I. Phân tích điều kiện lao động
1.2. Các yếu tố nguy hiểm và độc hại ảnh hưởng xấu tới công nhân
1.2.3. Phân tích các yếu tố nguy hiểm và độc hại dẫn đến tai nạn lao đông và bệnh nghề nghiệp
Theo quan điểm con người là vốn quý nhất cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của người lao động được nâng cao nhờ năng suất lao động tăng. Tuy nhiên trong thực tế còn nảy sinh một số hậu quả cần khắc phục như ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm giảm sức khỏe và tuổi thọ của người lao động. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là xuất phát từ việc thực hiện các yếu tố vệ sinh lao động và an toàn lao động
Vì vậy để bảo vệ con người trong sản xuất thì công tác bảo hộ lao động đóng một vai trò rất quan trọng. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ giảm thiểu số vụ tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp.
Với các ngành nghề khác nhau, công việc cụ thể khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vệ sinh lao động và an toàn lao động cũng khác nhau.
Qua thực tế sản xuất tại công ty TNHH thực phẩm Amanda, ta thấy những nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sau:
1.2.3.1.Bộ phận tiếp nhận
Công nhân làm việc tại vị trí này có khả năng chịu ảnh hưởng của các điều kiện vệ sinh lao động và an toàn lao động sau:
a. Điều kiện vi khí hậu
Công nhân làm việc trong điều kiện vi khí hậu khá phức tạp vừa chịu ảnh hưởng của vi khí hậu nóng khô có bức xạ vừa ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh ẩm.
Tại công ty bộ phận này không có mái che cho xe nguyên liệu vào xí nghiệp công nhân phải vận chuyển nguyên liệu vào khu tiếp nhận dưới trời nóng.
Dưới ảnh hưởng của khí hậu nóng khô có bức xạ hồng ngoại và tử ngoại của ánh sáng măt trời, công nhân dễ bị say nắng, bị choáng nhiệt. Nóng làm mất nhiều mồ hôi gây mất nước làm cơ thể mệt mỏi và giảm sức đề kháng.
Để rửa và bảo quản nguyên liêu thì công nhân phải tiếp xúc với điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm do sử dụng nước đá, trong điều kiện nhiệt độ phòng 18oC. làm việc ở điều kiện này công nhân có nguy cơ mắc các bệnh về khớp, viêm đường hô hấp trên, làm giảm sức đề kháng, làm cho cơ thể dễ bị mắc bệnh như bị cảm lạnh …
b. Khả năng không an toàn về máy móc thiết bị
Tại bộ phận tiếp nhận có bố trí 3 máy rửa tôm nguyên liệu. Tôm sau khi rửa theo băng chuyền qua phòng sơ chế. Trong quá trình vận chuyển tôm tại các đầu nối của băng chuyền dễ xảy ra tai nạn lao động gây chấn thương cơ học như bị kẹp tay, tay bị cuốn theo băng chuyền…
c. Anh hưởng của tiếng ồn
Khi máy rửa hoạt động sẽ kèm theo tiếng ồn. Ở đây mức độ ồn không lớn lắm nhưng cũng gây cho người lao động cảm giác mệt mỏi, khó chịu, làm giảm khả năng tập trung làm việc. Tiếng ồn cũn làm giảm độ rừ của tiếng núi.
d. Anh hưởng của hóa chất độc hại
Trong quá trình vệ sinh và khử trùng cũng như trong quá trình rửa nguyên liệu phải sử dụng chlorine với nồng độ cao và do sự tiếp xúc này là thường xuyên nên công nhân dễ bị nhiễm độc chlorine như cay mắt, chảy nước mắt, nhức đầu, buồn nôn.
1.2.3.2 .Bộ phận sơ chế, phân cỡ, PTO a. Điều kiện vi khí hậu
Do đặc thù của ngành chế biến Thủy Sản đông lạnh nên xưởng chế biến luôn phải đảm bảo nhiệt độ thấp.
Làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm công nhân có nguy cơ mắc các bệnh đau cơ, viêm cơ, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm đường hô hấp trên, bệnh thấp khớp.
b. Khả năng không an toàn về máy móc thiết bị
Tại khu sơ chế có bố trí hệ thống băng chuyền để vận chuyển nguyên liệu từ khu tiếp nhận sang khu sơ chế và đến khu phân cỡ. Đồng thời tại bộ phận này có bố trí hệ thống băng chuyền trục vít để vận chuyển phế liệu. Nhiều đoạn của băng chuyền trục vít không có nắp đậy, diện tích phòng nhỏ, số lượng công nhân nhiều gây khó khăn cho việc đi lại thêm vào đó là sự thiếu thận trọng của công nhân nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao, thường dẫn đến chấn thương cơ học như bị kẹp tay, bị cuốn tay.
c. Anh hưởng của tiếng ồn
Tại bộ phận phân cỡ, có bố trí máy phân cỡ sơ bộ vì vậy công nhân ở khâu này phải chịu ảnh hưởng của tiếng ồn. Như khâu tiếp nhận nguyên liệu, độ ồn ở đây nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên nó cũng gây cảm giác khó chịu cho công nhân.
d. Anh hưởng của việc chiếu sáng thông gió
Tại đây điều kiện chiếu sáng và thông gió được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên công nhân làm việc trong điều kiện chiếu sáng nhân tạo (sử dụng chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang) thêm vào đó công nhân làm việc với độ tập trung cao của mắt và tay nên công nhân làm việc ở các bộ phận này dễ mắc các bệnh về mắt như giảm thị lực của mắt, mắt làm việc mau mỏi.
1.2.3.3. Bộ phận cấp đông a. Điều kiện vi khí hậu
Công nhân làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm tophòng ≤ 12oC. Ở nhiệt độ này da trở lên xanh lạnh, làm cho ta khó vận động. Lạnh còn làm giảm nhịp tim và nhịp thở nhưng mức tiêu thụ oxy lại tăng lên nhiều do cơ và gan phải làm việc nhiều.
Công nhân làm việc ở bộ phận này thường có nguy cơ mắc các bệnh kiểu dị ứng như hen phế quản, viêm đường hô hấp trên, bệnh thấp khớp, làm giảm sức đề kháng miễn dịch.
b. Anh hưởng của tiếng ồn
Khi tủ đông IQF hoạt động thường kèm theo tiếng ồn có mức cường độ âm lớn (60÷65)dB . Dưới tác dụng của tiếng ồn độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống. Công nhân làm việc thường chịu tác dụng kéo dài của tiếng ồn làm cho cơ thể cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, chóng mặt, làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung khi làm việc. Ở mức cường độ âm này cũng làm rối loạn chức năng bình thường của dạ dày. Vì vậy công nhân có khả năng mắc bệnh viêm dạ dày cao.
Anh hưởng đặc trưng của tiếng ồn là gây bệnh về tai như điếc tai, nặng tai.
Khi cấp đông block do sự vận chuyển khuôn khay, sự cọ sát giữa chúng cũng gây lên tiếng ồn rời rạc, chói tai.
c. Anh hưởng của hóa chất độc hại
Do sử dụng máy móc thiết bị nhiều nên yêu cầu về vệ sinh và khử trùng rất cao. Nồng độ chlorine cao việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất này làm cho công nhân có khả năng nhiễm độc chlorine cao. Thường xảy ra hiện tượng cay mắt, chảy nước mắt, buồn nôn.
Đối với tủ đông tiếp xúc do sử dụng gas NH3 nên khi xảy ra sự cố máy lạnh điển hình là môi chất đột ngột thoát ra với lượng lớn thì sẽ gây bỏng, gây ngạt cho công nhân.
