Xác định nguyên nhân nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tạ

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa (Trang 59)

thác tại Khánh Hòa

Để phân tích nguyên nhân nhiễm CAP trong nghiên cứu này biểu đồ xương cá được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất. Biểu đồ xương cá cho biết được các nguyên nhân chính và các nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân này được trình bày dưới dạng sơ đồ xương cá giúp người đọc dễ dàng theo dõi và xác định nguyên nhân cốt lõi gây nhiễm CAP trong hải sản khai thác.

Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để xác định được nguyên nhân. Khi sử dụng phương pháp này đặc biệt lưu ý đến các yêu cầu của tài liệu về:

Tính cụ thể: Dữ liệu phải bảo đảm tính cụ thể, có nghĩa là nó phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, có thể hỗ trợ cho việc phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu. Tính cụ thể còn đòi hỏi sự rõ ràng về nguồn thu thập dữ liệu cũng như hiệu quả của dữ liệu.

Tính chính xác của dữ liệu: Người nghiên cứu phải xác định dữ liệu có đủ chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu hay không. Dữ liệu thứ cấp có thể có sai số, điều này phụ thuộc vào nguồn cung cấp dữ liệu. Vì vậy, uy tín của nhà cung cấp và độ tin cậy của nguồn dữ liệu những tiêu chuẩn cần xem xét khi thu thập dữ liệu thứ cấp.

Tính thời sự: Nghiên cứu đòi hỏi dữ liệu phải có tính thời sự (dữ liệu mới) vì giá trị của dữ liệu sẽ bị giảm qua thời gian.

Các thông tin thu thập làm cơ sở để xác định nguyên nhân đó là:

 Tìm hiểu đặc điểm của 5 loại hình nghề khai thác.

 Tìm hiểu các mắt xích cung cấp hải sản tại khánh hoà.

 Tìm hiểu phương pháp bảo quản của hải sản khai thác.

 Tìm hiểu công tác quản lí ATTP.

 Tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành ATTP của những người tham

giá cung cấp hải sản.

 Dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ:

 Tư liệu của các đề tài dự án và các báo cáo chuyên đề từ các đề tài và

dự án do cơ quan, trường đại học, Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện trong những năm vừa qua (tạp chí khoa học công nghệ thủy sản, các tài liệu liên quan đã được công bố,…).

 Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê

về các vấn đền liên quan.

 Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành.

 Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề

nghiên cứu.

 Các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác (khóa trước) trong

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá tình hình nhiễm Chloramphenicol trong hải sản khai thác tại Khánh Hòa

3.1.1. Tình hình nhiễm CAP trong hải sản khai thác đƣợc lấy mẫu tại cảng, chợ, cơ sở thu mua

Tỷ lệ nhiễm CAP trong hải sản khai thác được lấy mẫu từ cảng, chợ và cơ sở thu mua ở Khánh Hòa được thể hiện dưới hình 3.1 và phụ lục 1:

Hình 3.1. Tỷ lệ mẫu nhiễm CAP trong hải sản khai thác đƣợc lấy mẫu tại cảng, chợ, cơ sở thu mua.

Từ hình 3.1 cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm CAP trong hải sản được lấy mẫu tại chợ là cao nhất (48%), sau đó đến cơ sở thu mua (38%) và ở cảng có tỷ nhiễm thấp nhất (14%).

Hàm lượng CAP trung bình trong hải sản được lấy mẫu tại cảng, chợ, cơ sở thu mua được thể hiện ở hình 3.2 sau:

Cảng 14% Chợ 48% Cơ sở thu mua 38% Tỷ lệ nhiễm (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2. Hàm lƣợng CAP trung bình (µg/kg) trong hải sản khai thác đƣợc lấy mẫu tại cảng, chợ, cơ sở thu mua.

Từ hình 3.2 ta thấy hàm lượng CAP trung bình trong hải sản khai thác được lấy mẫu tại cảng, chợ, cơ sở thu mua như sau: cảng là 5.46 ± 2.53 (µg/kg), chợ là 5.2 ± 0.9 (µg/kg), cơ sở thu mua là 5.7 ± 3.19 (µg/kg).

Sự khác biệt của hàm lượng CAP trung bình trong hải sản khai thác được lấy mẫu tại cảng, chợ, cơ sở thu mua đã được kiểm tra bằng phép phân tích phương sai một yếu tố kèm theo phép so sánh luân phiên từng cặp để thể hiện sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê của các giá trị. Hàm lượng CAP trung bình trong hải sản khai thác được lấy mẫu tại cảng, chợ, cơ sở thu mua không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).

- Ở chợ có tỷ lệ nhiễm CAP cao nhất có thể là do:

+ Trước khi thu mua có thể hải sản đã được sử dụng CAP để bảo quản trước trên tàu.

