0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Các biện pháp riêng cho từng bộ phận

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH ĐANG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY, (Trang 67 -67 )

III. Các biện pháp cải thiện điều điện lao động cho công nhân

3.2. Các biện pháp riêng cho từng bộ phận

3.2.1 Khắc phục ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu a. Điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm

Đối với các bộ phận công nhân làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm như công nhân tiếp nhận, sơ chế, phân cỡ, PTO, xếp khuôn…xí nghiệp trang bị đầy đủ bảo hộ lao đông như quần áo đủ ấm, găng tay, yếm, ủng, khẩu trang. Riêng công nhân ở bộ phận kho lạnh là được trang bị thêm quần áo chống rét (áo len) có mũ bịt kín và găng tay giữ ấm.

Xí nghiệp nên hạn chế việc công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với nước đá và đá. Cần cho các công nhân này ăn chế độ ăn giàu năng lượng.

b. Điều kiện vi khí hậu nóng khô

Anh hưởng của điều kiện vi khí hậu nóng khô xuất hiện ở các bộ phận như phòng cơ điện, tiếp nhận, thu gom phế liệu, lò hơi. Trong điều kiện này công nhân cần được mặc bảo hộ thoáng mát. Đối với khâu tiếp nhận và thu gom phế liệu do chịu ảnh hưởng của cả điều kiện vi khí hậu nóng khô và lạnh ẩm thì cần phân công cho từng công nhân chuyên thực hiện một công việc để tránh tình trạng công nhân vừa làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng khô, vừa làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm để tránh sự sốc nhiệt. Trong điều kiện vi khí hậu nóng khô cần đảm bảo cho công nhân một chế độ ăn dễ tiêu hóa đồng thời phải bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Hạn chế số công nhân phải làm việc trong điều kiện nóng khô. Bọc cách nhiệt cho các thiết bị nhiệt. Cần tạo sự thông thoáng, mát dễ chịu cho công nhân làm việc bằng cách thiết kế mái che cho khu tiếp nhận và khâu thu gom phế liệu. Đôi với phòng cơ điện, lò hơi để hạn chế sự tiếp xúc của công nhân với khí hậu nóng khô thì cửa ra vào thường được mở rộng, máy móc thiết bị được cơ giới hóa, tự động hóa.

Đối với công nhân phải làm việc trong môi trường ồn và chấn động như công nhân cơ điện, cấp đông … xí nghiệp nên trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân như nút bịt tai chống ồn. Đồng thời cách ly nguồn gây ồn ra xa khu vực sản xuất, cách ly các bộ phận ồn với các bộ phận khác. Hạn chế tối đa số công nhân phải làm việc trong môi trường ồn.

Xí nghiệp nên trang bị thêm thiết bị hút âm để giảm bớt độ ồn. 3.2. 3. Khắc phục ảnh hưởng của việc thông gió, chiếu sáng

Xí nghiệp có bố trí hệ thống thông gió đầy đủ. Điều kiện chiếu sáng theo tiêu chuẩn:

Chiếu sáng đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định: + Anh sáng phân bố đều trên bề mặt làm việc. + Không chói lóa trong phạm vi trường nhìn của mắt. + Không được tạo thành các bóng đen.

3.2.4. Khắc phục nhiễm độc hóa chất

Với các công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại cần trang bị khẩu trang có khả năng chống độc. Đối với phòng cơ điện do sử dụng môi chất NH3 là hóa chất rất độc nên có trang bị mặt nạ, bảo hộ, găng tay chống độc.

Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị tránh hiện tượng rò rỉ, nứt hở gây nhiễm độc.

3.2. 5. Khắc phục khả năng không an toàn về máy móc thiết bị cơ khí

Công nhân làm việc với các máy móc thiết bị cần phải nghiêm túc và thực hiện đúng thao tác. Các máy móc thiết bị phải có đầy đủ các thiết bị phụ tải và các thiết bị an toàn. Tại những chỗ nguy hiểm cần có bảng chú ý để công nhân có thể đề phòng tai nạn xảy ra. Máy móc phải được bọc cách điện, cách nhiệt theo thiết bị an toàn.

Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa các thiết bị máy móc hư hỏng. Trong quá trình làm việc công nhân vận hành cần thực hiện theo các yêu cầu về sử dụng và bảo dưỡng máy.

Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra khu vực xa các thiết bị, công đoạn khác.

Loại trừ mọi khả năng sinh mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan đến chất dễ bị cháy nổ. Trong xưởng cơ điện có lắp đặt hệ thống cảm biến khói. Khi có sự cố xảy ra sẽ có chuông báo động.

Trước khi ngừng thiết bị để sửa chữa cũng như trước khi đưa vào hoạt động trở lại cần thiết thổi hơi nước, khí trơ vào thiết bị đó. Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy nổ trong khu vực sản xuất.

Ở các bộ phận sản xuất đều bố trí các cửa thoát hiểm.

3.2.7. Khắc phục khả năng không an toàn về thiết bị chịu áp lực

Để giảm nguy cơ xảy ra các tai nạn về nổ vỡ thiết bị chịu áp lực cần sử dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

+ Ngăn ngừa việc giảm ứng suất làm việc cho phép như tránh tăng, giảm nhiệt độ và áp suất của thiết bị đột ngột. lắp đặt các áp kế, van an toàn và các thiết bị này phải hoạt động tốt.

+ Sơn màu các bình chứa, các ống dẫn môi chất theo đúng quy định để tránh nhầm lẫn cho công nhân.

Giám sát thái độ và khả năng làm việc của công nhân. Trong quá trình làm công nhân vận hành phải thường xuyên theo dõi sự hoạt động của các máy móc thiết bị để điều chỉnh kịp thời nhằm giảm tối đa các sự cố.

BẢNG MÔ TẢ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐÔNG CHO CÔNG NHÂN

Điều kiện lao động Các bộ phận Cách khắc phục Điều kiện vi khí hậu - Điều kiện vi khí hậu nóng khô (bộ phận tiếp nhận, xưởng cơđiện, bộ phận lò hơi)

+ Thoát mồ hôi nhiều gây mất nước và một số khoáng

+ Anh hưởng đến chức năng của thận, gan, dạ dày.

+ Chứng say nóng, mệt mỏi. -Điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm (tiếp nhận, sơ chế, phân cỡ, PTO,cấp đông,

-Điều kiện vi khí hậu nóng khô: +Mặc bảo hộ thoáng mát.

+Thiết kế mái che cho xe nguyên liệu và bộ phận thu gom phế liệu.

+ Có chếđộăn dễ tiêu hóa.

+Cơ giới hóa, tựđộng hóa các máy móc thiết bị.

- Điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm:

+ Trang bịđầy đủ quần áo đủấm. Găng tay, yếm, ủng chống rét.

…)

+Bệnh khớp, bệnh kiểu dịứng

+ Đau cơ, viêm cơ, viêm dây thần kinh ngoại biên + Hạn chế việc công nhân tiếp xúc trực tiếp với đá. + Có chếđộăn giàu năng lượng. Tiếng ồn Tiếng ồn (tiếp nhận, phân cỡ, cấp đông, xưởng cơđiện) + Gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, làm giảm khả năng tập trung làm việc. + Làm giảm độ rõ của tiếng nói. + Bệnh về tai nhưđiếc tai, nặng tai; bệnh dạ dày.

+ Nên trang bị thiết bị hút âm.

+ Sử dụng thiết bảo hộ cá nhân như nút bịt tai.

+ Giảm thời gian công nhân làm việc trong môi trường ồn.

+ Cách ly nguồn gây ồn. Máy móc thiết bị - Gây chấn thương cơ học như bị kẹp tay, bị cuốn tay. - Tai nạn vềđiện.

-Công nhân vận hành yêu cầu thực hiện

đúng thao tác, yêu cầu kỹ thuật. -Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị.

-Bọc cách điện, cách nhiệt các máy móc thiết bị theo thiết bị an toàn.

Hóa chất độc hại

-Chlorin gây cay mắt, chảy nước mắt, nhức đầu, buồn nôn.

- NH3 bắn vào da gây bỏng da, bắn vào mắt gây tổn thương màng tiếp hợp, làm giảm thị lực của mắt, có thể bị mù mắt.

- Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân như

khẩu trang chống độc, mặt nạ, quần áo và găng tay chống độc.

- Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bịđể tránh sự rò rỉ, nứt hở gây mất an toàn.

Thiết bị chịu áp lực

Các thiết bị chịu áp lực có ở bộ phận cơđiện, lò hơi.

-Tai nạn lao động khi nổ vỡ các thiết bị.

- Gây bỏng, gây chấn thương cơ học

- Thao tác vận hành đúng.

- Thường xuyên theo dõi sự hoạt động của các máy móc thiết bị.

- Sơn màu các bình chứa, các ống dẫn theo đúng quy định để tránh nhầm lẫn cho công nhân.

Khả năng không an toàn về cháy nổ

Các bộ phận có khả năng không an toàn về cháy nổ như khâu bao trang, xưởng cơ diện, lò hơi - Gây chấn thương cơ học như bỏng, cháy - Loại trừ mọi khả năng sinh mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan đến chất dễ cháy. - Cách ly hoặc đặt các thiết bị dễ cháy ra khu vực xa các thiết bị, công đoạn khác. -Trước khi ngừng thiết bịđể sửa chữa hoặc trước khi đưa vào hoạt động trở lại cần thiết thổi hơi nước, khí trơ vào thiết bịđó.

cháy trong khu vực sản xuất.

-Lắp hệ thống chuông báo động, ở các bộ phận có cửa thoát hiểm.

IV.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận:

Công ty TNHH thực phẩm Amanda tuy mới thành lập được một năm nhưng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đã tương đối ổn định. Máy móc thiết bị mới, hiện tại và tương đối đầy đủ. Kinh doanh có hiệu quả nhờ công ty có nguồn cung cấp nguyên liệu khá phong phú, thị trường tiêu thụ lớn và ổn định. Thêm vào đó là lực lượng cán bộ và công nhân có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi.

Hiện tại công ty đã tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quan lý chất lượng theo HACCP. Việc thực hiện kế hoạch khá nghiêm túc, công nhân có ý thức kỷ luật trong sản xuất. Cán bộ quản lý QC, QA có tinh thần trách nhiệm cao, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của công nhân.

Công nhân được bố trí thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý và được khám sức khỏe định kỳ nên đảm bảo được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên cũng cần nâng cấp nhà xưởng, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng để giám sát hết hoạt động của toàn phân xưởng.

Số lượng công nhân ngày một tăng, phân xưởng chưa mở rộng gây khó khăn trong việc bố trí sản xuất.

Chỗ nghỉ ngơi sau các bữa ăn chưa phù hợp (chỗ nghỉ chật, hẹp, ồn ào ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của công nhân.

Chưa có chế độ ăn riêng cho từng phù hợp cho từng bộ phận sản xuất.

Các loại mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú về chủng loại vì thế chưa phát huy hết khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì vậy chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nguyên liệu trong nước.

4.2.Đề xuất ý kiến

Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ thì xí nghiệp cần sản xuất đa dạng hóa sản phẩm.

Mở rộng phân xưởng sản xuất đặc biệt là bộ phận sơ chế. Bổ sung đội ngũ quản lý chất lượng có trình độ chuyên môn cao để giám sát hết hoạt động trong xưởng.

Duy trì ý thức lao động nghiêm túc. Thực hiện tốt các quy định của công ty. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch HACCP.

Bố trí lại chỗ nghỉ cho cán bộ công nhân viên sau giờ ăn bằng cách: Phân công giờ nghỉ đối với từng khu vực tránh ra nghỉ cùng một lúc gây sự, ồn ào, chật chội, có thể xây dựng thêm chỗ nghỉ cho công nhân.

TÀI LIU THAM KHO

1. Trần Đức Ba, Lê Vi Phúc, Nguyễn Văn Quan, K thut chế biến lnh thy sn, NXB Đại Học Và Giáo Dục Chuyên Nghiệp, Hà Nội 1990. 2. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, Công ngh chế biến thc phm

thy sn, NXB Nông Nghiệp, TP HCM 1996

3. Nguyễn Bá Dũng, Nguyễn Duy Thiết, Nguyễn Văn Thông, K thut bo h lao động, NXB Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội 1975 4. Nguyễn Xuân Phú, K thut an toàn trong cung cp và SX đin 5. Các tài liệu khác có liên quan.

