Những tác nhân ảnh hưởng đến sự biến đổi

Một phần của tài liệu Biến đổi cấu trúc - chức năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 69)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Những tác nhân ảnh hưởng đến sự biến đổi

ở Tam Sơn

3.2.1 Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

68

Ở chương 2 chúng ta đã nói đến sự biến đổi của cấu trúc gia đình trên cả 3 phương diện: qui mô, số thế hệ và loại hình. Sự biến đổi đó phụ thuộc rất nhiều vào sự biến đổi chức năng sinh sản của gia đình. Mà chức năng sinh sản, như chúng ta đều biết, lại chịu tác động trực tiếp của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước, cũng như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật (như việc phát minh ra các loại thuốc tránh thai, bao cao su, v.v...). Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam thực hiện trong những năm qua đã làm cho mức sinh của các cặp vợ chồng không chỉ ở bình diện chung của cả nước mà cả ở Tam Sơn đã giảm xuống. Ở cấp độ quốc gia, tỷ lệ tăng dân số liên tục giảm, chẳng hạn từ năm 1979 – 1989 tỷ lệ tăng dân số là 2,1%, đến năm 2007 giảm xuống còn 1,24%; Tỷ suất sinh cũng có xu hướng giảm dần, đang tiệm cận mức sinh thay thế; Con số bình quân của một cặp vợ chồng từ 3,8 con năm 1989 xuống còn 2,09 trong năm 2006; 2,07 trong năm 2007 [5].

Cùng với việc thực hiện các chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều biện pháp tránh thai đã được giới thiệu và được người dân áp dụng, như đặt vòng, thuốc tránh thai, bao cao su... Khảo sát tại Tam Sơn cho thấy, hiện tại có tới 91% số cặp vợ chồng có sử dụng ít nhất một biện pháp tránh thai. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai đã góp phần quan trọng vào việc giảm số con không mong muốn có thêm của các cặp vợ chồng.

Tầm quan trọng của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật trong việc biến đổi chức năng sinh sản của gia đình không chỉ diễn ra ở Tam Sơn, mà trên phạm vi toàn quốc. Nhận định này càng được khẳng định hơn khi sự kiểm soát mức sinh có phần bị buông lỏng thì lập tức mức sinh cao lại xuất hiện trở lại.

“Mọi người hiểu rằng có sự nới lỏng trong việc sinh đẻ. Hơn nữa, so với kinh tế phát triển, việc phạt không đáng kể nên cứ đẻ. Người này đẻ được

69

thì người kia lại theo. Có chị em con lớn hơn 10 tuổi rồi hay con học cấp III rồi vẫn đẻ thêm. Từ năm ngoái đến nay, có nhiều trường hợp đẻ thêm như thế” (Nữ 46 tuổi).

“Từ mấy năm trở lại đây, xảy ra tình trạng là ở trên cũng mở rộng hơn, tức những nhà có hai con gái có thể đẻ thêm một con trai chẳng hạn. Hay trong cơ quan nhà nước, các cô giáo có hai con trước kia không dám đẻ nhưng giờ đẻ thêm. Ở đây có sự hiểu sai lệch chính sách từ trên về xuống xóm thôn, và các chị em thấy đẻ hai là không yên tâm lắm nên đẻ thêm” (Nam, 51 tuổi).

3.2.2. Tác động của nền kinh tế thị trường

Thời kỳ từ những năm 1960 đến trước 1986, Nhà nước thực hiện chính sách xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, ruộng đất trâu bò và các công cụ sản xuất khác của các hộ gia đình nông dân được đưa vào hợp tác xã. Mỗi hộ chỉ có 5% đất trồng rau và một đến hai sào đất vườn; công cụ sản xuất (trâu, bò, cày, bừa…) cũng thuộc Hợp tác xã. Mọi công việc về tổ chức sản xuất - kinh doanh, phân phối sản phẩm đều do hợp tác xã quyết định. Như vậy, chức năng kinh tế của các hộ gia đình nông dân, về cơ bản, đã bị tước bỏ. Ngược lại, từ ngày Đổi mới, Nhà nước thực hiện chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp và phát triển kinh tế nhiều thành phần, rồi giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm). Gia đình nông dân được xác nhận trở lại là một đơn vị kinh tế tự chủ, nghĩa là chức năng kinh tế của gia đình lại được phục hồi. Tuy nhiên, hầu hết các hộ gia đình không quay trở lại kinh tế gia trưởng tự cung tự cấp mà chuyển sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Diện mạo của kinh tế hộ ở nông thôn Việt Nam, trong đó có Tam Sơn, thay đổi một cách cơ bản, sản lượng nông nghiệp được nâng cao, mở mang thêm ngành nghề mới, thu nhập của các hộ được cải thiện đáng kể... Cụ thể, bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp, nhiều ngành nghề mới đã có điều kiện phát triển ở Tam Sơn như