1.2.3.4. Bộ phận thành phẩm a. Điều kiện vi khí hậu
Công nhân làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm do khâu thành phẩm đòi hỏi nhiệt độ thấp (to≤ 9oC) , công nhân thường xuyên tiếp xúc với thành phẩm, mạ băng thành phẩm. Vì vậy công nhân ở bộ phận này thường mắc các bệnh về da, xương, các bệnh kiểu dị ứng như viêm đường hô hấp trên
b. Anh hưởng của tiếng ồn
Do quỏ trỡnh tỏch khuụn để bao gúi sản phẩm, cụng nhõn thường gừ đập khuôn tạo ra tiếng ồn song mức ồn không cao chỉ ảnh hưởng đến thính lực ở mức độ nhe, giảm sự tập trung gây cho cơ thể mệt mỏi, thao tác sai dễ dẫn tới tai nạn cơ học.
c. Khả năng không an toàn về máy móc thiết bị
Ở bộ phận này có trang bị các máy đóng dây đai, máy hàn miệng túi. Các máy này hoạt động bằng điện năng nên xí nghiệp có bố trí các ổ cắm điện phục vụ sản xuất. Việc bố trí các ổ cắm hở ở vị trí thấp trong môi trường có độ ẩm cao rất nguy hiểm. Chỉ cần công nhân sơ xuất sẽ bị điện giật gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của công nhân. Khi bị điện giật công nhân có thể bị ngất do liệt đường tuần hoàn và hô hấp hoặc công nhân có thể bị chấn thương do té ngã.
1.2.3.5. Bộ phận kho lạnh a. Điều kiện vi khí hậu
Ở bộ phận này công nhân làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt, tokho
= (- 24 ± 2)oC. Công nhân làm việc trong điều kiện quá lạnh sẽ làm công nhân giảm nhịp tim, nhịp thở. Bị lạnh nhiều cơ vân và cả cơ trơn cũng co lại theo kiểu rét run, nổi da gà nhằm sinh nhiều nhiệt để chống rét.
Lạnh khiến cho mạch bị co thắt sản sinh cảm giác tê cóng, làm ngứa các đầu chi rồi mất dần cảm giác, làm cho ta khó vận động thao tác không chính xác. Lạnh có thể gây ra các bệnh về khớp, viêm dây thần kinh ngoại biên. Khi phải bốc xếp hàng hóa quá lâu trong kho lạnh công nhân sẽ bị chảy máu mũi, chảy máu tai và bị ngất nếu không cấp cứ kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.
b. Khả năng không an toàn của máy móc thiết bị
Do công ty nhận đơn đặt hàng cùng lúc cho nhiều chủ hàng nên hàng hóa của công ty rất phong phú và đa dạng gây khó khăn cho việc sắp xếp và bốc dỡ hàng hóa. Khi xếp hàng lên cao công nhân phải dùng xe nâng để vận chuyển hàng. Trong trường hợp thiếu an toàn sẽ gây tai nạn lao động.
Do nhiệt độ kho quá thấp nên công nhân làm việc trong điều kiện rất khẩn trương, khi công nhân sơ suất có thể bị hàng hóa trên giá ngã đè lên người gây chấn thương. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu phát hiên chậm công nhân có thể bị tử vong.
1.2.3.6.Bộ phận cơ điện a. Điều kiện vi khí hậu
Công nhân làm việc trong phòng cơ điện lạnh chịu ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu nóng khô do các máy móc thiết bị hoạt động tỏa nhiệt làm cho nhiệt độ phòng tăng lên kéo theo độ ẩm tương đối giảm. Làm việc trông điều kiện vi khí hậu nóng khô, mồ hôi ra nhiều gây mất nước, kèm theo mồ hôi cơ thể còn mất một lượng muối ăn đáng kể và một số khoáng, mất một số sinh tố như vitamin C, B1, PP,… Do mất nhiều nước nên khối lượng nước, tỉ trọng độ nhớt của máu thay đổi, tim phải làm việc nhiều để thải hết nhiệt thừa trong cơ thể, cũng vì vậy lượng nước thải qua thận chỉ con (10÷15)% so với lúc bình thường làm cho chức năng của thận bị ảnh hưởng trong nước tiểu xuất hiện albumin, hồng cầu. Mặt khác do mất nhiều nước dẫn đến uống nhiều nước làm cho dịch vị bị loãng gây cho ta mất cảm giác thèm ăn và ăn mất ngon làm cho chức năng của dịch vị bị hạn chế, dạ dày, ruột dễ bị viêm nhiễm, chức phận của gan bị ảnh hưởng.
