Nguyên nhân từ công tác quản lý

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa (Trang 86)

Từ những thực tế tìm hiểu trên ta rút ra được một số vai trò của công tác quản lý đối trong việc hạn chế sử dụng CAP để bảo quản hải sản sau khai thác như sau:

Thứ nhất đó là hướng dẫn, tập huấn kiến thức bảo quản hải sản sau khai thác giúp ngư dân bảo quản hải sản đúng cách làm tăng chất lượng hải sản sau thu hoạch.

Thứ hai, đầu tư kinh phí, khuyên khích ngư dân cải tiến tàu thuyền và trang thiết bị bảo quản nhằm đảm bảo quá trình bảo quản.

Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao kiến thức VSATTP cho người dân. Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức, các quy định về sử dụng hóa chất kháng sinh trong bảo quản cho chủ tàu cá, các chủ cơ sở thu mua, chủ nậu vựa, các hộ bán buôn; các lớp tập huấn kiến thức cho các cán bộ mới. In ấn, phát hành các áp phích, tờ rơi, video, phát thanh về kiến thức VSATTP, tác hại của hóa chất kháng sinh cấm cho người dân.

Thứ tư, triển khai kiếm soát điều kiện đảm bảo chất lượng ATTP hải sản tại tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở thu mua.

Thứ năm, triển khai chương trình kiểm soát chất lượng ATTP thủy sản sau thu hoạch nhằm kiểm soát điều kiện thu mua, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất kháng sinh cấm trong hải sản.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy công tác quản lý ATTP vẫn còn nhiều hạn chế do:

3.2.5.1. Nguồn kinh phí chƣa đáp ứng đủ cho công tác kiểm soát chất lƣợng

Việc thực hiện công tác kiểm soát chất lượng rất phức tạp và đòi hỏi chi phí cao cho mỗi lần lấy mẫu cũng như thực hiện triển khai công tác kiểm nghiệm thực phẩm hải sản. Hiện nay, kinh phí cho chương trình VSATTP còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động, chỉ có từ kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh phí được cấp cho công tác quản lý VSATTP giai đoạn 5 năm (từ 2004-2008) là 329 tỷ đồng, tính bình quân đầu người của cả nước đạt 780 đồng/người/năm, chỉ bằng 1/19 mức đầu tư của Thái Lan và bằng 1/136 so

với Mỹ (Bộ Y Tế, 2009). Kinh phí nhà nước cho các hoạt động thủy sản tại địa phương chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Nhiều chương trình giám sát chưa được thực hiện tốt do thiếu kinh phí. Các chợ thương mại chưa có kinh phí cho công tác kiểm tra ATTP hải sản. Do thiếu kinh phí làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong triển khai các hoạt động giám sát VSATTP.

3.2.5.1. Văn bản pháp luật còn bất cập

Đã có rất nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn, tuy nhiên vừa chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành lại vừa thiếu sót, chưa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm. Một số lĩnh vực mới phát sinh (như thực phẩm chức năng, một số độc chất và vi chất) chưa được hướng dẫn quản lý cụ thể, chi tiết nên địa phương rất khó thực hiện (Bộ Y Tế, 2009).

Do tính chất phức tạp của quản lý nhà nước đối với ATTP nên việc phân công trách nhiệm gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: Luật ATTP năm 2010; Nghị định 38/2012/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều luật của Luật ATTP cơ bản phân định trách nhiêm quản lý nhà nước của các ngành theo nhóm mặt hàng cụ thể nhưng trên thực tế, có nhiều cơ sở kinh doanh nhiều mặt hàng, thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành cùng kiểm tra, quản lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cua các cơ sở và rất khó quy trách nhiệm quản lý cho từng cơ quan nếu xảy ra sự cố về ATTP.

Luật ATTP quy định mức phạt là gấp 3.5 lần giá trị hàng hóa, có hiệu lực từ năm 2011 tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực thi do đến cuối năm 2013, thì Chính phủ mới ban hành Nghị định Xử lý vi phạm hành chính về ATTP.