70

nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ, nghề dịch vụ… Tuy vậy, với sự tác động mạnh của quy luật cung cầu trong cơ chế thị trường, đã làm cho các hộ gia đình có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn đối tượng và mục đích sản xuất. Việc sản xuất không chỉ với mục đích tự cung tự cấp cho gia đình mà thiên về sản xuất để bán ra thị trường; gia đình vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, các sản phẩm làm ra cũng như những sản phẩm mà họ tiêu thụ ngày càng đa dạng và phong phú.

Vậy là, chính việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước là nguyên nhân vừa sâu xa, vừa trực tiếp dẫn đến sự biến đổi chức năng kinh tế của các hộ gia đình nông dân, trong đó có các gia đình nông dân trên địa bàn mà chúng tôi nghiên cứu.

3.2.3. Đời sống gia đình được nâng cao, môi trường xã hội được cải thiện

Nếu như chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình đã làm biến đổi chức năng sinh sản của gia đình, nền kinh tế thị trường làm biến đổi chức năng kinh tế của gia đình, thì đến lượt mình, những sự biến đổi này lại làm cho đời sống gia đình được nâng cao, môi trường xã hội được cải thiện.

Qua 25 năm Đổi mới, đời sống cả về vật chất và tinh thần của các hộ gia đình đã được nâng cao đáng kể, mà như ý kiến của một người dân Tam Sơn cho rằng “có mà thay đổi 50 lần”. Ở Tam Sơn, nhà mái bằng, nhà tầng san sát, nhiều nhà có ô tô, hầu hết các nhà đều có xe máy. Kinh tế phát triển giúp các hộ gia đình có điều kiện đầu tư cho con ăn học, không chỉ học ở trường mà còn học thêm ở các cơ sở tư nhân hoặc nhà thầy, cô giáo. Những em nào thi đỗ cao đẳng, đại học đều được gia đình chu cấp đến trường đầy đủ. Ở Tam Sơn hầu như không có học sinh nào phải bỏ học vì khó khăn kinh tế gia đình.

71

Bên cạnh đó, trong những năm qua, môi trường xã hội đã có thay đổi lớn. Các trường tiểu học, trung học cơ sở đủ phòng cho học sinh học hai buổi, thay vì chỉ có thể học một buổi như trước; Nhà mẫu giáo khang trang, sạch đẹp hơn. Điều này làm cho thời gian trẻ sống ở trường nhiều hơn. Thêm nữa, với việc phát triển của các nhà trẻ tư nhân, gia đình có nơi gửi trẻ dễ dàng; chính sách bắt buộc đạt chuẩn mầm non cũng làm cho các gia đình cho con đến trường nhiều hơn. Nhìn chung, ở Tam Sơn hệ thống điện, đường, trường, trạm đầy đủ đã tạo điều kiện tốt cho việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Môi trường giáo dục và xã hội hóa ở Tam Sơn thuận lợi đến mức nhiều gia đình lại muốn sinh thêm con – mặc dù họ đều biết làm như thế là trái với chính sách dân số - kế hoạch hóa của Nhà nước.

“Mấy năm nay có hiện tượng là các chị em trẻ rủ nhau đẻ một loạt. Nguyên nhân là mấy năm nay đời sống lên cao, người ta vẫn nuôi được, thêm một đứa vẫn có thể nuôi ăn học lên đại học được. Mấy năm nay tỷ lệ đỗ đại học là cũng cao nên người ta cứ muốn đẻ thôi” (nam, 56 tuổi).

