7. Kết cấu luận văn
3.1.3. Biến đổi chức năng xã hội hoá và giáo dục trẻ em
Chức năng xã hội hóa và giáo dục trẻ em là một chức năng rất quan trọng của gia đình. Quá trình biến đứa trẻ từ một thực thể tự nhiên thành con người xã hội được diễn ra nhờ quá trình xã hội hóa. Quá trình này được ví như sinh ra lần thứ hai của mỗi con người. Trong phần này chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào ba khía cạnh chủ yếu là: cho con đi học, dạy bảo ở nhà, và định hướng học tập cho con cái.
3.1.3.1. Cho con đinhà trẻ và mẫu giáo
Nhà trẻ và mẫu giáo là dành cho trẻ từ trên 1 tuổi đến dưới 6 tuổi. Nhà trẻ và mẫu giáo thường không phân biệt, tuy nhiên trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi chủ yếu là gửi và giữ trẻ; từ 3 đến 5 tuổi gọi là học mẫu giáo. Kết quả khảo sát tại Tam Sơn về tình hình cho con đi nhà trẻ và mẫu giáo ở hai giai đoạn trước và sau Đổi mới như sau (xem bảng 3.4):
Bảng 3.4: Mức độ cho con đi nhà trẻ, mẫu giáo (%)
TT Trước 1986 Hiện nay
01 Giữ ở nhà 21,0 0
02 Cho đi mẫu giáo thường xuyên 71.4 95,2 03 Khi ở nhà, khi cho đi mẫu giáo 7,6 4,8
63
Giai đoạn trước 1986: có 71,4% số gia đình cho con đi nhà trẻ và mẫu giáo; 21% giữ con ở nhà; và có 7,6% số gia đình khi giữ ở nhà khi cho con đi mẫu giáo.
Giai đoạn hiện nay: có 95,2% số gia đình có con nhỏ cho con đi nhà trẻ và mẫu giáo, không có gia đình nào giữ con ở nhà và chỉ có 4,8% số gia đình khi thì giữ con ở nhà khi cho đi mẫu giáo.
Mức độ cho con đi nhà trẻ, mẫu giáo
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Giữ ở nhà Cho đi mẫu giáo thường xuyên
Khi ở nhà, khi cho đi mẫu giáo
% Trước 1986
Hiện nay
Qua số liệu trình bày trên đây có thể thấy, giai đoạn hiện nay các gia đình cho con đi nhà trẻ và mẫu giáo tăng rất mạnh và gần như chiếm tỷ lệ tuyệt đối, trong khi đó trước năm 1986 vẫn còn tới 1/5 số gia đình giữ con ở nhà.
Việc giữ con ở nhà hay cho đến nhà trẻ và mẫu giáo của các gia đình trong hai giai đoạn cũng có những lý do khác nhau. Giai đoạn trước 1986, các gia đình cho con đi nhà trẻ và mẫu giáo chủ yếu là vì không có người trông giữ (42,6%); vì ở mẫu giáo các cô chăm sóc, dạy dỗ tốt hơn (36,1%); và để ông bà, bố mẹ có thêm thời gian làm việc, nghỉ ngơi (21,3%). Hiện nay, lý do các gia đình cho con đi nhà trẻ mẫu giáo đã có sự biến đổi. Chiếm tỷ lệ cao nhất là vì ở mẫu giáo các cô chăm sóc, dạy dỗ tốt hơn (54,7%); tiếp đến mới vì gia đình không có người trông giữ (28,5%) và cuối cùng là để ông bà, cha mẹ có thời gian làm việc, nghỉ ngơi (16,8%). Như vậy có thể thấy, vai trò của nhà trường đối với việc chăm sóc và dạy dỗ con cái ở lứa tuổi dưới 5 được các gia đình đánh giá cao hơn ở giai đoạn hiện nay so với trước năm 1986. Dưới đây xin trích một số ý kiến phỏng vấn sâu:
64
“Khi các con đến tuổi là chị cho đi nhà trẻ rồi. Đi nhà trẻ tốt hơn vì ra đấy có các cô chăm sóc, tạo điều kiện cho các cháu được học hành. Chứ ở nhà chăm sóc cũng không bằng, nhiều nhà cha mẹ bận làm có khi vứt con bò lê bò la trong nhà rất bẩn, không sạch sẽ bằng nhà trẻ” (Nữ, 41 tuổi).