+ Thời gian lưu thông dài, cá không bán hết trong ngày tồn đọng qua ngày khác đã được người bán hải sản sử dụng CAP để bảo quản.

- Ở cơ sở thu mua, hải sản nhiễm CAP có thể là do: 5.46 5.2 5.7 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Chợ Cảng Cơ sở thu mua

Hàm lƣợ ng CAP trung bình (µg/kg)

Địa điểm lấy mẫu

a

ab

+ Thời gian lưu thông tại cơ sở thu mua mặc dù ngắn hơn ở chợ nhưng cao hơn ở cảng. Các nậu vựa mua trực tiếp từ tàu và thường không phải bảo quản sản phẩm hoặc lưu trữ qua ngày. Họ chỉ việc phân loại và cân để bán các sản phẩm cho bên thứ ba (Nguyễn Hữu Khánh, 2012). Còn ở chợ ,thông thường hải sản được người bán lẻ mua hải sản từ cảng mang ra chợ bán, thời gian lưu giữ hải sản có thể kéo dài hơn 12 giờ (Nguyễn Thị Huyền, 2012).

+ Vì lý do thời gian cộng với ý thức của chủ cơ sở thu mua về vấn đề ATTP do có quan hệ lâu dài, đảm bảo uy tín với khách hàng nên việc sử dụng CAP để bảo quản hải sản ít hơn.

- Ở cảng có tỷ lệ nhiễm thấp nhất có thể do:

+ Là cấp phân phối trực tiếp thứ 2 sau tàu cá, hải sản sau khi thu mua từ tàu cá về chưa qua trung gian trước nên hải sản chưa bị nhiễm CAP từ các trung gian trước.

+ Thời gian lưu thông tại cảng thấp hơn ở chợ. Tại các cảng cá, nguyên liệu của tàu khai thác xa bờ được vận chuyển lên khu vực tiếp nhận, sau đó được phân loại, xếp khay (tùy loại sản phẩm có hoặc không có công đoạn này), cân rồi thêm đá mới vào và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nguyên liệu thủy sản thường không lưu trữ lại các cảng mà nhanh chóng được đưa đi vào nhà máy chế biến hoặc tiêu thụ tại các chợ (Nguyễn Hữu Khánh, 2012).

+ Vì vậy hải sản bị nhiễm CAP có thể là do tàu cá đánh bắt trên biển dài ngày, thời gian dài và thiết bị bảo quản không đảm bảo làm ảnh hưởng đến chất lượng hải sản nên các ngư dân đã sử dụng CAP để bảo quản.

3.1.2. Tình hình nhiễm CAP trong các loài hải sản khác nhau (cá Nục, cá Ngừ, cá Đổng, Mực, cá Cờ, cá Nục)

Tỷ lệ nhiễm CAP của 5 loài hải sản (cá Nục, cá Ngừ, cá Đổng, Mực, cá Cờ, cá Nục) đại diện cho 5 loại hình khai thác hải sản tại Khánh Hòa được thể hiện ở hình 3.3 sau:

Hình 3.3. Tỷ lệ mẫu nhiễm CAP trong các loài hải sản khác nhau (cá Nục, cá Ngừ, cá Đổng, Mực, cá Cờ, cá Nục) tại Khánh Hòa.

Từ biểu đồ 3.3 cho thấy, tỷ lệ nhiễm CAP trong các loại hải sản khác nhau như sau: Cá Cờ là 12%, cá Ngừ là 20% , cá Nục là 22%, Mực là 22%, Cá Đổng là 24%.

Kết quả so sánh hàm lượng CAP trung bình của 5 loài hải sản (cá Nục, cá Ngừ, cá Đổng, Mực, cá Cờ, cá Nục) đại diện cho 5 loại hình khai thác hải sản tại Khánh Hòa được thể hiện ở hình 3.4 và phụ lục 2:

Cá Ngừ 20% Cá Đổng 24% Mực 22% Cá Cờ 12% Cá Nục 22% Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)

Hình 3.4 Hàm lƣợng CAP trung bình của các hải sản (cá Nục, cá Ngừ, cá Đổng, Mực, cá Cờ, cá Nục) tại Khánh Hòa.

Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lượng CAP trung bình của 5 loại hải sản (cá Ngừ, cá Đổng, cá Nục, Mực, cá Cờ) được trình thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lƣợng CAP trung bình giữa 5 loại hải sản (cá Nục, cá Ngừ, cá Đổng, Mực, cá Cờ, cá Nục) tại Khánh Hòa.