Nhiệt độ cao còn gây rối loạn bệnh lý thường gặp là chứng say nóng.
b. Ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung
Công nhân cơ điện làm việc trong môi trường rất ồn. Mức cường độ ồn thường ≥ 95dB. Với mức cường độ âm như vậy gây cho công nhân bệnh đau đầu, chóng măt, mệt mỏi, thiếu tập trung và giảm thính lực đáng kể. Nếu làm việc lâu dài trong phòng cơ điện sẽ mắc các bệnh về tai như nặng tai, điếc tai hay các bệnh về thần kinh và tim mạch như giảm trí nhớ, hồi hộp. Ngoài ra tiếng ồn còn làm giảm chức năng bình thường của dạ dày.
Bên cạnh đó các máy móc hoạt động tạo ra các chấn động rung gây cho công nhân cảm giác hoảng loạn, sợ sệt, mất tập trung. Công nhân làm việc lâu năm trong môi trường này sẽ mắc các bệnh về thần kinh, tim mạch.
c. Khả năng không an toàn về máy móc thiết bị
Công nhân cơ điện phải làm việc với các máy phát điện, máy và thiết bị lạnh… là các máy có công suất lớn nên rất nguy hiểm. Công nhân có thể bị máy cắt hoặc cuốn vào các bộ phận truyền động do sơ ý để vào máy. Do thiếu hiểu biết công nhân có thể bị điện giật.
d. Ảnh hưởng của hóa chất độc hại
Tại xưởng tất cả các máy lạnh đều chạy bằng môi chất NH3. trong trường hợp thiếu an toàn để rò rỉ gas sẽ gây cho công nhân ở bộ phận này khả năng nhiễm độc rất cao. Khi NH3 bắn vào da sẽ gây bỏng da, NH3 bắn vào miệng, mũi, mắt hoặc hít phải sẽ gây ra những vết bỏng rộp, xưng đỏ niêm mạc và rất đau đớn. Nếu bắn vào mắt sẽ gây ra tổn thương ở màng tiếp hợp có thể làm giảm thị lực nêu nặng hơn có thể bị mù.
e. Khả năng không an toàn của thiết bị chịu áp lực
Hầu hết các máy ở phòng cơ điện đều có các bộ phận chịu áp lực như bình chứa khí nén, bình gas, các đường ống dẫn … do vậy công nhân cơ điện có nguy cơ bị tai nạn do không đúng kỹ thuật trong việc vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị làm tăng áp suất của các thiết bị quá mức cho phép gây nổ vỡ thiết bị. Khi nổ vỡ sẽ gây ngạt, gây bỏng, gây ngộ độc, gây cháy. Mảnh vỡ của thiết bị khi nổ sẽ bắn ra với vận tốc lớn gây chấn thương cho công nhân.
f. Khả năng không an toàn về cháy nổ
Tại xưởng có nhiệt độ cao và nhiều chất cháy nên nguy cơ cháy nổ rất cao.
Khi cháy sẽ gây tai nạn lao động, gây thiệt hại về kinh tế. Ngoài ra trong xưởng cơ điện công nhân còn có thể bị ảnh hưởng của bức xạ nhiệt (tia tử ngoại) . Tia tử ngoại được sinh ra bởi tia lửa hàn do sửa chữa, gia công một số thiết bị máy móc.
Dưới tác dụng của tia tử ngoại cơ thể có thể bị mệt mỏi, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, thị lực giảm.