Mục lục

Trang

PHẦN I ...3

TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY...3

I. Lịch sử hình thành và phát triển.... 3

II. Sơ đồ mặt bằng tổng thể (Trình bày trong bản vẽ) ... 4

2.1. Ưu điểm ... 4

2.2. Nhược điểm... 4

III. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh... 6

3.1.Giới thiệu về các mặt hàng công ty đang sản xuất ... 6

3.2.Thị trường tiêu thụ... 7

3.3.Xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh. ... 7

IV.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.... 8

4.1. Sơ đồ tổ chức. ... 9

4.2.Phân công trách nhiệm. ... 11

PHẦN II ...13

NGUỒN NGUYÊN LIỆU ...13

I.Nguồn nguyên liệu về công ty... 13

1.1. Cách tạo nguồn nguyên liệu ... 13

1.2.Sơ đồ tiếp nhận nguyên liệu ... 15

1.3.Cách tiến hành tiếp nhận nguyên liệu ... 15

II.Tiêu chuẩn đánh giá nguyên liệu (tôm Sú)... 17

2.1.Tiêu chuẩn về chất lượng ... 17

2.2.Tiêu chuẩn về kích cỡ... 17

III.Bảo quản nguyên liệu tại công ty.... 18

3.1.Phương pháp bảo quản khô ... 18

3.2.Phương pháp đông tạm... 18

IV.Các hiện tượng hư hỏng tôm nguyên liệu trong công ty... 18

4.1.Hiện tượng dập nát tôm nguyên liệu... 19

4.2.Hiện tượng biến đen tôm nguyên liệu ... 19

4.3. Hiện tượng biến đỏ... 20

V. Giới thiệu sơ lược về tôm sú... 21

5.1. Đặc điểm của tôm sú ... 21

5.2. Thành phần hóa học của tôm sú... 22

PHẦN III...26

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH ....26

I. Quá trình sản xuất tôm PTO hấp đông rời... 27

1.1. Sơ đồ quy trình... 27

1.2.Thuyết minh quy trình ... 1

II.Quá trình sản xuất tôm Nobashi... 35

2.1. Sơ đồ quy trình... 35

2.2.Thuyết minh quy trình ... 36

II.Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm... 43

3.1.Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tôm Nobashi ... 43

3.2.Tiêu chuẩn chất lượng tôm hấp IQF ... 46

IV. Một số định mức đang áp dụng tại công ty... 47

4.1.Công thức tính định mức ... 47

4.2.Nhận xét... 48

PHẦN IV...51

PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN...51

I.Phân tích điều kiện lao động... 52

1.1. Quá trình lao động... 52

1.2.Các yếu tố nguy hiểm và độc hại ảnh hưởng xấu tới công nhân... 53

1.2.2.Điều kiện an toàn lao động ... 54

1.2.3. Phân tích các yếu tố nguy hiểm và độc hại dẫn đến tai nạn lao đông và bệnh nghề nghiệp. ... 55

II.Bảng mô tả các yếu tố nguy hiểm, độc hại dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...63

III. Các biện pháp cải thiện điều điện lao động cho công nhân ...70

3.1. Các biện pháp chung cho toàn xí nghiệp ...70

3.2. Các biện pháp riêng cho từng bộ phận ... 72

IV.Kết luận và đề xuất ý kiến... 77

4.1. Kết luận... 77

4.2.Đề xuất ý kiến ... 78

LI CM ƠN

Xin chân thành cảm ơn sự gip đỡ tận tình của tồn thể Cn Bộ Cơng Nhân Viên trong công ty TNHH thực phẩm Amanda cùng quý thầy cô, gia đình và bạn bè trong thời gian học tập tại trường đặc biệt là trong thời gian hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Nguyễn Anh Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập cùng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo và gia đình đã dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH ĐANG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY, (Trang 67 -67 )

×