Tính kinh tế của việc phát triển nguồn nhân lực tại các trường Đại Học (trường Đạ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 29)

(trường Đại Học Hùng Vương)

Nguy cơ tụt hậu so với giáo dục thế giới là nguy cơ đáng lo ngại nhất của giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học, cao đẳng. Có quan điểm cho rằng tụt hậu không chỉ là nguy cơ mà đã là hiện thực trong tình hình quốc tế hóa giáo dục hiện nay. Khi mà giáo dục các nước bắt đầu đến Việt Nam qua các chương trình hợp tác đào tạo giữa các trường thì sự so sánh càng rõ nét. Sự tụt hậu giữa sinh viên đại học Việt Nam và sinh viên đại học trên thế giới thể hiện qua những khoảng cách (thua kém hơn) sau:

Khoảng cách về sứ mệnh, chức năng của sinh viên đại học: Với nền giáo dục

cho số đông, sinh viên đại học thế giới thường được tổ chức theo kiểu phân tầng, mỗi tầng có sứ mệnh và mục tiêu khác nhau. Còn ở Việt Nam, chưa tổ chức phân tầng nên sinh viên đại học, sứ mệnh và mục tiêu các trường đại học, cao đẳng gần giống nhau, không thích hợp với nền giáo dục cho số đông. Sinh viên đại học của Việt Nam thường chỉ nhấn mạnh khía cạnh “phương tiện”, do vậy nền sinh viên đại học chủ yếu là huấn luyện nghề nghiệp, là “học để làm”, là cần

hướng đến việc chuyên môn hóa sớm để có thể sẵn sàng xin việc làm. Phần “phát triển trí tuệ cá nhân” và giáo dục công dân rất mờ nhạt. Nhưng cũng vì thế mà có nghịch lý là “làm” cũng kém.

Khoảng cách về tổ chức quản lý:

Nếu phân ra ba cấp quyền lực: (a) là cấp chính phủ/bộ, (b) là cấp trường đại học và (c) là cấp khoa/bộ môn/giáo viên thì ở các nước quyền lực chủ yếu tập trung ở cấp (b) và (c). Còn ở Việt Nam, quyền lực chủ yếu nằm ở cấp (a), trong khi cấp (c) gần như không có quyền lực gì.

Khoảng cách về cơ cấu, nội dung chương trình đào tạo:

Nhìn chung hệ thống sinh viên đại học thế giới có chương trình đào tạo đa dạng và khác nhau cho các tầng trong cơ cấu phân tầng. Khối lượng kiến thức thường chỉ khoảng 120 tín chỉ (đơn vị học trình) cho chương trình bốn năm. Về nội dung có nhiều nội dung về “kỹ năng nhận thức” và “năng lực xã hội” nhiều nội dung về “giáo dục tổng quát”, nội dung thiết thực chủ yếu hướng vào “giải quyết vấn đề”. Ở Việt Nam, chương trình đào tạo chủ yếu là chương trình huấn luyện nghề nghiệp, còn thiếu đa dạng, thiếu liên ngành, liên thông và ít phần tự chọn. Khối lượng kiến thức quá lớn, đến trên dưới 200 đơn vị học trình, số giờ lên lớp

nhìn chung nhiều hơn các nước 30%. Về nội dung, thiếu mảng “giáo dục tổng quát”, nội dung về “kỹ năng nhận thức”, “năng lực xã hội” và quá tập trung vào câu hỏi “tại sao?” nên rất nặng tính hàn lâm. Do vậy nhiều sinh viên ngán học và không tạo cho mình khuynh hướng tìm tòi tự nghiên cứu.

Việt Nam tuy nói nhiều đến chất lượng nhưng chưa có đánh giá chất lượng, mới chỉ nói đến một vài khía cạnh chất lượng của người được đào tạo. Không có cạnh tranh, chưa có so sánh với các nước theo chỉ số. Vì không có sứ mệnh cụ thể của loại trường đại học theo kiểu phân tầng nên khó mà đánh giá chất lượng các trường. Tuy vậy, qua nội dung, chương trình đào tạo, cách tổ chức giảng dạy, khả năng làm việc của người tốt nghiệp, có thể nói sinh viên đại học Việt Nam đang có một khoảng cách lớn với thế giới về mặt chất lượng cũng như quan niệm về chất lượng giáo dục - đào tạo.

Khoảng cách về tổ chức và phương tiện giảng dạy:

Thế giới chú trọng phương pháp “học tập theo vấn đề”, do vậy rất chú trọng đến việc tự học, tham khảo tài liệu, viết, nói, giao tiếp, thảo luận, trình bày, làm việc nhóm… với các phương tiện giảng dạy của công nghệ thông tin, khống chế khối lượng chương trình đào tạo, qui mô lớp học, tỷ lệ sinh viên/giáo viên… Ở Việt Nam, chủ yếu là phương pháp “giảng giải minh họa”, học thuộc lòng và sử dụng lớp đông với phấn bảng. Tỷ lệ bình quân sinh viên - học sinh/giảng viên - giáo viên hiện nay khoảng 30, trong đó một số trường có tỷ lệ bình quân lên tới 80 - 100 sinh viên - học sinh/giảng viên - giáo viên.

Ngoài ra, còn có thể có những khoảng cách khác như tỷ trọng nghiên cứu khoa học của các trường, chất lượng nghiên cứu, tổ chức công ty trong trường và tổ chức trường trong công ty…

Những khoảng cách nói trên cho thấy chúng ta khó hội nhập quốc tế về giáo dục nếu chúng ta không có những cải cách nhanh chóng. Những cải cách đòi hỏi sự toàn tâm, toàn lực của các nhà nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục, các nhà quản lý giáo dục, các trường và các nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Và những cải cách này phải bắt đầu ngay từ bây giờ, không thể chậm hơn nữa. Khoa học công nghệ thay đổi nhanh làm cho vòng đời sản phẩm dịch vụ rút ngắn lại. Quy trình sản xuất, quản lý... thay đổi khiến cho vấn đề đào tạo và tái đào tạo trở nên hết sức quan trọng.

Tóm lại trong quá trình phát triển và hội nhập để tránh bị tụt hậu thì bản thân các trường phải luôn ưu tiên cho đội ngũ cán bộ, giảng viên cũng giống như các nhà

máy, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị hiện đại. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là nhiệm vụ hàng đầu và đó còn là giải pháp duy nhất kinh tế nhất trong dài hạn giúp nhà trường phát triển.

Không những vậy đội ngũ nhân lực chất lượng cao còn đóng vai trò quan trọng trong việc đi tắt đón đầu những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật về tri thức cao. Họ không những chỉ đem tri thức của mình phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu đào tạo mà còn góp phần đào tạo chuyển giao công nghệ cho nguồn nhân lực kế cận của nhà trường.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w