Có thể nói, chính do đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, cùng với môi trường xã hội đảm bảo đã là những tác nhân quan trọng dẫn đến sự thay đổi chức năng giáo dục và xã hội hóa trẻ em ở Tam Sơn.

3.3. Biến đổi chức năng gia đình và ảnh hưởng của nó đến đời sống của gia đình và xã hội

Sự biến đổi chức năng gia đình trong những năm qua ở Tam Sơn đã có tác động đến gia đình và xã hội ở cả hai chiều cạnh: tích cực và tiêu cực. Trước hết, việc số con giảm xuống của mỗi cặp vợ chồng đã tạo điều kiện cho các gia đình có điều kiện đầu tư cho con tốt hơn, đặc biệt là đầu tư cho học hành. Ít con cũng khiến không còn chuyện phân biệt con trai hay con gái để

72

cho đi học. “Trước kia nhiều con, con trai được ưu tiên đi học, con gái thì chỉ cho học đến hết cấp 2, cùng lắm cấp 3 là phải ở nhà” (nữ, 64 tuổi).

Việc phục hồi chức năng kinh tế trong thời kỳ Đổi mới cũng phát huy tính chủ động của gia đình trong sản xuất và kinh doanh. Từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp với mục đích tự cấp tự túc cho chính mình, đại đa số các gia đình đã chuyển sang sản xuất các loại sản phầm nông nghiệp để bán ra thị trường, cũng như phát triển thêm các nghề mới (sản xuất gỗ mỹ nghệ…), làm cho thu nhập của các gia đình tăng lên, đời sống được cải thiện rõ rệt.

Đáng chú ý hơn là, gia đình ngày càng có vai trò lớn hơn trong việc đầu tư và định hướng ngành học cho con cái. Ngay từ khi con còn học ở cấp tiểu học các bậc cha mẹ ở đây không chỉ đầu tư về mặt vật chất, mà còn quan tâm tìm hiểu các ngành học mà họ mong muốn con cái theo học sau này, từ đó có định hướng rõ cho con cần học môn gì, học như thế nào để sau này thi vào các ngành đó.

Nhưng, bên cạnh những mặt tích cực, sự biến đổi chức năng gia đình ở Tam Sơn cũng nảy sinh những bất ổn. Ví dụ như số con trong gia đình giảm xuống làm cho gia đình thiếu hụt sức lao động, khiến nhiều hộ gia đình phải thuê lao động hoặc phải giới hạn qui mô sản xuất. Khi gia đình trở thành một đơn vị kinh tế các bậc phụ huynh phải lo mọi mặt về sản xuất và kinh doanh, thời gian rỗi của họ giảm xuống, làm cho thời gian dành cho con cái không nhiều. Đứa trẻ ngay từ 1 tuổi đã được gửi đi nhà trẻ, khi đến trường thì ngoài giờ lên lớp chính thức còn học thêm ở nhà cô. Cha mẹ hầu như không có thời gian dạy con học thêm ở nhà. Thêm nữa, công việc nhiều lên khiến cho việc quan tâm chăm sóc người già của con cháu cũng bị sao nhãng [“Trước kia ngày nào tôi cũng chạy qua thăm bố mẹ, mấy năm nay có thêm nghề phụ gỗ mỹ nghệ này bận quá, cả tuần cùng lắm là qua được một tý; cũng có khi ông bà có việc gọi mới vào” (nam, 56 tuổi)].

73

Như vậy, cùng với những biến đổi về mặt cấu trúc, sự biến đổi chức năng gia đình ở đây cũng đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải có sự nhận thức một cách thấu đáo, qua đó giúp cho việc quản lý xã hội một cách khoa học trong quá trình phát triển của nó.

3.4. Trở lại hai cách tiếp cận “lịch sử - so sánh” và “chức năng – cấu trúc”

Trước hết, cách tiếp cận lịch sử - so sánh. Cũng giống như việc nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc chức năng của gia đình trong thời kỳ Đổi mới, khi nghiên cứu về sự biến đổi chức năng gia đình, người nghiên cứu cũng rất cần có những mẫu hình gia đình ở thời kỳ bao cấp để có thể đối chiếu và so sánh. Nhưng trong các tài liệu viết mà chúng tôi có được ở Tam Sơn lại không có tài liệu nào lưu giữ những mẫu hình về chức năng như vậy. Tình hình ấy cũng buộc tác giả phải dựa vào cách điều tra hồi cố ở những người có tuổi đời từ 42 trở lên để tìm hiểu về chức năng gia đình ở Tam Sơn thời bao cấp.