Cá Đổng Cá Nục Mực Cá Cờ Cá Ngừ - + - + Cá Đổng - - - Cá Nục - - Mực - (+) Có sự sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05 (P < 0,05)

(-) Không có sự sai khác với mức ý nghĩa α = 0,05 (P > 0,05)

Sự khác biệt của hàm lượng CAP trung bình của các loài hải sản khai thác đã được kiểm tra bằng phép phân tích phương sai một yếu tố kèm theo phép so (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.94 4.83 6.31 6.34 6.72 0 2 4 6 8 10 12 Cá ngừ Cá đổng Cá nục Mực Cá cờ Hàm lƣợ ng CAP trung bình g/kg) Loài hải sản a ab bc abcd bcd

sánh luân phiên từng cặp để thể hiện sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê của các giá trị. Sự khác biệt hàm lượng CAP trung bình được coi là có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Kết quả ở hình 3.4 và bảng 3.1 cho thấy chỉ có hàm lượng CAP trung bình trong cá Ngừ (3.94±1.34 µg/kg) là khác nhau có ý nghĩa thống kê với hàm lượng CAP trung bình trong cá Nục (6.31± 1.99 µg/kg) và cá Cờ (6.72 ± 2.79 µg/kg); còn hàm lượng CAP trung bình trong các loài còn lại không khác nhau.

Ta có kết luận sau: Kỹ thuật đánh bắt và thời gian đánh bắt kéo dài làm chất lượng hải sản giảm sút, đây lại là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao nên ngư dân có thể đã sử dụng CAP để bảo quản.

3.1.3. So sánh với hàm lƣợng CAP với các nghiên cứu khác và quy định có liên quan

3.1.3.1. So sánh hàm lƣợng CAP trung bình của nghiên cứu này với các nghiên cứu khác

Hàm lượng CAP trung bình (µg/kg) trong hải sản ở nghiên cứu này và các nghiên cứu khác được thể hiện dưới bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Hàm lƣợng CAP (µg/kg) trong hải sản ở nghi n cứu này và các nghi n cứu khác

Nghi n cứu này Các nghi n cứu khác

Đối tƣợng Hàm lƣợng CAP

(µg/kg) Đối Tƣợng Nƣớc Năm Hàm lƣợng CAP

(µg/kg) Tài liệu tham khảo

Cá 5.76 ± 2.19 Cá Chỉ Vàng Nhật Bản 2003 0,27 Takino và cs, 2003

Cá Bơn Nhật Bản 2003 0,1 Takino và cs, 2003

Cá Mỹ 2009 0,994 Ran và Bo, 2009

Cá Trung Quốc 2009 0,24 Lu và cs, 2009

Cá Trung Quốc 2009 0,21 Lu và cs, 2009

Cá Việt Nam 2010 3,6 Nguyễn Hữu Khánh và Hồ Thị Bích

Ngân, 2011

Cá Việt Nam 2011 1,01 EU, 2011

Cá Việt Nam 2011 0,1-1,24 CC QLCL NLTS Phú Yên, 2013

Cá Việt Nam 2014 0,02 Phạm Kim Đăng và cs, 2014

Cá đối đỏ Việt Nam 2012 0,858 Bilandžić và cs, 2011

Croatia 2013

0.00559 ±

0.00196 Bilandžić và cs, 2011 Cá Croatia 2014 0.0189 ± 0.00196 Bilandžić và cs, 2011

Mực 3.93 ± 1.33 Mực ống Việt Nam 2010 0,3 CC QLCL NLTS Khánh Hòa, 2010

3.1.3.2. So sánh với các quy định liên quan

Quy định của Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CAP là kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản theo quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/3/2009 (BNN & PTNT, 2009). Vì vậy việc sử dụng CAP trong bảo quản hải sản khai thác là trái quy định.

Liên minh Châu Âu (EU)

EU đã ban hành quyết định số 37/2010 quy định giới hạn tồn dư thuốc thú y cho phép trong sản phẩm động vật (CE, 1990; 2010). Theo quy định này hải sản không được phép nhiễm CAP.

Kết quả phân tích có 41 mẫu phát hiện trong 130 mẫu phân tích hàm lượng CAP cho thấy vẫn có hiện trạng không tuân thủ theo quy định.

3.2. Nguyên nhân nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa Khánh Hòa

CAP được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong thuốc thú y và con người do có phổ kháng khuẩn rộng và khả năng phân bố tốt (Wang và cs, 2012). Con người bị nhiễm CAP thông qua việc tiêu thụ sản phẩm cá có chứa dư lượng. Ủy ban Châu Âu (EU) đã cấm sử dụng CAP trong thú y khi phát hiện ra những độc tính của CAP lên cơ quan tạo máu. Hiện nay, CAP đã bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (Bộ NN&PTNT, 2009d), tuy nhiên do trong quá trình đánh bắt, phương pháp bảo quản cũng như trang thiết bị bảo quản hải sản sau thu hoạch không đáp ứng làm ảnh hưởng đến chất lượng hải sản nên nhiều ngư dân đã cố tình sử dụng CAP để bảo quản hải sản. Vì vậy người tham gia cung cấp hải sản và công tác quản lý có vai trò rất quan trọng.

