Trường đã tổ chức lấy ý kiến của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Theo đó, có gần 6.000 ý kiến phản hồi của sinh viên ở 41 lớp về tinh thần trách nhiệm, chất lượng giảng dạy, phẩm chất đạo đức của 166 cán bộ giảng viên. Kết quả như sau:
Bảng 1.2: Kết quả điều tra về chất lượng của cán bộ giảng viên
Nội dung phản hồi Tốt Khá Trung
bình
Yếu kém
1. Tinh thần trách nhiệm của giảng viên 73% 24% 3% - 2. Chất lượng giảng dạy của giảng viên 12% 53% 35% - 3. Phẩm chất đạo đức của giảng viên 85% 15% - -
Qua đây có thể thấy chất lượng của đội ngũ giảng viên của trường vẫn còn ở mức thấp, 12% được đánh giá có chất lượng giảng dạy tốt, 53% được đánh giá có chất lượng giảng dạy khá và có tới 35% đánh giá có chất lượng giảng dạy trung bình, đặt ra yêu cầu nhà trường cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên.
2.2.5.2. Năng lực nghiên cứu khoa học
Bảng 1.3: Tổng hợp xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học của trường Đại học Hùng Vương giai đoạn 2003 – 2011
Tiêu chí Tổng số 2003 200 4 200 5 2006 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 2012 Loại đề tài NCKH 484 18 19 29 27 39 44 52 71 91 95 1. Cấp cơ sở 449 14 15 27 26 39 43 48 67 86 90 2. Cấp tỉnh 33 01 01 01 01 - 01 04 04 04 04 3. Cấp bộ 5 02 03 - - - - 4. Cấp 1 - - - 01 01
nhà nước Bài báo khoa học 474 22 27 25 29 26 05 73 93 67 80 1. Trong nước 462 21 21 24 28 26 03 70 90 67 80 2. Quốc tế 12 01 01 01 01 - 02 03 03 - -
Tổng số đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên đến năm 2012 là 484 đề tài, số lượng đề tài hàng năm tăng nhanh, năm 2003 có 18 đề tài, năm 2005 là 29 đề tài và năm 2012 là 95 đề tài. Tuy nhiên chủ yếu là đề tài cấp cơ sở, số đề tài cấp tỉnh tăng chậm và đáng chú ý trong nhiều năm gần đầy trường không có đề tài cấp bộ và đến năm 2011 mới chỉ có 01 đề tài cấp nhà trường. Số lượng bài báo khoa học cũng tăng mạnh qua các năm tuy nhiên chủ yếu cũng chỉ là các bài báo trong nước. Có thể thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của trường vẫn chưa được chú trọng quan tâm.. Các cán bộ giảng viên trong nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và đề xuất các đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp nhá nước cũng như có những công bố quốc tế. Điều này đặt ra là làm sao nâng cao hơn nữa năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên nhà trường.
Bảng 1.4: Kinh phí hoạt động thường xuyên giai đoạn 2003 – 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Các khoản thu, chi hoạt động thường xuyên Tổng số 2003 - 2005 2006 - 2010 2011 Tổng số (1) 241,42 28,00 149,10 64,38 I Ngân sách nhà nước cấp 175,80 22,42 110,47 42,9 1
- Kinh phí định mức, đào tạo 174,33 22,26 109,51 42,56 - Kinh phí thực hiện đề tài NCKH 1,47 0,16 0,96 0,35
2 Thu sự nghiệp 65,62 5,58 38,63 21,4
1
- Thu học phí 15,13 - 10,81 4,32
- Các khoản phải thu khác 50,49 5,58 27,82 17,09
2.2.6.1. Kết quả đạt được
Những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nhiều trường Đại học thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực sau Đại học cho các Trường Đại học mới thành lập, trong đó có Trường Đại học Hùng Vương.
Nhờ vậy, Trường Đại học Hùng Vương đã chủ động liên hệ, quan hệ tốt với các trường Đại học, các Viện, Học viện có uy tín để cử cán bộ, giảng viên đến thi tuyển và đào tạo sau Đại học tại đó. Nhờ đó đã nhanh chóng bổ sung lực lượng lớn cán bộ, giảng viên có trình độ sau Đại học.
Khi mới thành lập (2003), Trường Đại học Hùng Vương chỉ có trên 20 Thạc sĩ, 01 Tiến sĩ; đến nay đã có Phó Giáo sư: 04 người, Tiến sĩ: 10 người, Thạc sĩ: 159 người, 46 nghiên cứu sinh và 60 Cao học đang đào tạo trong và ngoài nước. Nhà trường đã thành lập Trung tâm hợp tác đào tạo đã và đang mở rộng các loại hình đào tạo trong nước, đào tạo ngoài nước để tiến tới đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ cho một số môn và chuyên ngành ở tại trường. Có thể nói nhà trường đã hết sức nỗ lực trong đào tạo giảng viên bằng con đường đào tạo dài hạn, giúp đội ngũ giảng viên đạt được học hàm, học vị cần thiết.