Nhờ vận dụng cách tiếp cận lịch sử thông qua “cái nhìn của người trong cuộc” như thế, tác giả đã phục dựng lại được mô hình chức năng gia đình ở Tam Sơn thời bao cấp trên cả 3 phương diện: sinh sản, kinh tế và giáo dục – xã hội hóa trẻ em. Đây là một mẫu hình đối chứng cực kỳ quan trọng để so sánh và đối chiếu với mô hình chức năng gia đình hiện tại được khảo sát qua mẫu ngẫu nhiên để thấy được sự biến đổi chức năng gia đình ở Tam Sơn thời kỳ Đổi mới. Tóm lại, cách tiếp cận lịch sử - so sánh, mà cụ thể ở đây là so sánh các hiện tượng lịch sử theo trình tự thời gian không chỉ giúp chúng tôi nắm bắt và mô tả được đối tượng nghiên cứu, mà còn thấu hiểu và lý giải được sự vận động và biến đổi của nó qua hai giai đoạn trước và sau Đổi mới.

Thứ hai, cách tiếp cận chức năng – cấu trúc. Nếu như việc vận dụng lý thuyết chức năng – cấu trúc vào nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc gia đình đã giúp cho tác giả đi sâu dần vào các yếu tố vi mô của cấu trúc và mối quan hệ

74

giữa chúng, thì trong nghiên cứu chức năng của gia đình lý thuyết này cũng đóng vai trò tương tự như vậy. Ngoài ra, nó còn giúp cho tác giả trong việc lựa chọn và tổ chức dữ liệu theo một khung qui chiếu thống nhất, không chìm đắm vào một biển dữ liệu mênh mông về chức năng gia đình ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau.

Dưới ánh sáng của thuyết chức năng – cấu trúc, chúng tôi đi sâu và phát hiện ra rằng, từ cơ chế bao cấp sang thời kỳ Đổi mới chức năng gia đình ở Tam Sơn đang có sự biến đổi khá mạnh mẽ: chức năng sinh sản giảm xuống, trong khi chức năng kinh tế lại được hồi phục và phát triển (do gia đình lại được xác nhận trở lại là một đơn vị kinh tế tự chủ), còn chức năng giáo dục – xã hội hóa thì có mặt giảm nhưng lại có những mặt được tăng cường hoặc mới hình thành (như đầu tư nhiều cho con học hành, định hướng nghề nghiệp tương lai cho con…). Có thể nói mỗi yếu tố của chức năng gia đình ở Tam Sơn đang có sự biến đổi rất khác nhau, nhưng chúng đều liên hệ với nhau và cùng nhau vận hành để tạo nên sự ổn định chung của toàn bộ hệ thống, kể cả hệ thống con là gia đình – dòng họ, cũng như hệ thống lớn hơn là cộng đồng làng xã, hệ thống lớn hơn nữa là toàn bộ xã hội. Nói tóm lại, với tư cách là một hệ thống các quan điểm giải thích về sự tồn tại và vận hành của xã hội, lý thuyết chức năng – cấu trúc đã giúp chúng tôi trong việc lựa chọn, tổ chức tư liệu và giải thích sự vận hành của chúng, để qua đó thấy được sự biến đổi chức năng gia đình ở Tam Sơn tư thời bao cấp sang thời Đổi mới.

75

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, chúng ta đã xem xét sự biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình ở Tam Sơn trong thời kỳ Đổi mới (so với thời bao cấp). Đến đây, cần trở lại một số nét chính, hay đúng hơn là cần trở lại những giả thuyết nghiên cứu được đặt ra từ đầu.

1. Nhìn một cách tổng quát có thể thấy rằng, trong thời kỳ Đổi mới, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng như các chính sách dân số - kế hoạch hóa

Một phần của tài liệu Biến đổi cấu trúc - chức năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)