Dựa vào kết quả tìm hiểu hoạt động cung cấp hải sản khai thác; các phương pháp đánh bắt, bảo quản hải sản khai thác; kết quả tìm hiểu kiến thức, kỹ năng và thái độ về ATTP của người tham gia cung cấp hải sản, kết quả tìm hiểu thực trạng công tác QL ATTP hải sản khai thác và kết quả tổng quan từ các tài liệu

liên quan. Ta có thể xác định được nguyên nhân chính làm hải sản khai thác nhiễm CAP tại Khánh Hòa như sau:

- Những người tham gia cung cấp hải sản. - Trang thiết bị bảo quản.

- Môi trường sống. - Kỹ thuật khai thác. - Công tác quản lý.

Hình 3.5. Sơ đồ khung xƣơng cá xác định chi tiết các nguyên nhân hải sản khai thác tại Khánh Hòa bị nhiễm Chloramphenicol.

3.2.1. Nguyên nhân từ trang thiết bị bảo quản hải sản

Đa số các tàu cá thường đánh bắt dài ngày trên biển, các nguồn nguyên liệu sau thu hoạch thường cách xa nơi tiêu thụ nên sản phẩm sau khai thác trải qua một thời gian bảo quản dài. Trang thiết bị bảo quản đảm bảo thì chất lượng hải sản cũng ít bị ảnh hưởng, sẽ hạn chế được việc sử dụng các hóa chất kháng sinh cấm sử dụng để bảo quản như CAP. Vì vậy nên trang thiết bị bảo quản, vận chuyển đóng góp một vai trò quan trọng trong bảo quản hải sản sau thu hoạch.

3.2.1.2. Tàu cá

Tàu cá là nơi đầu tiên tiếp nhận bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch, những tàu đánh bắt dài ngày trên biển, thời gian bảo quản dài, cần phải trang bị phương bị bảo quản đảm bảo cho quá trình đánh bắt của mình. Trong suốt quá trình vận chuyển cần đảm bảo duy trì được nhiệt độ bảo quản thích hợp. Tuy nhiên hiện nay điều kiện bảo quản của các tàu cá ở Khánh Hòa chưa được đáp ứng cho công tác bảo quản.

a. Hầm bảo quản không đảm bảo

Đa số các tàu đánh bắt hiện nay bảo quản bằng đá là chủ yếu với cách bảo quản này chất lượng hầm bảo quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho đá không bị tan chảy và giữ độ lạnh ổn định trong suốt quá trình khai thác. Hầm bảo quản của các tàu đánh bắt cá hiện nay thường làm bằng gỗ, hầm bảo quản truyền thống được cách nhiệt bằng tấm xốp ép chặt vào vách hầm và vách được đóng chặn bằng gỗ tấm dày từ 1,5cm ÷ 2,0cm, thành vách hầm được sơn hoặc phủ bạt. Trên miệng hầm được đậy bằng miếng cao su dày 5cm để giữ kín. Với kết cấu như vậy, hầm chỉ giữ được 10 – 15 ngày, khi đá tan chảy sẽ làm cho hải sản bị phân hủy, gây thất thoát đáng kể, khi vào đến bờ hản sản bị xuống cấp và hư hỏng rất nhiều. Trong khi đó các tàu đánh bắt xa bờ dài ngày trên biển như nghề lưới câu, lưới vây, nghề chụp mực có thể kéo dài 2 – 3 tuần như vậy chất lượng của tàu không đảm bảo cho việc bảo quản (Trần Duy 2014).

b. Không có hầm bảo quản

Hiện nay, đa số tàu khai thác là tàu nhỏ, nhiều tàu không có hầm bảo quản sản phẩm sau khai thác, hoặc có nhưng chỉ là hầm làm từ những vật liệu không thích hợp, không đủ độ cách nhiệt như: gỗ tấm, xốp, ván ghép. Vì vậy, nhiệt độ

trong hầm bảo quản sản phẩm thường cao hơn 40C, do đó sản phẩm nhanh chóng bị phân hủy, chất lượng suy giảm nhanh chóng (PVT, 2014).

c. Tàu cá lạc hậu

Đa số ngư dân đánh bắt đều tự đầu tư và quản lý tàu vì thế tàu thường lạc

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm Chloramphenicol trên hải sản khai thác tại Khánh Hòa (Trang 59)