“Các con nhà cô không đứa nào ở nhà, cứ gửi nhà trẻ mẫu giáo. Cô không có điều kiện, ba tháng ẵm ngửa cô đã phải đi làm rồi. Chú đi bộ đội, ông bà ngày đấy vẫn phải làm chứ không được nghỉ ngơi như thế này. Lúc đấy mình đã ở riêng rồi nên phải tự lo, gửi con mới đi làm được. Căn bản hồi đấy ở nhà không có điều kiện dạy các cháu, các cô dạy dù sao cũng giúp cháu có nề nếp, kỷ luật, quan hệ bạn bè tốt hơn” (nữ, 62 tuổi).
Đáp ứng nhu cầu gửi con của các gia đình trẻ, nhiều gia đình trong làng Tam Sơn đã lập nhà trẻ tư nhân, hiện làng có 5 nhà trẻ tư nhân và đều ra đời sau năm 1990. Làng có một trường mẫu giáo nhận trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi. Trước 1986 làng có hai nhà trẻ công ở xóm Tây và xóm Xanh, sau 1986 các nhà trẻ công không còn, chỉ còn trường mẫu giáo.
3.1.3.2. Về mong muốn cho con đi học
Ở Việt Nam, các cấp học gồm có: Tiểu học (cấp 1); Trung học cơ sở (cấp 2); Trung học phổ thông (cấp 3); cao đẳng, đại học và trên đại học. Kết quả khảo sát ở Tam Sơn cho thấy:
Trước 1986: có 54,3% số gia đình cho con học hết cấp phổ thông cơ sở; 22,9% học hết phổ thông trung học; 21,9% cho học trung cấp, cao đẳng và đại học.
Hiện nay: cấp học các gia đình lựa chọn cho con học chiếm tỷ lệ nhiều nhất là cao đẳng, đại học (73,4%); chỉ có 15,2% cho con học phổ thông trung học; 7,6% cho rằng tùy thuộc vào lực học của con; chỉ có tỷ lệ rất ít hộ dự kiến cho con học hết phổ thông cơ sở (3,8%).
65
Như vậy, so với trước 1986, hiện nay các gia đình có xu hướng cho con học lên cấp cao hơn, trong đó cấp học cao đẳng, đại học được đa số gia đình lựa chọn; cấp học thấp nhất các gia đình dự kiến cho con học là phổ thông trung học. Dưới đây xin trích ý kiến của một số người dân từ phỏng vấn sâu:
“Trước đây (trước 1986) người ta vẫn coi trọng việc học, nhưng có cái là kinh tế nó khó khăn nên việc học là còn bị sao nhãng. Con đi học về thì bắt con đi ra Hợp tác xã làm mà ghi điểm thì làm sao con học được, rồi hồi đó làm gì có điều kiện cho học thêm. Trước 1986 mà có con học Đại học thì nuôi được là khó khăn lắm, rồi giáo viên trước đây cũng không giỏi nên là các em không đỗ được mấy. Con nhà tôi thì tôi rất tạo điều kiện cho học hành, không bắt làm bất cứ việc gì. Đến nỗi tôi phơi thóc ngoài sân mà con tôi ở nhà ôn thi mà trời mưa không biết thu xếp cất thóc đi, tôi cũng không mắng mỏ gì vì nó học” (nam, 59 tuổi).
“Như chị nói thì hiện nay các gia đình dù khổ mấy thì khổ, dù vất vả mấy cũng cố gắng nuôi con ăn học đại học, không vào được nhà nước thì vào dân lập” (nữ, 48 tuổi).
Ở Tam Sơn hiện nay có phong trào cho con đi học. Ngay từ cấp tiểu học các gia đình đã cho con học thêm và sẵn sàng thuê giáo viên dạy kèm cho con ở nhà. Hầu như trong mẫu khảo sát không ghi nhận gia đình nào cho con nghỉ học vì kinh tế gia đình khó khăn con phải ở nhà để lao động giúp bố mẹ. Chỉ có trường hợp học lực kém không có khả năng theo học nữa cha mẹ mới cho ở nhà. Các gia đình ở Tam Sơn cũng không có sự phân biệt con trai, con gái để đầu tư cho học; tất cả các con đều được quan tâm đầu tư, như một cán bộ ở làng tổng kết “học đến khi nào không học được nữa thì thôi”.