1.2.3.7. Bộ phận lò hơi a. Điều kiện vi khí hậu
Lò hơi được đặt riêng biệt với khu sản xuất. Làm việc ở bộ phận này công nhân phải chịu ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu nóng khô tophòng = 32oC. ở nhiệt độ này công nhân sẽ thoát nhiều mồ hôi gây mất nước và một số khoáng chất làm cơ thể mệt mỏi, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm cơ thể dễ bị nhiễm bệnh thường gặp là chứng say nóng. Công nhân làm việc lâu trong trong môi trường nóng khô sẽ mắc các chứng bệnh về gan, thận, dạ dày.
b. Khả năng không an toàn về thiết bị chịu áp lực
Lò hơi là bộ phận chịu áp lực cao. Khi công nhân thao tác không đúng kỹ thuật trong việc vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị sẽ làm tăng áp suất của thiết bị quá mức cho phép gây nổ vỡ thiết bị. Khi nổ sẽ gây cháy, gây bỏng, gây tai nạn lao động.
Các tổ phục vụ sản xuất
Ngoài các bộ phận sản xuất chính là các tổ phục vụ sản xuất cũng chịu ảnh hưởng của không nhỏ bởi điều kiện lao động.
Tổ phục vụ:
Như các bộ phận khác trong xưởng chế biến, công nhân tổ phục vụ chịu ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm. Do công nhân phải cung cấp đầy đủ đá cho sản xuất. Dưới ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu lạnh ẩm công nhân sẽ mắc các bệnh về khớp, về da hay các bệnh kiểu dị ứng như hen phế quản, viêm đường hô hấp trên.
Ngoài ra công nhân khâu này còn có nguy cơ mắc bệnh về xương, cột sống do vận chuyển nhiều. Hàng ngày công nhân phải vận chuyển đá vảy vào từng bộ phận sản xuất,vận chuyển bán thành phẩm vào kho chờ đông hoặc kho cấp đông nên công nhân làm việc không đúng tư thế thì dễ gây tổn thương cột sống và dễ bị tai nạn lao động.
Tổ bao trang
Công nhân tổ bao trang làm việc trong môi trường nhiều bụi do hàng ngày các công nhân này làm công việc như xếp hộp giấy, đánh size … nên tiếp xúc trực tiếp với bụi giấy. Công nhân làm việc trong môi trường nhiều bụi sẽ có nguy cơ
mắc các bệnh về phổi như viêm phổi, bụi phổi hay các bệnh về đường hô hấp trên.
Mặt khác giấy là chất dễ cháy nên công nhân có nguy cơ bị tai nạn về cháy nổ cao.
Tổ thu gom phế liệu
Công nhân tổ thu gom phế liệu làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại.
Hàng ngày các công nhân này phải thu gom vận chuyển phế liệu. Công nhân ở bộ phận này chịu ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu nóng khô và lạnh ẩm. Khí hậu nóng khô làm cho công nhân mất nhiều nước, làm cơ thể mệt mỏi, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Khí hậu lạnh ẩm gây cho công nhân bệnh khớp, các bệnh kiểu dị ứng như hen phế quản, viêm đường hô hấp trên …
Phế liệu thường được vận chuyển ra khỏi nhà máy trong ngày nên phế liệu bị phân hủy tạo ra các chất độc, các chất khí có mùi hôi như NH3 … gây cho công nhân sự khó chịu.
Công nhân phế liệu làm các công việc vận chuyển nặng nhọc nên có nguy cơ mắc bệnh khớp xương cũng như các chấn thương cơ học.
Qua các phân tích ở trên ta thấy điều kiện lao động ở công ty tương đối khắc nghiệt. Vì vậy để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân thì chính bản thân công nhân phải có ý thức trong công việc đồng thời được sự hỗ trợ của công ty để đảm bảo điều kiện lao động tốt nhất cho công nhân.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI DẪN ĐẾN TAI