Các biện pháp riêng cho từng bộ phận

Một phần của tài liệu khảo sát quá trình sản xuất một số sản phẩm đông lạnh đang sản xuất tại nhà máy, (Trang 67 - 72)

III. Các biện pháp cải thiện điều điện lao động cho công nhân

3.2. Các biện pháp riêng cho từng bộ phận

3.2.1 Khắc phục ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu a. Điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm

Đối với các bộ phận công nhân làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm như công nhân tiếp nhận, sơ chế, phân cỡ, PTO, xếp khuôn…xí nghiệp trang bị đầy đủ bảo hộ lao đông như quần áo đủ ấm, găng tay, yếm, ủng, khẩu trang. Riêng công nhân ở bộ phận kho lạnh là được trang bị thêm quần áo chống rét (áo len) có mũ bịt kín và găng tay giữ ấm.

Xí nghiệp nên hạn chế việc công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với nước đá và đá. Cần cho các công nhân này ăn chế độ ăn giàu năng lượng.

b. Điều kiện vi khí hậu nóng khô

Anh hưởng của điều kiện vi khí hậu nóng khô xuất hiện ở các bộ phận như phòng cơ điện, tiếp nhận, thu gom phế liệu, lò hơi. Trong điều kiện này công nhân cần được mặc bảo hộ thoáng mát. Đối với khâu tiếp nhận và thu gom phế liệu do chịu ảnh hưởng của cả điều kiện vi khí hậu nóng khô và lạnh ẩm thì cần phân công cho từng công nhân chuyên thực hiện một công việc để tránh tình trạng công nhân vừa làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng khô, vừa làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm để tránh sự sốc nhiệt. Trong điều kiện vi khí hậu nóng khô cần đảm bảo cho công nhân một chế độ ăn dễ tiêu hóa đồng thời phải bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Hạn chế số công nhân phải làm việc trong điều kiện nóng khô. Bọc cách nhiệt cho các thiết bị nhiệt. Cần tạo sự thông thoáng, mát dễ chịu cho công nhân làm việc bằng cách thiết kế mái che cho khu tiếp nhận và khâu thu gom phế liệu.

Đôi với phòng cơ điện, lò hơi để hạn chế sự tiếp xúc của công nhân với khí hậu nóng khô thì cửa ra vào thường được mở rộng, máy móc thiết bị được cơ giới hóa, tự động hóa.

3.2.2. Khắc phục tiếng ồn và chấn động

Đối với công nhân phải làm việc trong môi trường ồn và chấn động như công nhân cơ điện, cấp đông … xí nghiệp nên trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân như nút bịt tai chống ồn. Đồng thời cách ly nguồn gây ồn ra xa khu vực sản xuất, cách ly các bộ phận ồn với các bộ phận khác. Hạn chế tối đa số công nhân phải làm việc trong môi trường ồn.

Xí nghiệp nên trang bị thêm thiết bị hút âm để giảm bớt độ ồn.

3.2. 3. Khắc phục ảnh hưởng của việc thông gió, chiếu sáng

Xí nghiệp có bố trí hệ thống thông gió đầy đủ. Điều kiện chiếu sáng theo tiêu chuẩn:

Chiếu sáng đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định:

+ Anh sáng phân bố đều trên bề mặt làm việc.

+ Không chói lóa trong phạm vi trường nhìn của mắt.

+ Không được tạo thành các bóng đen.

3.2.4. Khắc phục nhiễm độc hóa chất

Với các công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại cần trang bị khẩu trang có khả năng chống độc. Đối với phòng cơ điện do sử dụng môi chất NH3 là hóa chất rất độc nên có trang bị mặt nạ, bảo hộ, găng tay chống độc.

Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị tránh hiện tượng rò rỉ, nứt hở gây nhiễm độc.

3.2. 5. Khắc phục khả năng không an toàn về máy móc thiết bị cơ khí Công nhân làm việc với các máy móc thiết bị cần phải nghiêm túc và thực hiện đúng thao tác. Các máy móc thiết bị phải có đầy đủ các thiết bị phụ tải và các thiết bị an toàn. Tại những chỗ nguy hiểm cần có bảng chú ý để công nhân có thể đề phòng tai nạn xảy ra. Máy móc phải được bọc cách điện, cách nhiệt theo thiết bị an toàn.

Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa các thiết bị máy móc hư hỏng. Trong quá trình làm việc công nhân vận hành cần thực hiện theo các yêu cầu về sử dụng và bảo dưỡng máy.

3.2.6. Khắc phục khả năng không an toàn về cháy nổ

Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra khu vực xa các thiết bị, công đoạn khác.

Loại trừ mọi khả năng sinh mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan đến chất dễ bị cháy nổ. Trong xưởng cơ điện có lắp đặt hệ thống cảm biến khói. Khi có sự cố xảy ra sẽ có chuông báo động.

Trước khi ngừng thiết bị để sửa chữa cũng như trước khi đưa vào hoạt động trở lại cần thiết thổi hơi nước, khí trơ vào thiết bị đó. Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy nổ trong khu vực sản xuất.