3.1.3.3. Dạy con ở nhà
Việc dạy con ở nhà bao gồm dạy đạo đức, dạy cách ứng xử, dạy kỹ năng sống và cả dạy học... Trong hai giai đoạn, thời gian mà cha mẹ dành cho dạy con ở nhà có sự thay đổi. Giai đoạn trước 1986, các bậc cha mẹ dành
66
nhiều thời gian cho con hơn, hiện nay thời gian dành cho việc dạy bảo các con ở nhà giảm đi do khối lượng công việc của cha mẹ nhiều lên, việc học của trẻ chủ yếu dựa vào nhà trường và các thầy cô.
Tam Sơn hiện tại có phong trào dạy và học thêm rất phát triển. Trẻ ngoài thời gian học ở lớp còn có thể đến học thêm ở trường hoặc ở nhà các thầy cô. Việc đóng học phí cho con học thêm với các gia đình ở đây không có nhiều khó khăn, vì thế hầu hết các gia đình có con học các trường phổ thông, thậm chí mẫu giáo đều cho con đi học thêm và hầu như không học ở nhà. Xin dẫn dưới đây một đoạn trong phỏng vấn sâu của chúng tôi về việc này:
Hỏi: Con cái đi học về, bố mẹ có hướng dẫn dạy bảo không?
Đáp: Trước 1986, học cấp I cha mẹ còn có thể bảo được, nhưng khi học lên cao rồi thì không bảo được. Nhưng bây giờ, học cấp I nhiều khi bố mẹ cũng không bảo được vì trình độ bây giờ cao hơn, phải nhờ thầy cô giáo. Bây giờ học thêm nhiều lắm. Trước kia học phổ thông chỉ cộng trừ nhân chia bình thường, bố mẹ có thể bảo được. Bây giờ chương trình khó hơn phải nhờ thầy cô giáo dạy.
Hỏi: Khi các anh chị nhà mình còn nhỏ, cô có dành nhiều thời gian dạy dỗ không?
Đáp: Thường buổi tối rỗi, mẹ con ngồi hỏi thêm xem “nay con học thế nào”. Cô cứ động viên cháu. Chỉ khi rỗi mới dạy được, chứ không phải theo giờ giấc. Tức lúc nào rỗi thì hỏi “con mang sách vở cho mẹ xem nào”, chỗ nào không biết thì mình bảo, những kiến thức sơ đẳng thì mình bảo được.
Hỏi: Nhà cô thì đầu tư cho con học nhưng những nhà xung quanh thì tối bố mẹ có kèm con học không?
Đáp: Đi làm tối ngày về có được bát cơm ăn là tốt rồi, con thì nhỏ nấu cho con ăn thì lâu, nấu thì nấu rơm rạ, thôi thì nhà trường người ta dạy được thế nào thì dạy chứ không kèm cặp được đâu.
67
Hỏi: Còn bây giờ?
Đáp: Bây giờ thì dễ rồi, đi học về cái là bố mẹ nó thồ đi đến nhà cô học thêm cho đến tối, lớp 1 đã học thêm rồi.
Hỏi: Thế bố mẹ không dạy ở nhà à?
Đáp: Còn lúc nào nữa mà dạy. (nữ, 58 tuổi).
Tuy việc dạy các con học ở nhà giảm xuống, nhưng so với giai đoạn trước 1986, hiện nay cha mẹ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc định hướng học tập cho con cái. Hầu hết những người tham gia phỏng vấn sâu đều cho rằng, gia đình họ tìm hiểu và định hướng việc học cho con từ rất sớm, thường là cuối cấp 1 hoặc đầu cấp 2.
“Ngày đấy (trước năm 1986), con cái muốn học hành và thi thế nào thì thi vì hồi đấy cũng còn khó khăn, phải lo làm ăn và bố mẹ không hiểu biết bằng. Bây giờ bố mẹ tân tiến hơn, hiểu biết rộng hơn cho nên có thể định hướng được cho con hơn” (Nam 65 tuổi).
“Trong việc định hướng cho con, bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng. Bây giờ chị em cũng hiểu biết, giao lưu học hỏi nhau nhiều, chẳng hạn cũng định hướng năm nay thi vào khối này ra trường dễ xin việc hơn. Trong việc học hành, cháu lớn nhà cô tự quyết định là chính. Như tuổi của cô những năm trước cũng không hiểu biết nhiều, con thích học Văn thì cứ học văn, chứ bố mẹ cũng không biết định hướng con phải học ngành này nay mai ra dễ kiếm tiền. Mình chỉ động viên, tạo điều kiện “con thích học văn thì học văn’. Như con gái nhà cô, từ cấp II đến cấp III chỉ học khối C. Đến bây giờ, những người trẻ họ định hướng cho con luôn từ lúc con cắp sách đến trường (Nữ, 63 tuổi).