Trong hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, trường đã sử dụng kết hợp được nhiều phương pháp đào tạo và có sự lựa chọn trọng tâm hợp lý. Trong đào tạo về chuyên môn, nhà trường đã kết hợp được hầu hết những phương pháp có thể sử dụng và rất tạo điều kiện cho cán bộ đi đào tạo dài hạn dù phương pháp này rất tốn kém về thời gian và chi phí cũng như khó quản lý, bố trí cán bộ. Mặt khác, việc tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm khoa học cũng được diễn ra rất thường xuyên do có sự hỗ trợ về kinh phí của nhà trường, tần suất cán bộ tham gia những hoạt động này cũng rất cao. Ngoài ra, nhà trường còn quy định đối với những giảng viên tập sự, đơn vị nhận giảng viên phải cử người hướng dẫn giúp đỡ giảng viên đó hoàn thành kế hoạch công tác cá nhân, dùng kết quả công tác của giảng viên tập sự làm một trong những tiêu chí đánh giá thực hiện công việc của giảng viên hướng dẫn. Với những quy định và tạo điều kiện thuận lợi như vậy, hoạt động đào tạo - phát triển về chuyên môn đã
được thực hiện dưới những phương pháp khác nhau, bổ sung nhau, mang lại hiệu quả cao.
Trong đào tạo - phát triển những mảng kiến thức ngoài chuyên môn trường chú trọng ưu tiên cho phương pháp bồi dưỡng ngắn hạn. Đây cũng là một sự lựa chọn trọng tâm hợp lý so với điều kiện và mục tiêu đào tạo ngoài chuyên môn của nhà trường.
Việc đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên được duy trì đều đặn hàng năm, năm nào cũng có những khoá bồi dưỡng, cho phép cán bộ giảng viên có thể lựa chọn thời gian học phù hợp với công việc cá nhân. Việc duy trì những khoá bồi dưỡng này đặc biệt có ý nghĩa với cán bộ giảng viên trẻ, giúp cán bộ giảng viên trẻ có thể thực hiện giảng dạy có chất lượng hơn với việc đào tạo sư phạm và sử dụng phương tiện trong giảng dạy. Mặt khác, do đã tiến hành đào tạo đồng bộ nên hầu hết những chứng chỉ cần thiết thì các giảng viên trong trường đều đã có, vừa tạo thuận lợi cho các giảng viên thi nâng ngạch, vừa tiết kiệm kinh phí (do đào tạo số lượng lớn), lại dễ xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo những năm sau.
Hiệu quả hoạt động đào tạo - phát triển của nhà trường đã khá khả quan thể hiện ở việc giảng viên nắm được những thông tin về đào tạo - phát triển; những kiến thức, kỹ năng được đào tạo trong chương trình có mức độ phù hợp khá nhiều đối với việc giảng dạy; việc bố trí, thu xếp cho giảng viên đi học cũng tương đối thuận lợi; chương trình đào tạo đã đạt được nhiều mục tiêu, đặc biệt là tăng cường khả năng giảng dạy lĩnh vực chuyên môn hiện tại của giảng viên; bản thân các giảng viên cũng hài lòng với công việc được bố trí sau khi đào tạo và thấy những bằng cấp, chứng chỉ thu được tỏ ra có hiệu quả. Hiệu quả này là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự nỗ lực lớn của nhà trường trong việc đào tạo - phát triển đội ngũ giảng viên, đặc biệt là luôn tạo điều kiện cho giảng viên được đào tạo.
2.2.6.2. Một số tồn tại
Bên cạnh những thành quả bước đầu đã đạt được công tác đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Các hạn chế đó là:
- Việc xác định hướng và đề tài Thạc sĩ, đề tài Nghiên cứu sinh còn bất cập, vẫn còn những đề tài NCKH vẫn chưa thực sự xuất phát từ sự phát triển của bộ môn, của chuyên ngành, của yêu cầu chất lượng công tác đào tạo, của thực tiễn cuộc sống. Một số người được cử đi đào tạo còn nặng tư tưởng bằng cấp, học hàm, học vị nên chọn đề tài và chọn điểm đào tạo, chọn hình thức đào tạo, chọn người hướng dẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tế.
- Việc tổ chức đào tạo và quản lý Cao học, Nghiên cứu sinh còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với loại hình đào tạo không tập trung hoặc liên kết; người học ít khi có mặt tại cơ sở đào tạo, hầu như không tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn của bộ môn; cơ sở đào tạo không kiểm soát, đánh giá thường xuyên được kế hoạch nghiên cứu khoa học, tiến độ thực hiện đề tài; việc bảo vệ luận án mang nặng tính thủ tục, mất đi tính học thuật cần thiết.
- Chính sách hỗ trợ tài chính cho đào tạo sau Đại học theo chế độ hiện hành đã lạc hậu, kinh phí cấp quá ít và hạn chế, không đủ để trang trải chi phí thường xuyên và đầu tư nâng cấp trang thiết bị đào tạo và hỗ trợ cho người được cử đi đào tạo.
- Nguồn ngân sách đào tạo sau Đại học trong nước trích từ nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh cấp, ngân sách của Trường và theo các quy định hiện hành, nay đang bộc lộ nhiều bất cập.
- Nguồn ngân sách đào tạo sau Đại học ở ngoài nước chủ yếu từ các Đề án của Bộ Giáo dục (Đề án 322), hoặc các Đề án của tổ chức Quốc tế tài trợ.
- Nguồn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của trường hầu hết đều qua tuyển lựa từ những giảng viên có năng lực chuyên môn ở các đơn vị trực thuộc cử đi, kết hợp với sự kiểm duyệt của lãnh đạo trường tuy nhiên những năm vừa qua do yêu cầu về chỉ tiêu số lượng nên việc tuyển cử giảng viên đi đào tạo sau Đại học vẫn còn nhiều bất cập.