Các điều kiện thu hút và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 26)

Tại Đại Hội Đảng X, Đảng ta nhấn mạnh thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa ra chủ trương chính sách cần chú trọng phát triển nhanh

nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó hiện nay Nhà Nước rất ưu tiên phát triển đội ngũ này đặc biệt là trong các trường Đại Học. Bộ Giáo Dục có

nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến khích các cán bộ giảng viên tại các trường Đại Học, Cao Đẳng trên cả nước đi học thạc sĩ, nghiên cứu sinh tại nước ngoài.

Đối với bản thân các trường Đại Học đã có một sức hút lớn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao bởi tại đây họ được khuyến khích sáng tạo, nghiên cứu, được đem đầy đủ tri thức cao đã được đào tạo để góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ, khoa học - kĩ thuật. Trong các trường Đại Học cũng có đầy đủ môi trường, trang thiết bị cho họ ứng dụng những nghiên cứu khoa học của mình vào thực tiễn. Vì vậy có thể ngầm hiểu rằng trong các trường Đại Học thì nguồn nhân lực đã là nguồn nhân lực chất lượng cao. Họ đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội, nhà trường làm việc và cống hiến được cho sự phát triển giáo dục.

Chính sách thu hút nguồn nhân lực:

Chính sách thu hút nguồn nhân lực chú trọng vấn đề đảm bảo số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có thể tuyển đúng người vào đúng việc; trước hết, doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm người. Một doanh nghiệp có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp và hấp dẫn, xuất phát từ việc hoạch định nguồn nhân lực chính xác và khoa học, sẽ thu hút được nhiều người đảm bảo chất lượng hơn, tức là nhân lực có chất lượng ban đầu cao hơn. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhân lực tại doanh nghiệp.

Chế độ bố trí, sử dụng nhân sự:

Bố trí sử dụng nhân lực là việc bố trí công việc, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng đơn vị, phòng ban và việc xây dựng, thực thi quy chế quản lý nhân sự. Bố trí sử dụng nhân sự hợp lý thể hiện ở các nội dung sau: nhân sự được phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường và chuyên môn của từng người; các đơn vị phòng khoa được trao nhiệm vụ, phân bổ nguồn lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chyên môn của từng khoa phòng. Khi bố trí nhân sự sai, sử dụng nhân sự không hợp lý người lao động sẽ không phát huy hết năng

lực của mình, thực hiện sai nhiệm vụ, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng khoa bị chồng chéo dẫn đến rối loạn hoạt động của nhà trường và tình trạng vô trách nhiệm tập thể. Khi đó người lao động bị triệt tiêu động lực làm việc và giảm sự trung thành. Khi người lao động không nhiệt tình làm việc, thiếu ý thức trách nhiệm, không say mê sáng tạo, không thiết tha học tập, bồi dưỡng, không trung thành với doanh nghiệp, tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ phổ biến. Như vậy bố trí sử dụng nhân sự hợp lý không chỉ là biện pháp khai thác nguồn lực hiệu quả, mà còn là động lực và công cụ phát triển nguồn nhân lực của từng cá nhân và của tập thể người lao động.

Chế độ đào tạo và đào tạo lại:

Chế độ đào tạo và đào tạo lại là vấn đề cốt lõi có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp dưới góc độ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện. Mục tiêu của đào tạo là nâng cao hiệu quả hoạt động của người lao động và của doanh nghiệp. Nếu làm tốt công tác đào tạo, doanh nghiệp thu được các lợi ích sau: trình độ người lao động được nâng cao - là cơ sở cho việc nâng cao năng suất lao động cá biệt, nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm. Trình độ được nâng cao người lao động hiểu rõ công việc hơn, thành thạo kỹ năng hơn; khả năng sáng tạo và quản lý được nâng cao.

Đối với người lao động, vai trò của công tác đào tạo thể hiện ở chỗ: tạo ra tính chyên nghiệp cho người lao động; đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người lao động về phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong tương lai; làm phong phú công việc và tăng khả năng sáng tạo trong hoạt động; tạo khả năng nâng cao thu nhập cho người lao động; tạo sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp; mở rộng cơ hội nghề nghiệp và việc làm trong tương lai.

Tiền lương và phúc lợi:

Với chế độ tiền lương và phúc lợi bảo đảm: Người lao động có điều kiện tái sản xuất - điều kiện tiền đề cho sự phát triển thể lực. Người lao động có điều kiện tài chính tham gia các khóa học và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trang bị các đồ dùng, mô hình, các thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu, đây là điều kiện cho

sự phát triển trí lực. Làm cho người lao động yên tâm, trung thành với doanh nghiệp (với các trường), có chí phấn đấu, nhiệt tình lao động, không bị tha hóa - điều kiện cho sự phát triển tâm lực. Cơ chế lương và phúc lợi bảo đảm và có tính cạnh tranh cao sẽ khuyến khích người lao động nhiệt tình tham gia các chương trình đào tạo của doanh nghiệp và tự đào tạo, học hỏi để nâng cao trình độ.

Đánh giá và thăng tiến:

Đánh giá nhân sự thực chất là xác định giá trị của nhân sự trong mối quan hệ với các nhân sự khác trong doanh nghiệp. Đánh giá nhân sự là trách nhiệm của các nhà quản trị và là nhu cầu khách quan của người lao động. Thăng tiến nhân sự thực chất là phát triển địa vị quản trị - đó là nhu cầu chính đáng của người lao động và là biện pháp bổ sung nguồn nhân lực quản trị.

Đánh giá nhân sự là cơ sở của hầu hết tất cả các hoạt động quản trị nhân sự từ hoạch định nguồn nhân lực đến tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động, thù lao và đào tạo, thăng tiến. Thăng tiến hợp lý vừa thể hiện sự thừa nhận trình độ, năng lực, vừa là công cụ quan trọng khai thác tiềm năng quản trị để phát triển doanh nghiệp, vừa là biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị của doanh nghiệp. Như vậy, đánh giá nhân sự và thăng tiến được coi là một trong những công cụ phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, là động lực cho người lao động trong học tập và nâng cao trình độ, hoàn thiện nhân cách, tu dưỡng đạo đức, tác phong lao động.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 26)