7. Kết cấu luận văn
2.1.1. Biến đổi cấu trúc gia đình theo số khẩu (qui mô)
Xem xét cấu trúc gia đình theo số khẩu hay số lượng thành viên trong gia đình, dựa vào số liệu tổng hợp từ bảng câu hỏi khảo sát chúng tôi thấy rằng, số khẩu trung bình trong một hộ gia đình ở Tam Sơn giai đoạn trước 1986 là 4,73 người, hiện nay là 3,92 người. Bên cạnh đó, ở cả hai thời điểm, Tam Sơn đều có đủ các kiểu loại hộ gia đình từ 1 đến trên 7 khẩu. Tổng hợp số liệu khảo sát cho kết quả như sau:
Bảng 2.1: Biến đổi cấu trúc gia đình xét về số khẩu (%) Số người trong gia đình Trước 1986 Hiện nay
Một người 0 1,0 Hai người 8,6 9,5 Ba người 17,1 15,2 Bốn người 14,3 29,5 Năm người 26,7 36,2 Sáu người 17,1 4,8 Từ 7 người trở lên 15,2 3,8
33
Theo bảng 2.1, ta thấy ở giai đoạn trước 1986, loại gia đình có tỷ lệ cao nhất xét theo số khẩu là loại gia đình có 5 người (chiếm 26,7%); loại gia đình 6 người và 3 người đều có tỷ lệ cao thứ hai (cùng 17,1%); tiếp đến lần lượt là các loại gia đình có từ 7 người trở lên (15,2%), bốn người (14,3%) và hai người (8,6%); giai đoạn này trong mẫu khảo sát không ghi nhận có hộ độc thân.
Còn ở giai đoạn hiện nay, loại gia đình có tỷ lệ cao nhất trong mẫu cũng là gia đình có 5 người (36,2%); tuy vậy thứ tự các loại gia đình xét theo tỷ lệ cao – thấp lại có sự biến đổi, lần lượt là các loại gia đình 4 người (29,5%), gia đình 3 người (15,2%0, gia đình hai người (9,4%), gia đình 6 người (4,8%) và gia đình từ 7 người trở lên (3,8%). Loại hộ độc thân trong giai đoạn này chiếm 1%.
Biến đổi cấu trúc gia đình xét về số khẩu
0 5 10 15 20 25 30 35 40 Một người Hai người Ba người Bốn người Năm người Sáu người Từ 7 người trở lên % Trước 1986 Hiện nay
Như vậy, qua kết quả trên đây chúng ta thấy rằng, so với giai đoạn trước 1986 hiện nay số người trong mỗi gia đình ở Tam Sơn đã giảm trung bình 0,53 người. Điều này có nghĩa qui mô của hộ gia đình ở Tam Sơn đã giảm đi đáng kể sau 25 năm (từ 4,73 người xuống 3,92 người).
34
Việc giảm số người trung bình trong mỗi gia đình cũng kéo theo sự biến đổi thứ tự các loại gia đình giữa hai giai đoạn theo hướng gia đình có ít khẩu tăng lên và gia đình nhiều khẩu giảm xuống, đặc biệt sự biến đổi mạnh là ở các loại gia đình có từ 4 người trở xuống và 6 người trở lên. Cụ thể, loại gia đình có bốn người đã từ vị trí có tỷ lệ xếp thứ năm của giai đoạn trước 1986 đã tăng lên chiếm tỷ lệ cao thứ hai ở giai đoạn hiện nay; loại gia đình có hai người từ vị trí thứ 6 tăng lên vị trí thứ tư; loại gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai giai đoạn tuy đều là gia đình có 5 người, nhưng nếu so sánh về mặt số học thì ở giai đoạn hiện nay loại gia đình 5 người tăng khá cao so với giai đoạn trước 1986 (36,2% so với 26,7%). Ở chiều ngược lại, gia đình có 6 người từ vị trí thứ 2 đã giảm rất mạnh xuống vị trí thứ 4; loại gia đình có từ 7 người trở lên giảm từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 6. Loại hình gia đình độc thân đã xuất hiện trong giai đoạn này mặc dù chỉ chiếm 1% trong mẫu nghiên cứu.
Ở cả hai giai đoạn thành phần trong gia đình không có sự biến đổi đáng kể. Gia đình có hai người, chủ yếu là chỉ có vợ và chồng mới cưới tách ra ở riêng và hộ gồm hai ông bà già có các con đã trưởng thành. Gia đình ba người là hộ gồm cha mẹ còn trẻ mới có con đầu lòng và hộ gồm cha mẹ và một con chưa trưởng thành. Loại gia đình 4 người, 5 người và 6 người là những hộ gồm bố mẹ và các con chưa trưởng thành. Gia đình có từ 7 người trở lên là hộ có bố mẹ, các con chưa trưởng thành và ông hoặc bà, anh chị em của bố ở cùng.
Sự giảm số người trong gia đình ở Tam Sơn từ trước Đổi mới đến nay như phân tích ở trên cũng nằm trong xu hướng giảm chung của cả nước. Chẳng hạn, kết quả các cuộc tổng điều tra dân số của Tổng cục thống kế các năm 1979, 1989, 1999 và 2009. Theo đó, quy mô gia đình Việt Nam liên tục giảm trong vòng 30 năm qua, từ 5,22 người/gia đình năm 1979 xuống còn 4,88 người/gia đình năm 1989, 4,6 người/gia đình năm 1999 và 3,79
35
người/gia đình năm 2009. Tương tự, một nghiên cứu trong khuôn khổ dự án VIE/88/P05 cũng cho thấy, hầu hết gia đình Việt Nam có quy mô trung bình từ 4 đến 6 người [23, tr 175].
Các hộ gia đình ở Tam Sơn có sự đồng nhất khá cao, do đó, đối chiếu với các biến số độc lập, chúng tôi không nhận thấy có sự khác biệt lớn về số khẩu trung bình trong các gia đình có chủ hộ chia theo giới tính, học vấn và nghề nghiệp ở cả hai giai đoạn. Chỉ có sự khác biệt về số con của các hộ gia đình cán bộ so với loại gia đình thuần nông và nông nghiệp + thủ công. Chi tiết về sự khác biệt này sẽ được trình bày cụ thể tại phần chức năng sinh đẻ của gia đình trong chương 3.