Biến đổi cấu trúc gia đình theo thế hệ

Một phần của tài liệu Biến đổi cấu trúc - chức năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Biến đổi cấu trúc gia đình theo thế hệ

Để tìm hiểu sự biến đổi cấu trúc gia đình theo thế hệ, chúng tôi đặt giả thuyết rằng, ở Tam Sơn có ít nhất 4 loại gia đình chia theo thế hệ, đó là: gia đình một thế hệ, gia đình hai thế hệ, gia đình 3 thế hệ và gia đình 4 thế hệ. Nhưng kết quả thu được cho thấy, có một loại hình gia đình theo thế hệ không ghi nhận trong mẫu nghiên cứu ở cả hai giai đoạn, đó là gia đình 4 thế hệ trở lên (Xem bảng số 2).

Bảng 2.2: Biến đổi cấu trúc gia đình xét theo số thế hệ (%) TT Số thế hệ trong gia đình Trước 1986 Hiện nay

01 Một thế hệ 15,6 16,6

02 Hai thế hệ 71,4 74,3

03 Ba thế hệ 13,0 9,1

04 Bốn thế hệ trở lên 0 0

Tổng 100 100

Kết quả thu được ở bảng 2.2 cho thấy, trong ba loại gia đình trong mẫu khảo sát ở Tam Sơn giai đoạn trước 1986 thì gia đình có hai thế hệ chiếm

36

tỉ lệ cao nhất (71,4%), tiếp đến là gia đình một thế hệ (15,6%), gia đình ba thế hệ chiếm tỷ lệ thấp nhất (13%).

Cũng như giai đoạn trước 1986, loại gia đình có hai thế hệ ở Tam Sơn chiếm tỷ lệ cao nhất (74,3%), tiếp đến là 1 thế hệ (16,6%) và gia đình có ba thế hệ (9,1%).

Biến đổi cấu trúc gia đình xét theo số thế hệ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Một thế hệ Hai thế hệ Ba thế hệ Bốn thế hệ trở lên % Trước 1986 Hiện nay

Theo số liệu trình bày trên đây có thể thấy, ở Tam Sơn, giai đoạn trước năm 1986 và hiện nay, loại gia đình mở rộng - có 3 thế hệ cùng chung sống - chiếm tỷ lệ khá thấp; trong khi đó, loại gia đình hạt nhân hai thế hệ chiếm tỷ lệ đa số.

Tuy nhiên, xét theo chiều tăng giảm số học, thì các loại gia đình theo thế hệ ở giai đoạn hiện nay so với giai đoạn trước năm 1986 có sự biến đổi đáng kể. Cụ thể, loại hình gia đình có 2 thế hệ tăng mạnh hơn so với loại hình gia đình 1 thế hệ; ngược lại loại hình 3 thế hệ giảm xuống. Làm phép so sánh từ bảng 2.2 trên đây chúng ta thấy: trước năm 1986, mức chênh lệch giữa gia đình hai thế hệ với một thế hệ và ba thế hệ lần lượt là 55,8% và 58,4%; giai đoạn hiện nay, khoảng cách chênh lệch tăng lên tương ứng là 57,7% và 65,2%.

Với gia đình một thế hệ, ở giai đoạn trước năm 1986, chủ yếu là những gia đình chỉ có cha mẹ già có con lớn đã trưởng thành tách ra ở riêng;

37

hoặc, vợ chồng mới cưới chưa có con đầu lòng; hoặc, phụ nữ cao tuổi độc thân do góa chồng sống độc lập một mình. Giai đoạn hiện nay, loại gia đình chỉ có cha mẹ già chiếm tỷ lệ cao hơn so với loại gia đình chỉ có hai vợ chồng mới cưới chưa có con.

Với gia đình có hai thế hệ, cả hai giai đoạn trước năm 1986 và hiện nay phần lớn là gia đình gồm vợ chồng + con, ngoài ra còn có các mô hình gồm vợ chồng + bố mẹ, vợ chồng + bố mẹ + anh em, vợ chồng + bố mẹ + anh em + khác, ông bà + cháu,v.v… Với gia đình có 3 thế hệ thì ở cả hai giai đoạn đều chủ yếu gồm cha mẹ + con và cháu.

Kết quả ở Tam Sơn cũng tương đồng với kết quả của một nghiên cứu khác, theo đó có ít hơn 1/3 số người cho rằng bà con họ hàng bên bố đã sống với gia đình gốc của họ. Hình thức tổ chức phổ biến nhất là các gia đình hạt nhân độc lập - không sống với họ hàng hai bên nội ngoại [23, tr 175].

Như vậy, khác với xã hội truyền thống Việt Nam trước đây, một gia đình điển hình thường bao gồm ba, bốn thế hệ cùng sống chung, với tâm lý “nhiều con, nhiều lộc” nên mọi gia đình mong muốn “con đàn, cháu đống”, các gia đình ở Tam Sơn hiện nay có quy mô ngày càng nhỏ lại và số thế hệ trong mỗi gia đình chỉ có tối đa là 3 thế hệ, trong đó loại gia đình 2 thế hệ tăng lên, ba thế hệ giảm xuống.

Một phần của tài liệu Biến đổi cấu trúc - chức năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)