư hệ thống bảo quản hải sản sau khai thác.

<http://www.baokhanhhoa.com.vn/kinh-te/201301/can-dau-tu-he-thong-bao-quan- hai-san-sau-khai-thac-2211416/>

38. Bình Thuận Today (2006), Hàng hải sản xuất khẩu nhiễm Chloramphenicol tiếp tục gia tăng.

<http://www.binhthuantoday.com/nghe-thay-viet/Hang-h%E1%BA%A3i- s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-nhi%E1%BB%85m- Chloramphenicol-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-gia-tang.html>

39. Bình Thuận Today (2006), Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thụ: Hành động quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn nhiễm Chloramphenicol trong nguyên liệu hải sản. <http://www.binhthuantoday.com/kte-xhoi-gduc/Pho-Ch%E1%BB%A7- t%E1%BB%8Bch-UBND-t%E1%BB%89nh-Nguy%E1%BB%85n-Van-Thu- Hanh-%C4%91%E1%BB%99ng-quy%E1%BA%BFt-li%E1%BB%87t- h%C6%A1n-n%E1%BB%AFa-%C4%91%E1%BB%83-ngan-ch%E1%BA%B7n- nhi%E1%BB%85m-chloramphenicol-trong-nguyen-li%E1%BB%87u- h%E1%BA%A3i-s%E1%BA%A3n.html>

40. Cheesegroup (2012), Dùng sơ đồ xương các để tìm ra nguyên nhân & giải pháp cho vấn đề.

<http://cheesegroup.com/vi-vn/1235/4459/Bai-Hoc-Tu-Cheese-Group/Dung-So- Do-Xuong-Ca-De-Tim-Nguyen-Nhan--Giai-Phap-Cho-Van-De>

41. Công Bằng (2010), “Chất lượng Thủy hải sản nội địa vẫn thả nổi”, Nông nghiệp Việt Nam.

<http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/56678/kinh-te/chat-luong-thuy-hai- san-noi-dia-van-tha-noi.html>

42. Trần Duy (2014), “Những phương pháp mới bảo quản thủy sản trên tàu cá đánh bắt xa bờ”, Tạp chí thương mại thủy sản.

<http://vietfish.org/20140403032214127p48c61/nhung-phuong-phap-moi-bao- quan-thuy-san-tren-tau-ca-danh-bat-xa-bo.htm>

43. Hội đồng KHCN TP Cam Ranh (2012), Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Khánh Hòa” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

<http://camranh.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=ee989226-1604-4042-a176- 80aa73b83379#>

44. FICen (2013), “Khai thác thủy sản, Bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa (Trang 91)