Đời sống của người dân đã được nâng lên

Một phần của tài liệu Biến đổi cấu trúc - chức năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 44)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Đời sống của người dân đã được nâng lên

mới

Tính đến nay, sự nghiệp Đổi mới của chúng ta đã trải qua được 25 năm, làm cho diện mạo đất nước đổi thay một cách toàn diện, trong đó có một

43

thành tựu nổi bật mà ai cũng có thể nhận ra là đời sống của đại đa số người dân đã được nâng lên một bậc. Trên địa bàn nghiên cứu nhà nào cũng có ti vi, radio, xe đạp, xe máy, nhiều nhà còn có tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, đặc biệt còn có những hộ gia đình còn có cả ô tô chuyên chở gỗ và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, v.v...

Cuộc điều tra điền dã trên địa bàn đã chỉ ra rằng khi đời sống của người dân, nhất là đời sống vật chất được nâng cao, thì đó cũng chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của gia đình, nhất là sự biến đổi về số thế hệ trong gia đình. Trong các bảng phỏng vấn sâu nhiều người cho rằng, trước năm 1986, thường con cái lập gia đình từ 6 tháng đến 1 năm cha mẹ mới cho ra ở riêng. Sở dĩ như vậy là do thời kỳ đó kinh tế khó khăn, việc làm nhà mới cho con ở riêng không thể thực hiện ngay được, hơn nữa ở cùng với cha mẹ giai đoạn đầu cũng giảm bớt gánh nặng kinh tế cho cặp vợ chồng mới cưới. Thường khi tách hộ, các gia đình đều chia đất và làm nhà cho con, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, như ở xóm Tây, do đất ở chật hẹp, mặc dù cho con tách hộ độc lập về kinh tế nhưng vẫn sống chung một nóc nhà với cha mẹ. Một người dân ở Tam Sơn cho biết:

“Trước đây (trước 1986) thì không có tiền, nhà có một tý mà con có 1 - 2 đứa, cũng có nhà nhiều con thì ở đến 4 gia đình chung 1 nhà. Khi đó có đất nhưng chỉ là cái cục đất thôi chứ có tiền đâu làm làm nhà, ai cũng khó khăn cả, cả xã hội khó khăn, làm gì có tiền mà xây nhà. Bây giờ làm cái nhà 10 tầng còn dễ hơn hồi xưa làm nhà 4 gian.

Những nhà khó khăn ví dụ như chỉ có cái nhà ba gian thôi, thì ở chung nhưng ăn là vẫn ăn riêng. Cha mẹ ở đây là rất thương con thương cháu, rất tình cảm với con cháu, hết mình vì con cháu nên mới tự lập bằng cách ở riêng”. (Nam, 51 tuổi)

So với trước năm 1986, hiện nay việc tách hộ trong các gia đình ở làng Tam Sơn có xu hướng rút ngắn thời gian chung sống của con cái với bố mẹ

44

sau khi kết hôn, hầu hết các gia đình cho con ở riêng sau khi cưới chỉ một vài tháng. Đặc biệt việc tách hộ có xu hướng mạnh hơn trong một số năm gần đây khi điều kiện kinh tế ở Tam Sơn phát triển, thu nhập của người dân tăng lên và việc xây dựng nhà cửa dễ dàng hơn.

“Việc ra ở riêng là thuận tiện cho các cụ. Nói chung là sinh hoạt không phù hợp. Các con làm ăn quá giờ quá buổi không thuận tiện cho các cụ. Như thế bố mẹ cũng dễ mà con cái cũng dễ”.

Rõ ràng là, khi đời sống được nâng cao, người dân có điều kiện về vật chất như đất đai, nhà cửa, trang thiết bị cho đời sống gia đình để tách hộ cho các con đã trưởng thành ra ở riêng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho cấu trúc gia đình ở Tam Sơn ít thế hệ hơn.

Một phần của tài liệu Biến đổi cấu trúc - chức năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)