Các văn bản quy phạm kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn cho các công đoạn trước chế biến như tàu, cảng cá, chợ, cơ sở thu mua còn ít và mang tính hình thức. Ví dụ như ở một số địa phương các cơ quan quản lý đã soạn các quy định về sử dụng nước, nước đá, hóa chất, quy định về quy trình tiếp nhận, phân loại bảo quản sản phẩm trên tàu…để chủ tàu triển khai giám sát thuyên viên thức hiện nhưng việc làm này thường mang tính hình thức, thủ tục và không có tác

dụng tích cực đến việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm của mọi thuyền viên (Nguyễn Hữu Khánh, Hồ Thị Bích Ngân, 2011).

Tính khả thi của văn bản qui phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế. Cụ thể: mức xử phạt trong Nghị định 45/NĐ-CP chưa hợp lý, không có qui định phạt không khám sức khoẻ cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước khi tuyển dụng và định kỳ nên không xử lý được vi phạm (Bộ Y Tế, 2009).

Tình trạng chồng chéo trong quản lý, kiểm tra, thanh tra, hoặc bỏ sót quản lý vẫn còn tồn tại do thiếu các văn bản quy định. Sự thiếu cập nhật, chậm sửa đổi các quy định, quyết định và thông tư liên tịch có liên quan sau khi Nghị định 79/2008/NĐ-CP ra đời đã làm hạn chế khá lớn đến công tác quản lý của từng sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan đến lĩnh vực VSATTP (Bộ Y Tế, 2009).

3.2.5.2. Chế tài xử lý chƣa đủ sức răn đe

Những người tham gia cũng chỉ vì lợi ích kinh tế mà vi phạm vì vậy cần sử dụng biện pháp mạnh nhằm tác động đến ý thức của họ bằng chế tài xử phạt hành chính.

Chế tài xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đủ sức giáo dục, răn đe đến người vi phạm dẫn đến thi hành phát luật chưa nghiêm.

Trước đây, xử phạt hành chính hành vi sử dụng các loại phụ gia, hóa chất bị cấm sử dụng, không được phép lưu hành ở Việt Nam hoặc sử dụng không đúng quy định của pháp luật đối với cơ sở chế biến thủy sản bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5000.000 đồng quy định tại điểm c, khoản 2, điều 16, Nghị định 128/2005/NĐ – CP còn khá nhẹ chưa đủ sức răn đe tuy nhiên hiện nay theo quy định xử phạt đối với trường hợp này quy định tại điểm c, khoản 3, điều 7, Nghị định 178/2013/NĐ – CP phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và phạt tiền bằng 3.5 lần tổng giá trị thực phẩm nếu mức tiền phạt cao nhất vi phạm tại khoản 3, điều 7, Nghị định 178/2013/NĐ – CP được ban hành cuối năm 2013.

3.2.5.3. Công tác thanh tra, kiểm tra chƣa thực hiện tốt

Việc triển khai thành lập thanh tra chuyên ngành về chất lượng VSATTP ở địa phương còn gặp khó khăn do chưa có quy định hướng dẫn về việc thành lập thanh tra tại các Chi Cục quản lý chất lượng VSATTP, chi cục ATVSTP. Hơn nữa, Luật Thanh tra hiện hành không quy định rõ về tổ chức thanh tra chuyên ngành tại Cục, chi cục thuộc sở (Bộ Y Tế, 2009). Do vậy, hiệu quả hoạt động thanh tra VSATTP còn chưa thường xuyên, kịp thời.

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm, hoặc một số thời điểm có tính chiến dịch như kiểm soát việc mua bán, sử dụng hóa chất kháng sinh có hại, vi phạm chất lượng khi có yêu cầu hoặc xảy ra vấn đề mất VSATTP.

Khi khảo sát trên 384 ngư dân tại Nha Trang về hoạt động tập huấn, tư vấn về đảm bảo ATTP khi tiếp xúc với thực phẩm hải sản thì có tới 85% ngư dân cho biết chưa từng được kiểm tra, còn 15% được kiểm tra nhưng với tần suất là 1 lần/ 1 năm (Đỗ Thị Bích Nhung, 2013).