Ở các bộ phận sản xuất đều bố trí các cửa thoát hiểm.

3.2.7. Khắc phục khả năng không an toàn về thiết bị chịu áp lực

Để giảm nguy cơ xảy ra các tai nạn về nổ vỡ thiết bị chịu áp lực cần sử dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

+ Ngăn ngừa việc giảm ứng suất làm việc cho phép như tránh tăng, giảm nhiệt độ và áp suất của thiết bị đột ngột. lắp đặt các áp kế, van an toàn và các thiết bị này phải hoạt động tốt.

+ Sơn màu các bình chứa, các ống dẫn môi chất theo đúng quy định để tránh nhầm lẫn cho công nhân.

Giám sát thái độ và khả năng làm việc của công nhân. Trong quá trình làm cụng nhõn vận hành phải thường xuyờn theo dừi sự hoạt động của cỏc mỏy múc thiết bị để điều chỉnh kịp thời nhằm giảm tối đa các sự cố.

BẢNG MÔ TẢ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐÔNG CHO CÔNG NHÂN

Điều kiện lao động

Các bộ phận Cách khắc phục

Điều kiện vi khí hậu

- Điều kiện vi khí hậu nóng khô (bộ phận tiếp nhận, xưởng cơ điện, bộ phận lò hơi)

+ Thoát mồ hôi nhiều gây mất nước và một số khoáng

+ Anh hưởng đến chức năng của thận, gan, dạ dày.

+ Chứng say nóng, mệt mỏi.

-Điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm (tiếp nhận, sơ chế, phân cỡ, PTO,cấp đông,

-Điều kiện vi khí hậu nóng khô:

+Mặc bảo hộ thoáng mát.

+Thiết kế mái che cho xe nguyên liệu và bộ phận thu gom phế liệu.

+ Có chế độ ăn dễ tiêu hóa.

+Cơ giới hóa, tự động hóa các máy móc thiết bị.

- Điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm:

+ Trang bị đầy đủ quần áo đủ ấm. Găng tay, yếm, ủng chống rét.

…)

+Bệnh khớp, bệnh kiểu dị ứng

+ Đau cơ, viêm cơ, viêm dây thần kinh ngoại biên

+ Hạn chế việc công nhân tiếp xúc trực tiếp với đá.

+ Có chế độ ăn giàu năng lượng.

Tiếng ồn

Tiếng ồn (tiếp nhận, phân cỡ, cấp đông, xưởng cơ điện)

+ Gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, làm giảm khả năng tập trung làm việc.

+ Làm giảm độ rừ của tiếng núi.

+ Bệnh về tai như điếc tai, nặng tai;

bệnh dạ dày.

+ Nên trang bị thiết bị hút âm.

+ Sử dụng thiết bảo hộ cá nhân như nút bịt tai.

+ Giảm thời gian công nhân làm việc trong môi trường ồn.

+ Cách ly nguồn gây ồn.

Máy móc thiết bị

- Gây chấn thương cơ học như bị kẹp tay, bị cuốn tay.

- Tai nạn về điện.

-Công nhân vận hành yêu cầu thực hiện đúng thao tác, yêu cầu kỹ thuật.

-Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị.

-Bọc cách điện, cách nhiệt các máy móc thiết bị theo thiết bị an toàn.

Hóa chất độc hại

-Chlorin gây cay mắt, chảy nước mắt, nhức đầu, buồn nôn.

- NH3 bắn vào da gây bỏng da, bắn vào mắt gây tổn thương màng tiếp hợp, làm giảm thị lực của mắt, có thể bị mù mắt.

- Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang chống độc, mặt nạ, quần áo và găng tay chống độc.

- Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị để tránh sự rò rỉ, nứt hở gây mất an toàn.

Thiết bị chịu áp lực

Các thiết bị chịu áp lực có ở bộ phận cơ điện, lò hơi.

-Tai nạn lao động khi nổ vỡ các thiết bị.

- Gây bỏng, gây chấn thương cơ học

- Thao tác vận hành đúng.

- Thường xuyờn theo dừi sự hoạt động của các máy móc thiết bị.

- Sơn màu các bình chứa, các ống dẫn theo đúng quy định để tránh nhầm lẫn cho công nhân.

Khả năng không an toàn về cháy nổ

Các bộ phận có khả năng không an toàn về cháy nổ như khâu bao trang, xưởng cơ diện, lò hơi

- Gây chấn thương cơ học như bỏng, cháy

- Loại trừ mọi khả năng sinh mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan đến chất dễ cháy.

- Cách ly hoặc đặt các thiết bị dễ cháy ra khu vực xa các thiết bị, công đoạn khác.

-Trước khi ngừng thiết bị để sửa chữa hoặc trước khi đưa vào hoạt động trở lại cần thiết thổi hơi nước, khí trơ vào thiết bị đó.

- Giảm tới mức thấp nhất lượng chất

cháy trong khu vực sản xuất.

-Lắp hệ thống chuông báo động, ở các bộ phận có cửa thoát hiểm.

IV.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu khảo sát quá trình sản xuất một số sản phẩm đông lạnh đang sản xuất tại nhà máy, (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)