Nguyên nhân từ kỹthuật khai thác

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa (Trang 84)

(Nguyễn Trọng Cẩn và cs, 2006)

Chất lượng hải sản sau thu hoạch không những bị ảnh hưởng bởi phương pháp bảo quản, trang thiết bị bảo quản mà loại hình khai thác cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hải sản sau thu hoạch. Kỹ thuật khai thác của mỗi loại hình khác nhau có những ảnh hưởng nhất định đến biến đổi của hải sản sau khi chết, do vậy ảnh hưởng đến thời gian bảo quản của hải sản khác nhau.

3.2.4.1. Đối với ngề lƣới rê

Lưới rê là phương pháp đánh bắt phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhưng loại hình khai thác này khó giữ được chất lượng hải sản tốt. Do trong vòng 1 ngày nếu không thăm lưới thường xuyên, cá có thể chết trong lưới. Ngoài ra khi chúng có gắng vùng vẫy vào để thoát ra khỏi lưới thì kết quả là hàm lượng Glycogen và ATP bị giảm mạnh, thời điểm tê cứng đến sớm, thời gian tê cứng sẽ ngắn, chất lượng của cá sau thu hoạch sẽ bị giảm sút.

3.2.4.2. Đối với ngề lƣới vây

Loại hình khai thác này thường áp dụng để đánh bắt các loài cá đi thành đàn lớn với kích thước tương đối đồng đều và thuần loài. Ưu điểm của nghề lưới vây là cá vẫn còn sống, có thể đánh bắt được với số lượng nhiều, thời gian đánh bắt nhanh nên ít ảnh hưởng đến chất lượng. Tuy nhiên loại hình khai thác này cá dễ bị tổn thương cơ học khi có nhiều loại cá trong lưới, và khi thu hoạch với số lượng lớn thì cần phải làm lạnh nhanh nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hải sản.

3.2.4.3. Đối với ngề lƣới kéo

Khai thác bằng nghề lưới kéo có thể đánh bắt được nhiều loại thủy sản sống ở tầng đáy, nhưng chất lượng khó đảm bảo vì các loại bị nhốt trong đục thời gian khá lâu, có nhiều con chết, các loại cá và mực có thể bị trầy xước, thủng thịt, rách da…do sự chèn ép gây ma sát và các gai nhọn của cá, tôm, cua, ghẹ…đâm vào. Chất lượng hải sản sẽ bị ảnh hưởng bởi thời gian kéo, tốc độ kéo và số lượng cá có trong lưới cộng với việc loại hình khai thác này thường hoạt động từ ven biển đến vùng khơi, thời gian cho mỗi chuyến đi biển dài nên nếu không có trang thiết bị cũng như phương pháp bảo quản tốt thì chất lượng hải sản cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

3.2.4.4. Đối với ngề lƣới câu vàng

Lưới câu vàng là phương pháp phổ biến để đánh bắt các loại cá, hiện nay đã được cơ giới hóa và cho hiệu quả cao giúp mang lại hiêu quả cao. Chất lượng cá ngừ phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật câu, chất lượng cá bị giảm sút rất lớn do thời gian ngâm câu ngắn cá vùng vẫy mạnh trước khi đưa lên tàu, gây phản ứng duỗi cơ, tạo ra axit photphoric. Đồng thời quá trình phân giải của glucozel tạo ra axit lactic tích tụ ở cơ thịt của cá, làm giảm độ pH trong thịt cá. Những điều này ảnh hưởng đến liên kết mô cơ làm thịt cá nhão, thịt và xương rời nhau, đồng thời tạo nên vị chua, không đạt chất lượng để làm món ăn tươi sống (Dũng Minh, 2013).

Ngư trường hoạt động của nghề câu phần lớn là vùng biển khơi, có khi cách xa bờ hàng trăm hải lý vì vậy cần quan tâm đến việc bảo quản sau thu hoạch nhắm giảm tối đa việc chất lượng hai sản bị giảm sút.

3.2.4.5. Đối với nghề chụp mực

Nghề chụp mực hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân, tuy nhiên chất lượng hải sản sau thu hoạch bị ảnh hưởng do nghề câu mực khơi là chưa có phương pháp bảo quản, sơ chế sau thu hoạch không thích hợp làm cho mực thường có màu đen khi phơi khô, mực sau thu hoạch bị ươn thối, giá bán rất thấp. Vì vậy ngư dân lạm dụng hóa chất kháng sinh để tầy trắng, giữ tươi cho sản phẩm (Võ Thiên Lăng, 2011).

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa (Trang 84)