3.2.5.4. Về tổ chức bộ máy chƣa hoàn thiện a. Thiếu nhân sự

Chưa có một hệ thống tổ chức làm công tác VSATTP thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa có mạng lưới thanh tra chuyên ngành về VSATTP. Tại Mỹ có Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (CDC), Trung Quốc cũng có cơ quan tương tự. Còn tại Việt Nam, hiện có tới 5 Bộ quản lý về VSATTP gồm: Bộ Y tế, Bộ Công thương, BNN & PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các cấp, dẫn đến một thực trạng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề về VSATTP (Bộ Y Tế, 2009).

Tại Khánh Hòa đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý VSATTP là còn rất mỏng ở tất cả các tuyến và các ngành, không đủ để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (Hội đồng KHCN TP Cam Ranh, 2012).

b. Thiếu trình độ

Theo báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế (2009) mới chỉ 02 khóa về kỹ thuật phân tích kháng sinh cấm trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ELISA cho 45 học viên là cán bộ quản lý chất lượng, thú y thủy sản của các Trung tâm CL, ATVS&TYTS vùng, cơ quan địa phương, doanh nghiệp trên cả nước.

3.2.5.5. Sự phối hợp hoạt động chƣa chặt chẽ, hiệu quả

Các cơ quan chức năng có liên quan cần có sự phối hợp thống nhất, đồng bộ thì hiệu quả kiểm soát cũng như công tác thanh kiểm tra được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cao. Tuy nhiên công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng ATTP hải sản còn chưa thực hiện tốt. Cụ thể khi khảo sát của quan điểm của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòavề chức năng quản lý nhà nước về VSATTP, 13 phiếu trên 13 phiếu khảo sát cho rằng thuộc về ngành y tế. Các ngành khác chiếm tỉ lệ dưới 50%. Lãnh đạo cấp huyện: Có 123 phiếu thì kết quả cho thấy trên 90% ý kiến đã chọn ngành y tế chiếm 111 phiếu. Lãnh đạo cấp xã cho thấy 83,1% ý kiến giao cho ngành y tế; các ngành khác có tỉ lệ đồng ý thấp hơn nhiều (Thanh tra 7,1%, Thương mại 2,4% hoặc các ngành khác) (Hội đồng KHCN TP Cam Ranh, 2012). Qua kết quả trên cho thấy các cấp chính quyền địa phương coi công tác quản lý VSATTP là trách nhiệm của ngành y tế vì thế công tác chỉ đạo, huy động sự tham gia của các cơ quan tư pháp, nông nghiệp, công thương gặp nhiều khó khăn.

3.2.5.6. Công tác tuyên truyền chƣa hiệu quả

Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATTP hải sản luôn được đặt ở vị trí quan trọng trong công tác quản lý ATTP. Công tác tuyên truyền có hiệu quả sẽ có tác động lớn đến ý thức giữ gìn VSATTP cũng như hiểu biết của ngư dân. Thực tế cho thấy kiến thức cũng như thái độ của những người tham gia chuỗi cung cấp hải sản đối với vấn đề ATTP vẫn rất thờ ơ, họ vẫn vì lợi ích trước mắt và lợi ích bản thân lên hàng đầu. Hiện nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật vẫn còn một số một số hạn chế như: nội dung tuyên truyền giáo dục chưa chuyên sâu cho các nhóm đối tượng, từng vùng miền; chưa chú trọng việc giáo dục đạo đức kinh doanh và ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng. Tình trạng người sản xuất, kinh doanh thực phẩm do lợi ích trước mắt, sẵn sàng bỏ qua hoặc không thực hiện đúng các quy định về VSATTP gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng vẫn xảy ra (Bộ Y Tế, 2009).

3.2.5.7. Quản lý lƣu hành hóa chất kháng sinh cấm chƣa tốt

Để kiểm soát sử dụng hóa chất kháng sinh cấm sử dụng trước hết phải quản lý việc buôn bán các hóa chất cấm lưu hành trên thị trường. Việc quản lý thị trường hóa chất kháng sinh cấm sử dụng còn lỏng lẻo, các hóa chất kháng sinh cấm sử dụng vẫn được lưu thông, người dân có thể mua bất ký hóa chất hoặc kháng sinh ở bất cứ đại lý nào.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa (Trang 86)